Tag

Hơn 1.000 thí sinh tự do tham gia Hội thi Tin học trẻ toàn quốc

Nhịp sống trẻ 16/06/2023 07:17
aa
TTTĐ - Ban tổ chức Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ 29, năm 2023 tổ chức vòng sơ khảo cho 1.071 thí sinh, đội thi tự do. Đây là những thí sinh, đội thi không thuộc đội tuyển của các tỉnh, thành phố tham gia dự thi.
Thiếu nhi Thủ đô tranh tài sôi nổi tại Hội thi Tin học trẻ thành phố Hà Nội lần thứ XXVIII

Hội thi Tin học trẻ toàn quốc do Trung ương Đoàn chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Thông tin & Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Tin học Việt Nam phối hợp tổ chức thường niên. Trung ương Đoàn giao cho Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ, là cơ quan thường trực Ban tổ chức.

Với số lượng 1.071 thí sinh trên cả nước đăng ký vòng sơ khảo (tăng 124% so với năm 2022) đã thể hiện được nhu cầu và sự quan tâm ngày càng lớn của xã hội đối với Hội thi Tin học trẻ toàn quốc. Để chuẩn bị tốt tâm lý và kỹ năng cho thí sinh, Ban tổ chức đã đăng tải đầy đủ quy chế thi, hướng dẫn sử dụng hệ thống, mở đề thi minh họa, đồng thời tổ chức tập huấn cho các thí sinh.

Vòng sơ khảo năm nay tiếp tục được tổ chức theo hình thức trực tuyến trên hệ thống thi do Ban tổ chức Hội thi phát triển tại https://tinhoctre.vn/. Hệ thống cho phép người dùng tự tạo tài khoản, luyện tập kỹ năng lập trình qua hệ thống bài tập, kỳ thi, trao đổi thông tin với những người dùng khác và tiếp nhận các thông tin về Hội thi.

Công tác coi thi tại vòng sơ khảo
Công tác coi thi tại vòng sơ khảo

Đối với bảng lập trình (bảng A – học sinh tiểu học, bảng B – học sinh THCS, bảng C1 – học sinh THPT chuyên và bảng C2 – học sinh THPT không chuyên), các thí sinh làm bài thi tại nhà.

Thí sinh đăng nhập tài khoản và mật khẩu do Ban tổ chức cung cấp, công tác giám sát thi trên ứng dụng MS Teams tối đa 12 thí sinh 1 phòng thi, mỗi phòng có 1 giám thị coi thi và 1 kỹ thuật viên hỗ trợ, toàn bộ quá trình làm bài thi được giám sát qua 2 camera.

Đối với bảng sản phẩm sáng tạo (bảng D2 – học sinh THCS và bảng D3 – học sinh THPT), Ban giám khảo chấm trên bản thuyết minh và các video minh họa của thí sinh.

Hệ thống cho phép người dùng tự tạo tài khoản, luyện tập kỹ năng lập trình qua hệ thống bài tập, kỳ thi, trao đổi thông tin với những người dùng khác và tiếp nhận các thông tin về hội thi.

Đối với bảng lập trình (bảng A – học sinh tiểu học, bảng B – học sinh THCS, bảng C1 – học sinh THPT chuyên và bảng C2 – học sinh THPT không chuyên), các thí sinh làm bài thi tại nhà.

Thí sinh đăng nhập tài khoản và mật khẩu do Ban tổ chức cung cấp, công tác giám sát thi trên ứng dụng MS Teams tối đa 12 thí sinh 1 phòng thi, mỗi phòng có 1 giám thị coi thi và 1 kỹ thuật viên hỗ trợ, toàn bộ quá trình làm bài thi được giám sát qua 2 camera.

Đối với bảng sản phẩm sáng tạo (bảng D2 – học sinh THCS và bảng D3 – học sinh THPT), Ban giám khảo chấm trên bản thuyết minh và các video minh họa của thí sinh.

Thí sinh tự do xuất sắc vượt qua vòng sơ khảo được lựa chọn tham gia vòng khu vực với số lượng như sau: Bảng A, B: mỗi khu vực (miền Bắc, Trung, Nam) tối đa 100 thí sinh (tối đa 50 thí sinh mỗi bảng).

