Tag
Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Họa sĩ Nguyễn Công Quang hạnh phúc khi tác phẩm được chọn làm mẫu biểu trưng

Văn học 09/08/2024 16:00
aa
TTTĐ - Đoạt giải Nhất cuộc thi sáng tác tranh cổ động và logo kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Công Quang chính thức được chọn làm mẫu biểu trưng cho dịp đặc biệt này. Người họa sĩ có tình yêu dạt dào với Hà Nội hạnh phúc và tự hào vô cùng và mong tiếp tục được đóng góp cho mảnh đất ông sinh ra, lớn lên và gắn bó trọn đời.
Cơ hội cho các họa sĩ Việt phát huy tài năng sáng tạo Triển lãm “Hà Nội trong mắt ai” mừng ngày Giải phóng Thủ đô Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn - Cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ

Họa sĩ Nguyễn Công Quang là một nghệ sĩ đầy tâm huyết và gắn bó sâu sắc với Hà Nội.

Sinh ra và lớn lên tại Đức Giang, Long Biên, ông đã gắn bó với Thủ đô từ thuở ấu thơ, hít thở bầu không khí của thành phố nghìn năm văn hiến và nuôi dưỡng tình yêu sâu đậm với nơi này qua từng giai đoạn cuộc đời.

Cũng như bao người Hà Nội và cả nước, dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô rất đặc biệt với ông. Là cán bộ Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) nghỉ hưu, khi nhận được thông tin về Cuộc thi sáng tác tranh cổ động và logo kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do Cục Văn hoá cơ sở và Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội tổ chức, họa sĩ Nguyễn Công Quang rất trăn trở.

Làm thế nào để truyền tải được hết ngọn lửa đam mê hội họa và tình yêu Hà Nội thông qua ngôn ngữ của biểu trưng, lại thể hiện được sự hào hùng của ngày "Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp đoàn quân tiến về" tràn đầy khí thế của 70 năm trước và lại mang trên mình cả nét hào hoa, thanh lịch của mảnh đất ngàn năm văn hiến? Câu hỏi ấy cứ trở đi trở lại trong đầu họa sĩ Nguyễn Công Quang để rồi ông bật ra mạch cảm xúc và cứ thế sáng tác.

Biểu trưng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do họa sĩ Nguyễn Công Quang thiết kế
Biểu trưng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do họa sĩ Nguyễn Công Quang thiết kế

Ý tưởng của ông Quang không chỉ đơn thuần là một biểu tượng đồ họa, mà là sự kết tinh của tình yêu, ký ức và niềm tự hào về Thủ đô. Lấy cảm hứng từ 70 năm lịch sử hào hùng kể từ ngày Giải phóng Thủ đô, ông đã khéo léo lồng ghép biểu tượng cột cờ Hà Nội vào tác phẩm của mình. Cột cờ - nhân chứng lịch sử của ngày 10/10/1954 - không chỉ là một công trình kiến trúc, mà còn là biểu tượng của sức mạnh, niềm tự hào và khát vọng vươn lên của người dân Thủ đô.

Qua tác phẩm của mình, ông Quang đã khắc họa được tinh thần bất khuất, sức sống mãnh liệt và vẻ đẹp văn hóa của Hà Nội. Mỗi nét vẽ, mỗi chi tiết trong logo đều chứa đựng câu chuyện về một Hà Nội đã trải qua bao thăng trầm lịch sử nhưng vẫn giữ được bản sắc và không ngừng phát triển. Đó là Hà Nội của những con phố cổ kính, của Hồ Gươm thơ mộng, của những con người hiền hòa mà kiên cường.

Với ý nghĩa đó, tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Công Quang đã được Hội đồng Giám khảo của Cuộc thi sáng tác tranh cổ động và logo kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô thống nhất xếp hạng cao nhất và được chọn làm biểu trưng chính thức của dịp này.

Giải Nhất mà ông Nguyễn Công Quang đạt được không chỉ là sự ghi nhận cho tài năng nghệ thuật, mà còn là minh chứng cho tình yêu sâu sắc và sự hiểu biết sâu rộng của ông về Hà Nội.

Họa sĩ Nguyễn Công Quang hạnh phúc khi tác phẩm được chọn làm mẫu biểu trưng
Họa sĩ Nguyễn Công Quang

Ngày 8/8, Cục Văn hoá cơ sở (Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) có gửi công văn số 694 NHCS-QCTT gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tuyên truyền mẫu biểu trưng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Theo đó, biểu trưng có hình ảnh ngôi sao 5 cánh, cột cờ Hà Nội và con số 70 cùng dòng chữ “Giải phóng Thủ đô” trên nền màu đỏ.

Cục Văn hóa cơ sở gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc sử dụng mẫu biểu trưng (logo) thực hiện các nhiệm vụ tại địa phương.

Như vậy, tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Công Quang sẽ đồng hành với sự kiện trọng đại của Hà Nội và đất nước, góp phần quan trọng trong việc truyền tải thông điệp về một Thủ đô đang không ngừng đổi mới nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa ngàn năm, đồng thời khơi dậy niềm tự hào và tình yêu Hà Nội trong lòng mỗi người dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

Lễ trao giải và triển lãm sẽ diễn ra sáng 10/8 tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội.

Đọc thêm

Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên Văn học

Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên

TTTĐ - Trong cuốn tiểu thuyết thứ 2 mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi", tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh xây dựng nên một tình yêu thuần khiết, trong veo như cơn mưa rào mùa hạ nảy nở giữa cô bác sĩ Hạ Vũ với chàng tình nguyện viên, vốn là một bệnh nhân có nhiều ẩn ức trong quá khứ.
Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc Văn học

Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thị ủy Sơn Tây (Hà Nội) cho biết, từ 31/10 đến 4/11 sẽ diễn ra Hội sách và văn hóa đọc lần thứ I năm 2024 tại Quảng trường Sân vận động thị xã Sơn Tây. Ngày hội có chủ đề: “Sách mở ra thế giới, tri thức mở ra tương lai” nhằm tôn vinh giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc.
Chỉ rõ cái xấu là một cách ngăn chặn cái xấu! Văn học

Chỉ rõ cái xấu là một cách ngăn chặn cái xấu!

TTTĐ - Vừa đọc bài thơ mới sáng tác của thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh đề cập những điều ngang trái trong đời sống thường nhật thời cơ chế thị trường, tôi bỗng liên tưởng đến lời các bậc tiền nhân về vấn đề này.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng bàn về tinh hoa văn hóa Văn học

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng bàn về tinh hoa văn hóa

TTTĐ - Vừa qua, tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh, SBOOKS đã tổ chức buổi giới thiệu đến độc giả hai cuốn sách “Thời đàm văn hóa văn nghệ” và “Những người cầm tinh hoa” của nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng.
Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Chương trình do Sở Thông tin Truyền thông TP Hồ Chí Minh chủ trì, Đường sách thành phố thực hiện từ ngày 25 - 31/10 nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh" Văn học

Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh"

TTTĐ - Bài thơ "Đánh thức bình minh" mở ra một khung cảnh dịu dàng và thơ mộng của núi rừng Kon Tum, nơi dòng sông Đăk Bla chở nắng, mây trời thong dong và thiên nhiên tràn đầy sức sống.
Mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới với những cuốn sách Văn học

Mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới với những cuốn sách

TTTĐ - Sbooks đã mang tới Hội sách Frankfurt 2024 các tác phẩm do chính những tác giả Việt thực hiện với mục tiêu “Lan tỏa trí tuệ”, mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới.
Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh Văn học

Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh

TTTĐ - Bài thơ "Hạnh phúc tháng Mười" của nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh là tác phẩm đầy xúc động, gợi lên những giá trị sâu sắc về tình yêu gia đình, sự hy sinh và tinh thần trách nhiệm.
Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ Văn học

Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ

TTTĐ - Sáng 17/10, triển lãm “Hồi ngôn” đã chính thức được khai mạc tại Art & Auction, 75 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hoạt động nằm trong chương trình vẽ ước mơ của các bạn học sinh bị khiếm thính và họa sĩ không chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng Văn hóa

Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng

TTTĐ - Kỉ niệm 110 năm Ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản hai cuốn sách viết về cuộc đời và tấm gương hi sinh anh dũng của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là truyện kí "Lý Tự Trọng - Sống mãi tên Anh" của tác giả Văn Tùng và truyện tranh "Lý Tự Trọng" của tác giả Hoài Lộc - họa sĩ Bùi Việt Thanh.
Xem thêm