Tag

Huyện Chương Mỹ: Chủ động trồng rau, cây vụ đông sớm khi lũ rút

Nông thôn mới 06/08/2024 11:13
aa
TTTĐ - Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Chương Mỹ vừa có báo cáo nhanh về công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện.
Huyện Chương Mỹ giảm thêm 3 thôn bị ngập Hà Nội: Mực nước sông đang xuống, các hồ vẫn vượt ngưỡng tràn Đồng loạt vệ sinh môi trường, ổn định đời sống, phục hồi sản xuất Hơn 200 người vệ sinh trường học, trạm y tế sau khi nước rút Nước sông Bùi đang rút, Chương Mỹ còn 9 thôn, xóm bị ngập

Do ảnh hưởng của bão số 2, từ 7h00 ngày 22/7/2024 đến 7h00 ngày 30/7/2024 trên địa bàn huyện Chương Mỹ, lượng mưa đo được là: 408,35mm. Đến 7h sáng nay (6/8) mực nước sông Bùi đã ở mức 5,66m (dưới báo động 1).

Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Chương Mỹ, vào thời điểm lũ lụt cao nhất, toàn huyện có 24 thôn xóm bị ngập, đến nay chỉ còn 3 thôn xóm vẫn ngập. Vào lúc 7h00 ngày 29/7, toàn huyện có tới 2.844 hộ bị ảnh hưởng, đến sáng nay, 6/8, con số này chỉ còn 95 hộ.

Về công tác khắc phục hậu quả, UBND các xã, thị trấn đã tổ chức tiếp nhận từ nguồn xã hội hóa, nguồn ngân sách của các đơn vị mua sắm, cấp phát, hỗ trợ đến các hộ trong vùng ngập. Đến ngày 5/8 huyện đã tiếp nhận 6.316 thùng mỳ tôm, 4.836 thùng, bình nước, 1.232 chai nước mắm, 929 chai dầu ăn, 15kg thuốc khử trùng, 350 chai dung dịch vệ sinh, thuốc nhỏ mắt, ngứa chân, tiêu chảy và 1.000 gói ChloraminB và 260.600.000 đồng tiền mặt… từ nguồn ngân sách và xã hội hóa hỗ trợ người dân.

Huyện Chương Mỹ: Chủ động trồng rau, cây vụ đông sớm khi lũ rút
Đoàn viên, thanh niên tổng vệ sinh môi trường sau khi nước lũ rút

Để đẩy nhanh việc khắc phục hậu quả bão lụt, UBND huyện Chương Mỹ đã chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai đồng bộ các phương án để tổng vệ sinh môi trường, rác thải, xác động vật, thống kê thiệt hại, đề xuất hỗ trợ thiệt hại theo quy định. Triển khai phương án phục hồi sản xuất, ổn định cuộc sống của người dân.

Từ sáng 1/8/2024, UBND các xã, thị trấn bị ngập đồng loạt triển khai ra quân công tác vệ sinh môi trường với phương châm nước rút đến đâu vệ sinh khử khuẩn đến đó để Nhân dân sớm ổn định tình hình và tiếp tục phục hồi sản xuất.

Đến ngày 6/8/2024 số nhân khẩu phải sơ tán cơ bản đã trở về vệ sinh nhà cửa. Toàn huyện đã huy động 220 cán bộ, chiền sỹ công an, quân đội gần 1.000 dân quân, cán bộ, đoàn viên, hội viên, thanh niên và 12 phương tiện để tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn trường học để phục vụ cho năm học mới.

Hiện nay UBND huyện đang tiêp tục tập trung kiêm kê, xác minh thiệt hại và các hoạt động phục hồi đời sống, sản xuất của Nhân dân.

Huyện Chương Mỹ: Chủ động trồng rau, cây vụ đông sớm khi lũ rút
Sau khi nước rút cạn, huyện sẽ triển khai trồng rau và cây vụ đông sớm (Ảnh minh họa)

Sau khi nước rút cạn, huyện sẽ triển khai trồng rau và cây vụ đông sớm (như dưa chuột, cà chua, rau các loại..). Kiểm tra, đánh giá sự cố các công trình giao thông, hạ tầng, nhà ở, đê điều, thủy lợi; kiểm soát, hướng dẫn xử lý dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm, vật nuôi.

Các phòng, ban, ngành của huyện chủ động triển khai phương án bảo đảm đời sống cho người dân, không để tình trạng người dân không có nước uống, nước sinh hoạt và lương thực, thực phẩm thiết yếu. Đồng thời, bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và hỗ trợ khám chữa bệnh, thuốc men cho những trường hợp đau ốm…

Dự báo thời tiết từ ngày 5/8/2024 đến ngày 11/8/2024 khu vực thành phố Hà Nội và huyện Chương Mỹ có mưa nhỏ. Tổng lượng mưa dưới 20mm. Dự báo 7h00 sáng mai ngày 7/8 mực nước sông Bùi là 5,45m (dưới báo động I là 0,55m).

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm