Tag

Hỗ trợ nơi “tâm dịch” - viết tiếp những bài ca đẹp về truyền thống “thương người như thể thương thân” của Hà Nội

Người Hà Nội 13/05/2021 09:19
aa
TTTĐ - Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục gây nên nhiều khó khăn, trở ngại, đặc biệt khi tấn công vào tận tuyến đầu - nơi các bác sĩ và bệnh nhân đang nỗ lực hết sức mình ngày đêm chiến đấu. Việc lãnh đạo Thành phố kịp thời thăm hỏi, trao quà, hỗ trợ cũng như Nhân dân bằng từng hành động cụ thể để tiếp sức cho “tâm dịch”, người Hà Nội đang viết tiếp bài ca đẹp về truyền thống tương thân tương ái của mình.
Hà Nội xử phạt hơn 3 tỷ đồng các trường hợp không đeo khẩu trang

Những việc làm kịp thời và hữu hiệu

Khi dịch bệnh được phát hiện xuất hiện tại đây, chiều 5/5, đồng chí Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã đi kiểm tra công tác cách ly y tế, phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh.

Chia sẻ với những vất vả, khó khăn của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cảm ơn đội ngũ y, bác sĩ trong thời gian dài đã hy sinh thầm lặng, kiên cường nơi tuyến đầu chống dịch. Với trách nhiệm của thành phố, khi có bệnh viện đóng trên địa bàn, Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ tối đa, cung cấp nhu yếu phẩm cho bệnh viện trong thời gian cách ly. “Nếu có bất cứ việc gì phát sinh của bệnh viện, huyện Đông Anh báo cáo thành phố để kịp thời giải quyết”, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh đề nghị.

Tương tự, ngay từ khi phát hiện có 10 ca lây nhiễm, sáng 7/5, đồng chí Chu Ngọc Anh đã trực tiếp kiểm tra việc thực hiện phong tỏa Bệnh viện K cơ sở Tân Triều và cơ sở Tam Hiệp (huyện Thanh Trì).

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh kiểm tra tại bệnh viện K cơ sở Tân Triều.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh kiểm tra tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.

Với số lượng đang cách ly tại bệnh viện hơn 4.000 người, trong đó có 1.700 bệnh nhân, hơn 1.700 người nhà và trên 600 cán bộ y tế, riêng cơ sở 3 tại Tân Triều có hơn 1.400 bệnh nhân, bệnh viện rất cần sự chung tay của cả cộng đồng hỗ trợ nhu yếu phẩm, khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ…

Chiều 9/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến và Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng cũng đã đến động viên, tặng quà hỗ trợ phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, huyện Thanh Trì.

75.000 khẩu trang y tế, 1.000 mũ chắn giọt bắn, 500 chai nước rửa tay sát khuẩn, 100 thùng phở... đã được trao cho đại diện Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.
75.000 khẩu trang y tế, 1.000 mũ chắn giọt bắn, 500 chai nước rửa tay sát khuẩn, 100 thùng phở... đã được trao cho đại diện Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.

Thay mặt lãnh đạo TP, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã trao tặng Bệnh viện K cơ sở Tân Triều: 75.000 khẩu trang y tế, 1.000 mũ chắn giọt bắn, 500 chai nước rửa tay sát khuẩn, 100 thùng phở, 100 thùng sữa, 100 thùng nước, 50 thùng bánh và 100 triệu đồng. Trong đó, thành phố tặng 1.000 mũ chắn giọt bắn, 500 chai nước rửa tay sát khuẩn; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tặng 100 triệu đồng; Thượng Tọa Thích Chiếu Tuệ tặng 100 thùng phở, 100 thùng sữa và 100 thùng nước; Ni sư Thích Đàm Khoa tặng 50 thùng bánh và 75.000 khẩu trang y tế…

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến ghi nhận sự nỗ lực, chủ động của bệnh viện và đề nghị, tập thể cán bộ, nhân viên bệnh viện tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất để tham gia và thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ yêu cầu phòng, chống dịch; Cùng động viên bệnh nhân, người nhà bệnh nhân yên tâm thực hiện cách ly y tế.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến trao quà hỗ trợ cho đại diện Bệnh viện K cơ sở Tân Triều .
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến trao quà hỗ trợ cho đại diện Bệnh viện K cơ sở Tân Triều

Chiều 10/5, đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Công đoàn Y tế Việt Nam do Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Văn Thuật làm trưởng đoàn đã tới thăm hỏi, động viên, trao hỗ trợ 200 triệu đồng cùng 10.000 khẩu trang y tế, 5 thùng sữa Hà Lan tặng cán bộ y tế đang bị cách ly do dịch Covid-19 tại Bệnh viện K.

Những nguồn vật chất và sự động viên, chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo đã tạo nhiều thuận lợi, giúp bác sĩ, bệnh nhân tại hai bệnh viện lớn yên tâm toàn tâm toàn lực trong việc chống dịch Covid-19.

Những bài ca về lòng nhân ái

Hiểu rõ những khó khăn, lo toan bộn bề của bác sĩ, bệnh nhân, người nhà khi bệnh viện phải phong tỏa để chống dịch, Nhân dân Hà Nội đang tiếp tục cùng nhau bắt tay vào hành động thiết thực và kịp thời.

Những ngày gần đây, cứ từ 5h, hơn 20 phật tử có mặt tại nhà bếp của chùa Phúc Long (huyện Thanh Trì) để nấu cơm miễn phí tặng Bệnh viện K, nơi đang bị phong tỏa vì dịch Covid-19.

