Huyện Gia Lâm (Hà Nội): Tập huấn ứng xử văn minh du lịch cho cộng đồng
Tổng cục Du lịch ban hành Bộ quy tắc ứng xử Du lịch Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Nâng cao kỹ năng ứng xử văn minh du lịch cho cộng đồng Năm 2022, huyện Gia Lâm thu ngân sách ước đạt hơn 5.168 tỷ đồng |
Huyện Gia Lâm được biết đến với nhiều di tích, làng nghề truyền thống như: Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Gióng (xã Phù Đổng); Chùa Bà Tấm (xã Dương Xá); Lăng mộ Chử Cù Vân, Đình Chử Xá (xã Văn Đức); Khu tưởng niệm Cao Bá Quát (xã Phú Thị); Làng nghề truyền thống dát vàng bạc Quỳ Kiêu Kỵ; Làng nghề truyền thống Gốm sứ Bát Tràng…
Di tích quốc gia đền Phù Đổng trên địa bàn huyện Gia Lâm |
Tiến sĩ Vũ Hương Lan, Phó Trưởng Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã trao đổi với người dân về cách làm du lịch để tạo điểm nhấn thu hút du khách, cách nắm bắt tâm lý, văn hóa của du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài để có cách ứng xử, phục vụ khác nhau. Người dân cần tập trung vào kỹ năng giao tiếp, thái độ phục vụ, bởi sự chân tình, hồn hậu chính là yếu tố thu hút khách quay trở lại.
Thông qua hội nghị tập huấn, người dân địa phương có kỹ năng giao tiếp, đảm bảo vệ sinh môi trường các điểm du lịch... từ đó góp phần xây dựng hình ảnh về một điểm đến cộng đồng dân cư mến khách, tạo ấn tượng tốt cho du khách.
Tiến sĩ Vũ Hương Lan, Phó Trưởng Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trao đổi với người dân về cách làm du lịch |
Dịp này, Sở Du lịch Hà Nội còn phối hợp tổ chức tập huấn về ứng xử văn minh tại nhiều quận, huyện như: Thường Tín, Mỹ Đức, Đông Anh… Qua đó, người dân có thể “kiêm nhiệm” tốt vai trò của người hướng dẫn, tham gia các dịch vụ du lịch.
Lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội cho biết, dù khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng Hà Nội luôn chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để đáp ứng cho khách khi thị trường có dấu hiệu hồi phục. Trong đó, xây dựng nền nếp ứng xử văn minh sẽ giúp thành phố tạo ấn tượng tốt đẹp và duy trì sức cạnh tranh bền vững.