Bảng C1: mỗi khu vực (miền Bắc, Trung, Nam) tối đa 30 đội thi. Bảng C2: mỗi khu vực (miền Bắc, Trung, Nam) tối đa 30 thí sinh. Bảng D2, D3: mỗi bảng tối đa 30 SPST xuất sắc nhất trên bảng tổng sắp kết quả, không tính yếu tố khu vực.

Đọc thêm

Phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Chuyển đổi số

Phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TTTĐ - Ngày 21/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Thủ đô (Sao Kim). Cuộc thi được tổ chức nhằm tìm kiếm các giải pháp ứng dụng công nghệ chuỗi khối - Blockchain để giải quyết các vấn đề của cuộc sống của bạn trẻ có độ tuổi từ 18 – 35.
Chàng trai dân tộc Mông và sản phẩm chuối sấy khô Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng trai dân tộc Mông và sản phẩm chuối sấy khô

TTTĐ - Chứng kiến cảnh chuối chín hàng loạt bỏ lãng phí trên nương mà bà con quê hương không có thu nhập, loay hoay trong đói nghèo, Giàng A Phong, Bí thư Đoàn xã Bản Lang (huyện Phong Thổ, Lai Châu) quyết tâm phải làm điều gì đó. Chàng trai người dân tộc Mông đứng ra tập hợp 12 đoàn viên, thanh niên thực hiện mô hình làm chuối sấy để có thể bảo quản lâu và gửi được đi xa.
Tỉnh đoàn Hải Dương có tân lãnh đạo Camera 360 trẻ

Tỉnh đoàn Hải Dương có tân lãnh đạo

TTTĐ - Tỉnh đoàn Hải Dương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về công tác cán bộ khóa XIV, nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Xác minh nhóm học sinh vi phạm giao thông trong sáng 20/11 Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Xác minh nhóm học sinh vi phạm giao thông trong sáng 20/11

TTTĐ - Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Đam mê, sáng tạo và tràn đầy năng lượng tích cực Camera 360 trẻ

Đam mê, sáng tạo và tràn đầy năng lượng tích cực

TTTĐ - Năm 2024 không chỉ đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng livestream trên TikTok với nỗ lực tương tác với người dùng qua những phiên LIVE trực tiếp, các nhà sáng tạo nội dung còn chứng minh được sức lan tỏa những giá trị tích cực mạnh mẽ đến cho cộng đồng.
Đội GOLDEN STARS giành Quán quân “Giám đốc tài chính tương lai” Camera 360 trẻ

Đội GOLDEN STARS giành Quán quân “Giám đốc tài chính tương lai”

TTTĐ - Cuộc thi “Giám đốc tài chính tương lai - CFO 2024, do khoa Tài chính Doanh nghiệp, Học viện Tài chính vừa tổ chức, đã tìm ra ngôi vị Quán quân và nhiều giải thưởng dành cho các đội thi xuất sắc.
Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương

TTTĐ - “Giây phút hạnh phúc nhất đối với tôi là khi thấy học trò nhận được giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và các em hân hoan thông báo với thầy cô rằng: Em đã có việc làm, là người con ngoan, có ích cho xã hội, là công dân tốt, có cuộc sống gia đình hạnh phúc”.
Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân

TTTĐ - Suốt quá trình học, Đỗ Hồng Nhung, sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để khám phá và học hỏi. Với Nhung, khoa học là nơi để thử thách chính mình và chứng minh rằng, phái nữ hoàn toàn có thể đạt được thành tựu trong những lĩnh vực mà hầu như ai cũng nghĩ là của nam giới.
Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ

TTTĐ - Xác định theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học nên ngay khi vào trường Nguyễn Ngọc Phúc Tiên (trường Đại học VinUni) xin làm ở phòng thí nghiệm của thầy cô. Ban đầu, cô gái trẻ phụ dọn dẹp, cân hóa chất, quan sát thầy cô và anh, chị khóa trên nghiên cứu do chưa có kiến thức và kinh nghiệm.
"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn Camera 360 trẻ

"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn

TTTĐ - Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thảo khẳng định mô hình “Vì cổng trường bình yên” đang được các cơ sở Đoàn triển khai hiệu quả, góp phần giảm ùn tắc và va chạm giao thông trước cổng trường.
Xem thêm