Tag

Huyện Đan Phượng: Thêm 4 di tích được xếp hạng cấp thành phố

Văn hóa 09/02/2025 16:05
aa
TTTĐ - Huyện Đan Phượng (thành phố Hà Nội) tổ chức lễ đón Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố miếu Hàm Rồng, xã Hạ Mỗ; chùa Bãi Tháp, xã Đồng Tháp; đình, chùa Hoa Chử, xã Thượng Mỗ.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư Bảo vật quốc gia cửu đỉnh và nghệ thuật đúc đồng thế kỷ XIX Chùa cổ 700 tuổi được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Chùa Bối Khê (Thanh Oai) đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

Ngày 9/2, xã Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng, Hà Nội) tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố miếu Hàm Rồng.

Theo sử sách ghi lại, thế kỷ thứ VI, vùng đất Hạ Mỗ có thành Ô Diên là kinh đô của nhà nước Vạn Xuân do vua Lý Nam Đế xây dựng. Miếu Hàm Rồng cùng với đình Vạn Xuân và đền Chính Khí là nơi thờ Lý Bát Lang - Hoàng tử của Hậu Lý Nam Đế.

Di tích miếu Hàm Rồng vốn xưa là phủ đệ của Hoàng tử Lý Bát Lang. Năm Tân Mão 571 khi ông mất, Nhân dân xây cất miếu thờ ông ngay trên đất phủ đệ và cũng là nơi ông hóa. Từ đó đến nay, miếu đã 7 lần tu tạo. Miếu có kiến trúc chữ Đinh gồm hậu cung và tiền tế. Trong hậu cung đặt 2 pho tượng cổ còn nguyên vẹn bằng chất liệu gỗ sơn son thếp vàng chạm trổ tinh vi có niên đại hàng trăm năm.

Huyện Đan Phượng: Thêm 4 di tích được xếp hạng cấp thành phố
Cán bộ, chính quyền và Nhân dân xã Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng) đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp TP miếu Hàm Rồng.

Ngôi miếu mang trong mình giá trị văn hóa, khoa học, nghệ thuật..., góp phần khẳng định bề dày truyền thống văn hóa thể hiện ở một cơ cấu tổ chức làng xã hoàn chỉnh, chặt chẽ với những thiết chế tốt đẹp còn lưu giữ lại đến hôm nay. Với những giá trị tiêu biểu đó, ngày 22/3/2024, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký Quyết định số 1567/QĐ-UBND xếp hạng miếu Hàm Rồng, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng là di tích lịch sử cấp thành phố.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Đào Thị Hồng cho biết: Đan Phượng là huyện nằm trong vùng văn hóa xứ Đoài. Toàn huyện hiện có 155 di tích, trong đó có 88 di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia và cấp thành phố. Các di tích được nhân dân quan tâm gìn giữ, bảo vệ, được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể từ huyện đến xã quan tâm đầu tư tu bổ, tôn tạo.

Hạ Mỗ là vùng đất cổ có bề dày lịch sử, văn hóa, truyền thống, là nơi khởi nguồn dòng sông Nhuệ cổ và mang dấu tích của Thành cổ Ô Diên. Hạ Mỗ hiện còn bảo tồn được 9 di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu cho vùng xứ Đoài, trong đó có 5 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và thành phố.

Đặc biệt, Hạ Mỗ có 2 di tích thờ 2 vị văn tướng và võ tướng nổi tiếng của nước ta là đền Văn Hiến thờ danh nhân Tô Hiến Thành và đền Tri Chỉ thờ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Huyện Đan Phượng: Thêm 4 di tích được xếp hạng cấp thành phố
Hạ Mỗ hiện còn bảo tồn được 9 di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu cho vùng xứ Đoài, trong đó có 5 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và thành phố

Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Đào Thị Hồng đề nghị Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Hạ Mỗ tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, giáo dục truyền thống, ý thức trách nhiệm của người dân, cộng đồng tham gia bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Đồng chí cũng đề nghị địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hoá, phát huy nguồn lực, nhằm xây dựng di tích miếu Hàm Rồng ngày càng khang trang.

Nhân dịp lễ hội truyền thống làng Hạ Mỗ từ ngày 8 đến 10 tháng 2 (tức 11 đến 13 tháng Giêng Ất Tỵ), chính quyền, Nhân dân địa phương đã tổ chức rất nhiều hoạt động lễ và hội. Trong đó phần hội có: Giải bóng chuyền hơi, trò chơi dân gian, cờ tướng, nấu cơm thi, nấu cháo se… tạo không khí vui tươi, giáo dục truyền thống, hướng về cội nguồn và gắn kết tình làng nghĩa xóm…

Cùng ngày, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố chùa Bãi Tháp.

