Tag

Học tủ, học vẹt, luyện đề: Những "lối mòn" ôn thi cần thay đổi

Nhịp sống trẻ 07/05/2025 14:00
aa
TTTĐ - Trong mùa ôn thi căng thẳng, nhiều học sinh vẫn lựa chọn học tủ, học vẹt, luyện đề cấp tốc như lối đi tắt để đạt điểm cao. Tuy nhiên, những phương pháp này không chỉ thiếu bền vững mà còn tiềm ẩn rủi ro lớn khi đề thi thay đổi, đồng thời làm giảm khả năng tư duy và tiếp nhận kiến thức thực chất.
Khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ số ôn thi tốt nghiệp THPT “Mùa thi hạnh phúc”, “Bí kíp ôn thi” sẽ có trong Chiến dịch hè

Khi kiến thức trở thành cuộc chơi “đoán đề”...

Không còn là chuyện cá biệt, tình trạng học sinh cấp 2 và cấp 3 học tủ theo kiểu “đoán đề trúng đích” đã trở thành một xu hướng phổ biến ở nhiều trường học. Việc chia sẻ đề cương "đoán đúng 80%" hay những buổi học thêm tập trung vào một vài chuyên đề có xác suất cao rơi vào đề thi đang khiến không ít học sinh tin rằng ôn thi là một trò chơi xác suất hơn là hành trình trang bị toàn diện kiến thức.

Có rất nhiều “bí kíp” được đăng tải với nội dung “khoanh lụi”, “bách phát bách trúng” hay “học không giỏi thì mình lụi” trên mạng xã hội
Có rất nhiều “bí kíp” được đăng tải với nội dung “khoanh lụi”, “bách phát bách trúng” hay “học không giỏi thì mình lụi” trên mạng xã hội

Thực tế, nhiều học sinh khi được hỏi đều thừa nhận mình học có chọn lọc để tiết kiệm thời gian. Thay vì ôn trải đều kiến thức cả năm học, các em chỉ tìm đến những phần trọng tâm, thường ra đề và phó mặc phần còn lại. Đáng nói, không ít giáo viên, trung tâm luyện thi cũng đẩy mạnh xu hướng này bằng các gói “luyện đề theo cấu trúc dự đoán”, “chinh phục đề thi trong 7 ngày”...

Hệ quả là khi đề thi có sự thay đổi về cách ra đề, nội dung không nằm trong vùng được khoanh, nhiều em rơi vào trạng thái hoang mang, mất phương hướng. Những kiến thức từng được học qua loa trở thành lỗ hổng khiến học sinh mất điểm đáng tiếc. Cách học đoán đề này cũng khiến việc tiếp thu kiến thức trở nên hời hợt, thiếu nền tảng, và đặc biệt không giúp ích nhiều cho giai đoạn học tiếp theo hoặc khi bước vào thực tiễn cuộc sống.

Học tủ, học vẹt chỉ mang lại cảm giác an toàn tạm thời nhưng về lâu dài khiến học sinh bị động và dễ thất bại khi đề thi có yếu tố mới lạ
Học tủ, học vẹt chỉ mang lại cảm giác an toàn tạm thời nhưng về lâu dài khiến học sinh bị động và dễ thất bại khi đề thi có yếu tố mới lạ

Trần Hùng Dũng, học sinh lớp 10, trường THPT Kim Liên (quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Có bạn lười học trong quá trình trên lớp, song tới sát ngày thi thì chăm chăm học thuộc đề cương. Đến gần kỳ thi, các bạn thường truyền tai nhau cách khoanh lụi nhưng em thấy đó chỉ là cách làm đối với những câu quá sức, chứ mình không thể phụ thuộc vào việc khoanh lụi”.

Bên cạnh đó, việc quá phụ thuộc vào luyện đề cấp tốc cũng dẫn đến ảo tưởng về khả năng làm bài. Khi làm đề dựa vào ghi nhớ máy móc hoặc các mẹo giải nhanh, học sinh có thể đạt điểm tốt trong một số đề thử nhưng lại không có kỹ năng xử lý khi gặp câu hỏi mới, lạ hoặc tích hợp kiến thức. Điều này khiến việc đánh giá năng lực thực tế bị sai lệch, ảnh hưởng đến định hướng học tập dài hạn.

Học để hiểu, không phải "học vẹt"

Việc đổi mới giáo dục và định hướng thi cử hiện nay đang dần xóa bỏ tư duy học để thi. Đề thi không chỉ kiểm tra kiến thức thuộc lòng mà còn đánh giá năng lực vận dụng, phân tích, tư duy phản biện. Vì vậy, những phương pháp học đối phó như học tủ, học vẹt đang dần trở nên lạc hậu và thiếu hiệu quả.

Bày tỏ về cách học tủ của nhiều học sinh hiện nay, cô Lê Thu Hà,giáo viên lớp 12, trường THPT Lý Thường Kiệt (Long Biên) cho biết: “Học sinh cần học toàn diện và chủ động. Học để hiểu, học để biết cách liên hệ, suy luận, chứ không thể chỉ học thuộc lòng rồi hy vọng trúng đề. Tư duy học như vậy sẽ rất rủi ro, nhất là trong bối cảnh đề thi đổi mới liên tục".

