Tag

iHanoi giúp người dân nâng cao niềm tin với chính quyền

Công nghệ số 05/11/2024 20:06
aa
TTTĐ - Sau 4 tháng vận hành chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” đang phát huy hiệu quả là kênh tương tác số giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp. Ứng dụng đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới sự minh bạch và hiệu quả.
iHanoi kịp thời "cứu nguy" bức hoạ dài 12m vẽ Thủ đô Thúc đẩy chuyển đổi số với phương châm “3 thông, 4 sẵn sàng" Tổ chức tháng cao điểm cài đặt, kích hoạt và sử dụng iHanoi iHanoi - Sản phẩm tiên phong trong chuyển đổi số Hướng tới phát triển ứng dụng iHanoi thành nền tảng mạng xã hội

Minh bạch và hiệu quả

Ngày 28/6/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và TP Hà Nội đã bấm nút vận hành chính thức ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”.

Kể từ khi vận hành đến nay, ứng dụng iHanoi đến nay đã tiếp nhận 5.700 phản ánh, kiến nghị, trong đó, đã xử lý 3.940 đạt trên 70%, đang xử lý 29% và chỉ có 69 kiến nghị xử lý quá hạn chiếm 0,02%.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải cho biết, đã có gần 800 nghìn người dân, doanh nghiệp và 100% công chức, viên chức thuộc thành phố tạo tài khoản trên iHanoi. Tổng số lượt truy cập đạt trên 6 triệu lượt, đã tích hợp 2,5 triệu sổ sức khỏe điện tử từ hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố lên iHanoi phục vụ người dân tra cứu, đã có 468 sáng kiến xây dựng Thủ đô.

iHanoi giúp người dân nâng cao niềm tin với chính quyền
Ứng dụng iHanoi với nhiều lợi ích thiết thực cho người sử dụng

Ứng dụng nhận lợi ích của iHanoi để người dân hiểu và đồng thuận được nhiều đánh giá tích cực từ cộng đồng mạng, với 62,1% người dùng đánh giá "hài lòng và chấp nhận" về chất lượng giải quyết phản ánh, kiến nghị của chính quyền.

Tới thời điểm hiện tại, nhiều công dân Thủ đô đánh giá ứng dụng công dân Thủ đô iHanoi đã giúp rút ngắn khoảng cách giữa người dân và chính quyền qua khả năng cung cấp thông tin phản ánh nhanh, chính xác và minh bạch…

Là một trong những người đầu tiên sử dụng ứng dụng iHanoi từ tháng 7/2024, anh Vũ Mạnh Quân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi rất hài lòng với các tiện ích trên ứng dụng số này, trong đó có mục phản ánh hiện trường. Với công cụ này trên ứng dụng iHanoi, công dân có thể phản ánh những bức xúc của mình kèm theo hình ảnh hiện trường đến các cơ quan chức năng. Nhờ đó, các vấn đề như vệ sinh môi trường, trật tự đô thị hay những hành vi không đẹp làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của TP Hà Nội đều được gửi đến các cơ quan chức năng để giải quyết kịp thời, nhanh chóng”.

Với đặc điểm là trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa của cả nước, một đô thị với hơn 10 triệu dân, TP Hà Nội đã được Chính phủ lựa chọn làm thí điểm một số nội dung của Đề án 06 hiệu quả để nhân rộng ra toàn quốc. Ứng dụng iHanoi được triển khai với 4 chức năng chính là: Tương tác với chính quyền qua phản ánh kiến nghị; tiện ích đô thị thông minh như giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, đất đai, nông nghiệp…; là tiếp nhận thông tin qua tin tức, truyền thông quan trọng của thành phố và là tiếp nhận sáng kiến đóng góp xây dựng Thủ đô.

Trong tương lai, iHanoi sẽ được tiếp tục cập nhật các công cụ, tiện ích đa dạng hơn nữa, bám sát Đề án 06; ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nhận diện sinh trắc học phục vụ y tế, giáo dục, hành chính công; triển khai các giải pháp giao thông thông minh, giải pháp tạo môi trường làm việc số cho người dân và chính quyền đô thị Thủ đô.

Đảm bảo sự tham gia giám sát của cộng đồng

Mới đây, tại hội nghị chuyên đề về nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến của Chính phủ, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, iHanoi đảm bảo sự tham gia giám sát của cộng đồng, với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng”, từ đó nâng cao niềm tin của người dân với chính quyền.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với quan điểm “Người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số. Lấy phát triển con người, bảo đảm và cải thiện dân sinh làm mục đích, minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động của cơ quan Nhà nước”; TP Hà Nội đã xây dựng và triển khai ứng dụng iHanoi nhằm tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị từ người dân một cách minh bạch, nhanh chóng và hiệu quả.

iHanoi giúp người dân nâng cao niềm tin với chính quyền
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu tại hội nghị chuyên đề về nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến của Chính phủ

Được biết TP Hà Nội đã hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ lớn, các chuyên gia trong và ngoài nước để nghiên cứu, xây dựng quy trình nghiệp vụ, lựa chọn giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm xây dựng nền tảng iHanoi từ hồi tháng 10/2023.

Trong đó tiêu biểu gồm các giải pháp như: Sử dụng nền tảng điện toán đám mây (Cloud) giúp mở rộng tài nguyên và bảo đảm vận hành ổn định; Xây dựng ứng dụng dựa trên kiến trúc phát triển phần mềm với ứng dụng được xây dựng thành các thành phần nhỏ độc lập và sử dụng các công nghệ lập trình mới để phân bổ tài nguyên linh hoạt và phát triển các tiện ích...