Chùa Bãi Tháp được xây dựng vào năm 1952 trên vùng đất cách mạng kiên cường của Nhân dân xã Đồng Tháp. Nếu như các ngôi chùa khác được ra đời và tồn tại, hoạt động với mục đích tôn giáo thì chùa Bãi Tháp được ra đời phục vụ đắc lực cho công cuộc kháng chiến chống Pháp của Nhân dân xã Đồng Tháp, là nơi hoạt động, ẩn nấp, chở che cho dân quân du kích địa phương.

Huyện Đan Phượng: Thêm 4 di tích được xếp hạng cấp thành phố
Cán bộ, Nhân dân xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng đón Bằng xếp hạng di tích cấp TP chùa Bãi Tháp

Về mặt kiến trúc nghệ thuật, tuy ra đời muộn nhưng sự hiện diện của ngôi chùa góp phần làm phong phú thêm phong cách kiến trúc Phật giáo qua từng thời kỳ. Hệ thống tượng Phật một số pho được chuyển từ chùa Nhạn Tháp đến như tượng Tam Thế mang đặc trưng phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Các di vật khác tuy có niên đại tạo tác vào giữa thế kỷ XX nhưng vẫn chứa đựng những giá trị lịch sử - văn hóa nhất định, là phần hồn không thể thiếu để di tích trở thành một di sản đúng với tính chất và nội dung thờ tự.

Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định xếp hạng chùa Bãi Tháp là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số 2139/QĐ-UBND ngày 23/4/2024 của UBND thành phố Hà Nội.

Cũng trong ngày 9/2, xã Thượng Mỗ (Đan Phượng) tổ chức đón Bằng di tích cấp TP đình, chùa Hoa Chử. Chùa Hoa Chử là ngôi chùa cổ kính thâm nghiêm, được xây dựng vào thời Mạc, do Phụ Quốc Thượng Tướng Quân Thái Bảo Đà Quốc Công Thượng Trụ Quốc Phò Mã Mạc Ngọc Liễn hưng công xây dựng vào thế kỷ XVI. Chùa Hoa Chử được xây dựng với mặt bằng kiểu “Nội đinh ngoại quốc” một dạng kiến trúc khá độc đáo và hiếm có trên vùng đất huyện Đan Phượng.

Đình Hoa Chử nằm cạnh chùa Hoa Chử, do nhiều nguyên nhân nên bị đốt vào khoảng thời gian tháng 1/1947. Trải qua thời gian, chính quyền và Nhân dân hưng công phục dựng lại năm 1978; đến năm 2001 tu bổ như hiện nay.

Huyện Đan Phượng: Thêm 4 di tích được xếp hạng cấp thành phố
Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp TP đình Bãi Thụy

Về giá trị lịch sử, đình - chùa Hoa Chử là những di tích cổ được Nhân dân thôn Hoa Chử xây dựng từ lâu đời. Chùa Hoa Chử còn bảo lưu được hệ thống tượng Phật và đồ thờ có giá trị, niên đại trải dài từ thời Lê đến thời Nguyễn như: 1 bia đá phong cách nghệ thuật thời Mạc; 3 bia thời Nguyễn; 1 chuông đồng thời Nguyễn; 1 khánh đá phong cách nghệ thuật thời Lê (Chính Hòa 5)...

Xuất phát từ những giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học trên, năm 2024, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định xếp hạng di tích, đình Hoa Chử, chùa Hoa Chử là di tích cấp thành phố.

Trước đó, ngày 8/2, xã Đồng Tháp cũng tổ chức lễ đón nhận Bằng di tích lịch sử cấp TP đình Bãi Thụy. Đình Bãi Thụy là công trình kiến trúc tín ngưỡng, được dựng lên để thờ Thành hoàng làng Tích Lịch Hỏa Quang và là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân trong thôn. Di tích này là một trong những di sản văn hóa của tổng Phùng xưa có nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử cần được bảo lưu, giữ gìn như một đóng góp có ý nghĩa vào kho tàng văn hóa dân tộc.