Nhiều giáo viên cho rằng, tình trạng học sinh học vẹt, học thuộc văn mẫu là hệ quả của tư duy học để thi, không phải học để hiểu
Nhiều giáo viên cho rằng, tình trạng học sinh học vẹt, học thuộc văn mẫu là hệ quả của tư duy học để thi, không phải học để hiểu

Đồng quan điểm với nhiều giáo viên, thầy Nguyễn Xuân Cảnh, giáo viên trường THPT Ngọc Hồi (Thanh Trì) chia sẻ: “Giáo viên cần hướng dẫn, khơi gợi cho học sinh cách tự học, ôn tập thay vì chăm chăm soạn đề cương, bài mẫu để các em học theo”.

Nhiều trường học hiện đã triển khai các mô hình học tích cực: Chia nhóm thảo luận, ôn tập, học theo dự án, hướng dẫn học sinh tự làm sơ đồ tư duy, ghi chú thông minh thay vì chép lại bài mẫu. Những thay đổi này bước đầu tạo sự chủ động cho học sinh, giúp các em hiểu sâu, nhớ lâu và phản ứng tốt với các dạng đề lạ.

Bạn Nguyễn Ngọc Mai, học sinh lớp 12, trường THPT Cầu Giấy chia sẻ: “Em từng học thuộc bài mẫu nhưng khi đề thi hỏi khác đi là em bí. Từ đó, em học bằng cách đọc hiểu, tóm tắt ý chính, rồi luyện viết theo cách của mình. Lúc đầu khó hơn nhưng sau thấy nhớ kỹ hơn và tự tin hơn khi đi thi".

Giáo viên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt học sinh thoát khỏi lối mòn học tủ. Việc xây dựng kế hoạch ôn thi có trọng tâm nhưng không thiên lệch; luyện đề có chọn lọc, kết hợp chữa bài chi tiết, giải thích rõ cách làm… giúp học sinh học sâu và phản xạ tốt hơn trong bài thi thực tế.

Những cách học tủ, học vẹt không chỉ phản ánh lối tư duy thi cử nặng nề mà còn bộc lộ rõ sự lệch pha giữa cách học của học sinh và định hướng giáo dục đổi mới
Những cách học tủ, học vẹt không chỉ phản ánh lối tư duy thi cử nặng nề mà còn bộc lộ rõ sự lệch pha giữa cách học của học sinh và định hướng giáo dục đổi mới

Chuyển từ học đối phó sang học chủ động là một quá trình không đơn giản, vì thói quen học tủ, học vẹt đã ăn sâu trong nhận thức của nhiều thế hệ học sinh và cả phụ huynh. Tuy nhiên, đây là bước chuyển bắt buộc nếu muốn học sinh thật sự làm chủ tri thức và thích nghi với xu hướng giáo dục hiện đại.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang thay đổi trong cách ra đề thi, với yêu cầu ngày càng cao về năng lực tư duy, vận dụng thực tế. Đề thi tốt nghiệp THPT những năm gần đây đã giảm mạnh các câu hỏi mang tính học thuộc, tăng câu hỏi vận dụng, phân loại. Điều này đòi hỏi học sinh phải học chắc, hiểu sâu, luyện tập có chiến lược thay vì chạy theo số lượng.

Về phía phụ huynh, cần thay đổi góc nhìn từ điểm số sang năng lực thực sự. Hỗ trợ con lập kế hoạch học tập hiệu quả, nghỉ ngơi hợp lý, tạo điều kiện phát triển kỹ năng mềm, khả năng tư duy – đó mới là cách đồng hành đúng đắn trong mùa thi.

Học không phải để thi xong rồi quên. Học là để có kiến thức làm nền tảng cho cuộc sống, nghề nghiệp và sự phát triển lâu dài. Muốn vậy, học sinh cần được dẫn dắt để thoát khỏi những lối mòn ôn thi đối phó, bước vào hành trình học tập chủ động, sâu sắc và bền vững hơn.

Mai Khôi

Đọc thêm

Cán bộ trẻ và trách nhiệm trước mô hình chính quyền mới Hoạt động Mặt trận

Cán bộ trẻ và trách nhiệm trước mô hình chính quyền mới

TTTĐ - Ngày 30/6 - một dấu mốc lịch sử khi Hà Nội cùng các địa phương trong cả nước công bố chính thức mô hình chính quyền địa phương hai cấp để vận hành vào ngày 1/7/2025, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc cải cách hành chính. Trong những thời khắc quan trọng này, cán bộ công chức trẻ chính là lực lượng tiên phong, đặt nền móng cho khởi đầu mới bằng chính niềm tin, sự cống hiến và tinh thần trách nhiệm của mình.
Nhân dân Thủ đô tin tưởng vào mô hình chính quyền 2 cấp Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nhân dân Thủ đô tin tưởng vào mô hình chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Sáng nay (30/6) tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Thành ủy Hà Nội tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các quyết định của thành phố liên quan đến việc triển khai tổ chức đơn vị hành chính cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Phấn khởi trước sự kiện này, nhiều người dân đã bày tỏ sự tin tưởng và quyết tâm đồng hành cùng chính quyền Thủ đô trên chặng đường tới.
Tạo động lực khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong thanh niên Thủ đô Camera 360 trẻ

Tạo động lực khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong thanh niên Thủ đô

TTTĐ - Với nhiều hoạt động như triển lãm, giới thiệu các mô hình, ý tưởng khởi nghiệp, sản phẩm sáng tạo và giải pháp chuyển đổi số… Sự kiện quảng bá nền tảng - Hội thảo ứng dụng khoa học với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số năm 2025 đã góp phần tạo động lực và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, đồng hành cùng đoàn viên, thanh niên Thủ đô.
Chiến sĩ trẻ ra quân gỡ “nút thắt” trong thủ tục hành chính Nhịp sống trẻ

Chiến sĩ trẻ ra quân gỡ “nút thắt” trong thủ tục hành chính

TTTĐ - Sáng 29/6, tại trụ sở Công an TP Hà Nội, Lễ ra quân hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp đã được tổ chức với sự phối hợp giữa Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an, Công an TP Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Tập đoàn VNPT.
Làm đẹp phố phường, sẵn sàng chào đón ngày hội lớn Nhịp sống trẻ

Làm đẹp phố phường, sẵn sàng chào đón ngày hội lớn

TTTĐ - Tại các phường, từ các con phố đến khu tập thể, đâu đâu cũng thấy các bạn trẻ thanh niên tình nguyện, hội viên phụ nữ cùng nhau ra quân tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cảnh quan để chào đón một sự kiện trọng đại: Hà Nội chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 1/7/2025.
TP Hồ Chí Minh "xuất quân" chiến dịch Mùa Hè xanh Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh "xuất quân" chiến dịch Mùa Hè xanh

TTTĐ - Ngày 29/6, Thành đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố, Hội Sinh viên Việt Nam TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ ra quân cao điểm chiến dịch “Mùa Hè xanh” lần thứ 32 và chương trình “Gia sư áo xanh” lần thứ 14 năm 2025.
Kỳ vọng trước thềm chuyển đổi mô hình chính quyền 2 cấp Camera 360 trẻ

Kỳ vọng trước thềm chuyển đổi mô hình chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Cùng với cả nước, thành phố Hà Nội sẽ chính thức chuyển sang mô hình chính quyền 2 cấp từ ngày 1/7/2025. Thời khắc chuyển mình mang ý nghĩa lịch sử này nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân, trong đó các bạn trẻ cùng bày tỏ niềm vui, gửi gắm niềm tin vào mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
102 "chiến sĩ nhí" Phú Yên hoàn thành "Học kỳ trong quân đội" 2025 Nhịp sống trẻ

102 "chiến sĩ nhí" Phú Yên hoàn thành "Học kỳ trong quân đội" 2025

TTTĐ - 102 "chiến sĩ nhí" của chương trình "Học kỳ trong quân đội" năm 2025 tại Phú Yên đã hoàn thành xuất sắc khóa huấn luyện kéo dài một tuần đầy thử thách. Buổi lễ tổng kết và bế mạc được tổ chức bởi Tỉnh đoàn Phú Yên, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh.
Người trẻ thay avatar - lan tỏa tinh thần chính quyền hai cấp Nhịp sống trẻ

Người trẻ thay avatar - lan tỏa tinh thần chính quyền hai cấp

TTTĐ - Sáng tạo, chủ động và lan tỏa tinh thần trách nhiệm công dân, đó là những gì thế hệ trẻ đang thể hiện rõ nét trước ngày công bố mô hình chính quyền hai cấp tại Thủ đô Hà Nội. Không phải là những dòng trạng thái khô khan hay bài viết mang tính lý luận, giới trẻ hôm nay đang lan tỏa tinh thần chính trị theo cách riêng, bắt đầu từ hành động nhỏ như thay ảnh đại diện (avatar) trên mạng xã hội.
Tổ ấm trẻ đủ đầy yêu thương, vững vàng sẻ chia Nhịp sống trẻ

Tổ ấm trẻ đủ đầy yêu thương, vững vàng sẻ chia

TTTĐ - Giữa guồng quay nhộn nhịp của đô thị Bình Dương, gia đình anh Liêu Thịnh Phước (Công nhân viên Điện lực Thuận An) và chị Bùi Ngọc Bích Liên, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, phường Dĩ An, Bình Dương, vẫn giữ được ngọn lửa ấm áp từ những điều tưởng như giản dị nhất: Bữa cơm chiều đầy tiếng cười, những buổi tập thể thao cùng nhau và hành trình đồng hành cùng con lớn lên mỗi ngày.
Xem thêm