Đáng chú ý Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định: Về an toàn thông tin, iHanoi đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp độ 4, được giám sát 24/7 để bảo đảm an ninh an toàn cho hệ thống và dữ liệu của thành phố.

Trong thời gian tới, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của iHanoi để người dân hiểu và đồng thuận sử dụng. Việc tích hợp iHanoi với hệ thống giải quyết thủ tục hành chính và các nền tảng thanh toán trực tuyến. Trong đó kết nối iHanoi với nền tảng quản trị và cổng thông tin điện tử thành phố, tích hợp các tính năng như tìm tuyến xe buýt, đặt chỗ đỗ xe. Tra cứu điểm thi và tự động thông báo kết quả khám, chữa bệnh và phát triển tính năng trợ lý ảo và Chatbot để hỗ trợ cán bộ, công chức và người dân.

Đặc biệt trong định hướng kết nối và chia sẻ giữ liệu Hà Nội sẽ phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) để cung cấp dữ liệu phạt nguội; Phối hợp với Cục Đăng kiểm (Bộ Giao thông vận tải) để cung cấp dữ liệu đăng kiểm. Phối hợp với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) để cung cấp dữ liệu giám sát hành trình.

Đọc thêm

Rà soát, xây dựng kế hoạch triển khai Đề án 06 năm 2025 Công nghệ số

Rà soát, xây dựng kế hoạch triển khai Đề án 06 năm 2025

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 4021/UBND-KSTTHC về việc công tác thi đua, khen thưởng nhiệm vụ Đề án 06/2024 và xây dựng kế hoạch công tác năm 2025.
Những dự án ứng dụng AI phục vụ cuộc sống Công nghệ số

Những dự án ứng dụng AI phục vụ cuộc sống

TTTĐ - Chung kết Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024) có sự tranh tài của 5 đội thi. Các đội đã mang đến dự án hấp dẫn trong ứng dụng AI phục vụ cuộc sống.
Chuyển đổi số trong quảng bá ẩm thực Thủ đô Công nghệ số

Chuyển đổi số trong quảng bá ẩm thực Thủ đô

TTTĐ - Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2024 có sự góp mặt của chương trình “Phở số Hà thành” - một sáng tạo độc đáo kết hợp giữa ẩm thực truyền thống và công nghệ.
Hợp tác, sẻ chia kinh nghiệm chuyển đổi số trong cơ quan báo chí Công nghệ số

Hợp tác, sẻ chia kinh nghiệm chuyển đổi số trong cơ quan báo chí

TTTĐ - Ngày 29/11, tại Vĩnh Phúc, Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đánh giá kết quả hợp tác giữa Báo điện tử VietNamNet, Báo Người Lao Động và Báo Tuổi trẻ Thủ đô.
Đẩy mạnh hợp tác, chuyển đổi số mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới Chuyển đổi số

Đẩy mạnh hợp tác, chuyển đổi số mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

TTTĐ - Đó là những nội dung được nhấn mạnh tại Hội nghị đánh giá kết quả hợp tác giữa Báo điện tử VietNamNet, Người Lao động và Tuổi trẻ Thủ đô diễn ra chiều 29/11, tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức.
Bình Định cần gần 8.000 nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn và AI Lao động - Việc làm

Bình Định cần gần 8.000 nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn và AI

TTTĐ - Năm 2025, tỉnh Bình Định sẽ triển khai đề án phát triển nguồn nhân lực chủ chốt cho định hướng phát triển công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo (AI) và sẽ cần gần 8.000 nhân lực có trình độ đáp ứng.
Tăng cường ứng dụng công nghệ số trong giáo dục Giáo dục

Tăng cường ứng dụng công nghệ số trong giáo dục

TTTĐ - Cà Mau đang nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong giáo dục, với mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Các trường đã triển khai lớp học thông minh, cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin và phát triển nền tảng học trực tuyến, giúp học sinh tiếp cận kiến thức toàn cầu và đào tạo giáo viên ứng dụng công nghệ hiệu quả.
Ngày 2/12, sẽ diễn ra Hội nghị Thành phố thông minh 2024 Công nghệ số

Ngày 2/12, sẽ diễn ra Hội nghị Thành phố thông minh 2024

TTTĐ - Hội nghị Thành phố Thông minh Việt Nam - Châu Á năm 2024 sẽ diễn ra trong hai ngày, từ ngày 2 - 3/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội; dự kiến với hơn 2.000 đại biểu tham dự, bao gồm các lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo TP Hà Nội, đại diện các bộ, ngành Trung ương và địa phương, các chuyên gia, doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài nước.
Sao lưu dữ liệu bằng AI: Chìa khóa cho kinh tế số Công nghệ số

Sao lưu dữ liệu bằng AI: Chìa khóa cho kinh tế số

TTTĐ - Ngày nay, dữ liệu được đánh giá có giá trị hơn bao giờ hết. Điều này đặc biệt đúng trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra tại Việt Nam, dữ liệu được coi là thành phần cơ bản và thiết yếu.
Tạo động lực phát triển, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh Công nghệ số

Tạo động lực phát triển, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

TTTĐ - Sáng 26/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ có buổi làm trực tiếp kết hợp trực tuyến với 3 bộ (Quốc phòng, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông) và 8 địa phương (Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Hải Dương, Tây Ninh) về công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC).
Xem thêm