Đọc thêm

Xúc động những câu chuyện từ “Trái tim người lính" Nghệ thuật

Xúc động những câu chuyện từ “Trái tim người lính"

TTTĐ - Chương trình "Thời gian ơi, kể chuyện" tập 10 (phát sóng lúc 21h15 Chủ nhật 27/4 trên kênh VTV3) có sự tham gia của khách mời đến từ nhiều lĩnh vực, ở các độ tuổi khác nhau. Những ký ức, câu chuyện về hình ảnh người lính ở các thời kỳ khác nhau được kể lại xoay quanh chủ đề “Trái tim người lính”.
Bà Rịa - Vũng Tàu: "50 năm vang khúc khải hoàn" Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: "50 năm vang khúc khải hoàn"

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa diễn ra lễ kỷ niệm, chương trình nghệ thuật chủ đề "50 năm vang khúc khải hoàn" chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (27/4/1975 - 27/4/2025).
TP Hồ Chí Minh: Chặng đường 50 năm tái hiện sinh động tại triển lãm Nghệ thuật

TP Hồ Chí Minh: Chặng đường 50 năm tái hiện sinh động tại triển lãm

TTTĐ - 50 công trình, tác phẩm, sự kiện, hoạt động được giới thiệu trong hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nhằm tôn vinh những dấu ấn nổi bật của TP Hồ Chí Minh trong hành trình phát triển suốt nửa thế kỷ qua.
Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc Nghệ thuật

Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc

TTTĐ - Triển lãm mỹ thuật mang tên "Bài ca thống nhất" chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và kỷ niệm 70 năm Ngày Thành lập Quân chủng Hải quân (7/5/1955 - 7/5/2025) vừa khai mạc tại công viên Thống Nhất, Hà Nội.
Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo của một di tích Văn hóa

Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo của một di tích

TTTĐ - Ngày 25/4, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo” nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập Trung tâm (1988 - 2025).
Văn nghệ sĩ thổi bùng ngọn lửa truyền thống, khát vọng phát triển Nghệ thuật

Văn nghệ sĩ thổi bùng ngọn lửa truyền thống, khát vọng phát triển

TTTĐ - "Bằng tác phẩm và thông qua tác phẩm của mình, đội ngũ văn nghệ sĩ chính là những người ươm trồng hạt giống về cái đẹp, lòng nhân ái và sự tử tế; gìn giữ và thổi bùng lên ngọn lửa của truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc". Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Nghệ thuật

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước

TTTĐ - Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước giới thiệu 50 bức tranh, tượng của nhiều thế hệ họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ sĩ gạo cội có nhiều cống hiến cho sự phát triển mỹ thuật Việt Nam và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
TP Hồ Chí Minh vinh danh 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật Nghệ thuật

TP Hồ Chí Minh vinh danh 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật

TTTĐ - Qua thời gian bình chọn, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận hơn 55.000 lượt bình chọn từ công chúng, thể hiện sự quan tâm và đồng hành của xã hội đối với hoạt động nghệ thuật.
Thiết lập quan hệ quốc tế để phát triển nhạc kịch Việt Nam Nghệ thuật

Thiết lập quan hệ quốc tế để phát triển nhạc kịch Việt Nam

TTTĐ - Buổi diễn đọc nhạc kịch "Giấc mơ của em" là kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru dàn dựng kéo dài trong hai năm 2025 - 2026. Hoạt động được thực hiện bài bản theo quy chuẩn nhạc kịch chuyên nghiệp qua các khâu chuyển ngữ - chuyển thể kịch bản, sáng tác âm nhạc, tổ chức diễn đọc tại Hàn Quốc (do các nghệ sỹ Hàn Quốc trình diễn) và tại Việt Nam (do các nghệ sỹ Nhà hát Tuổi trẻ trình diễn). Vở diễn chính thức sẽ được hoàn thành tại Nhà hát Tuổi trẻ và ra mắt khán giả trong năm 2026.
Nhiều văn nghệ sĩ sẽ tham gia diễu hành ở TP Hồ Chí Minh Văn hóa

Nhiều văn nghệ sĩ sẽ tham gia diễu hành ở TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Trong Khối Văn hóa, Thể thao - Truyền thông tham gia diễu binh, diễu hành ngày 30/4 sẽ có nhiều văn nghệ sĩ tham gia, trong đó có cả những gương mặt nổi tiếng như: NSND Kim Xuân, Hoa hậu H'Hen Niê, Hoa hậu Trần Tiểu Vy...
Xem thêm