Những suất cơm được chuẩn bị để hỗ trợ cho bệnh viện K
Những suất cơm được chuẩn bị để hỗ trợ cho bệnh viện K

Ni sư Thích Đàm Hoài, trụ trì chùa, cho biết từ khi phát động nấu cơm từ thiện qua mạng xã hội, nhà chùa nhận được 30 triệu đồng, 200kg gạo, 200kg rau sạch và có đơn vị còn ủng hộ 1.000 quả trứng. Ngoài ra, nhà chùa cũng gửi 60.000 khẩu trang y tế đến một số địa phương có dịch như Vĩnh Phúc, Hà Giang...

"Các món ăn đều dùng thực phẩm tươi, rõ nguồn gốc. Lương thực, thực phẩm được chúng tôi lựa chọn cẩn thận, rau được rửa nhiều lần, đồ ăn đảm bảo chất lượng cũng như dinh dưỡng, giống như đang nấu cơm cho người thân của mình ở viện vậy", một phật tử cho biết.

Hỗ trợ nơi “tâm dịch” - viết tiếp những bài ca đẹp về truyền thống “thương người như thể thương thân” của Hà Nội

Trung bình mỗi ngày, nhà chùa cung cấp từ 150 đến 250 suất cơm miễn phí cho Bệnh viện K. Hoạt động này dự kiến kéo dài cho đến hết đợt dịch Covid-19. Mỗi suất cơm từ thiện gồm thịt, chả, lạc, rau xanh, khoai tây chiên và canh. Ngoài ra, mỗi phần đều kèm thêm một hộp sữa để đảm bảo dinh dưỡng.

Các suất ăn được đóng gói cẩn thận trước khi chuyển đi. Sự chu đáo, cẩn thận chứa đựng trong từng suất ăn cho thấy tình cảm, sự sẻ chia đầy yêu thương của những người ở bên ngoài hàng rào phong tỏa gửi vào bên trong. Thời tiết Hà Nội đang rất nắng nóng. Có người nhà bị bệnh nan y đã chất chồng nỗi lo toan, nay lại bị phong tỏa vì dịch bệnh - họ như trải qua cơn “ác mộng kép”.

Dù vậy, dịch bệnh đã đến thì chúng ta vẫn phải đối mặt để chiến đấu và chiến thắng. Mỗi suất cơm, phần quà không chỉ là sự động viên về vật chất mà còn lập thành một hàng rào về tình người, là chỗ dựa vững chắc cho mỗi người trong vùng phong tỏa. Tin rằng, một vài ngày tới, lòng nhân ái sẽ còn lan tỏa, sẽ có nhiều cá nhân, tổ chức chung tay giúp đỡ những người ở trong hoàn cảnh ngặt nghèo này.

Hỗ trợ nơi “tâm dịch” - viết tiếp những bài ca đẹp về truyền thống “thương người như thể thương thân” của Hà Nội
Các suất ăn được chuyển tới "tâm dịch"

Còn nhớ, dịp đầu năm vừa rồi, sự chung tay giải cứu nông sản Hải Dương, vùng bị phong tỏa do dịch bệnh cũng rất rầm rộ. Nhân dân Thủ đô đã tiêu thụ lượng lớn rau củ quả, gà, trứng gà giúp người dân nơi đây yên tâm chống dịch, không bị thiệt hại nhiều về kinh tế.

Trước đó, bà con Hà Nội cũng thức xuyên đêm gói bánh chưng, rầm rập những chuyến xe chở hàng hóa, thức ăn, đồ dùng, tiền bạc vào chi viện cho khúc ruột miền Trung bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt. Rất nhiều những chuyến giải cứu nông sản các vùng, hỗ trợ đồng bào cả nước trước khó khăn, hoạn nạn… cũng đã được thực hiện trong những năm qua.

Tất cả những tấm lòng, trái tim đó thực sự trở thành một thành trì vững chắc về tình người, về “một miếng khi đói bằng một gói khi no” mà mỗi ngày chúng ta càng bồi đắp dày lên. Đó là lối ứng xử rất đáng trân trọng của người Hà Nội.

Đất nước cũng như thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ, thử thách, chỉ có lòng người, sự đoàn kết, quyết tâm mới tạo thành sức mạnh giúp chúng ta vượt qua tất cả. Một lần nữa, Hà Nội lại viết tiếp bài ca hy vọng này, để chúng ta chiến đấu và chiến thắng như bao lần trước đó.

Chiều 12/5, Hà Nội ghi nhận thêm 1 ca mắc Covid-19 liên quan đến Bệnh viện K Chiều 12/5, Hà Nội ghi nhận thêm 1 ca mắc Covid-19 liên quan đến Bệnh viện K
Hà Nội yêu cầu tạm dừng các quán bia, giải toả chợ cóc để phòng, chống Covid-19 Hà Nội yêu cầu tạm dừng các quán bia, giải toả chợ cóc để phòng, chống Covid-19
Hà Nội thêm 2 ca mắc mới Covid-19 liên quan đến Bệnh viện K và BV Bệnh nhiệt đới Trung ương Hà Nội thêm 2 ca mắc mới Covid-19 liên quan đến Bệnh viện K và BV Bệnh nhiệt đới Trung ương

Đọc thêm

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn Người Hà Nội

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn

TTTĐ - Từ ngày thành lập đến năm 1975, Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh, thường gọi là Trung đội “tóc dài” lái xe Trường Sơn đã hoàn thành hàng nghìn chuyến xe, vận chuyển hàng vạn tấn hàng hóa, hàng trăm nghìn lượt bộ đội và thương binh vào Nam, ra Bắc. Trên những chuyến xe đó, họ vừa là “thợ lái”, vừa là hộ lý, khiêng cáng thương binh... không quản ngại bất cứ việc gì.
Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Xem thêm