Tag
Đắk Lắk

Kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thông qua chợ "ảo"

Nông thôn mới 03/11/2023 13:00
aa
TTTĐ - Nhờ vào các ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, các hợp tác xã tại tỉnh Đắk Lắk đã đẩy mạnh hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, xây dựng hình ảnh và phát triển thương hiệu sản phẩm.
Phát huy nguồn lực kiều bào, kết nối địa phương và doanh nghiệp Kết nối nguồn lực để có thêm sân chơi, nhà ở cho công nhân Chính thức kết nối thanh toán bán lẻ QR code Việt Nam - Campuchia Nền tảng kết nối trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản

Nông dân học livestream thời kỳ công nghệ số

Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk Võ Văn Dũng cho biết, song song với phong trào khởi nghiệp, chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn là phương thức để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp thông minh, nông thôn hiện đại, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong chuỗi sản xuất, chế biến, thị trường và nền kinh tế. Chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu, là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của người nông dân.

Thời gian tới, ngành nông nghiệp Đắk Lắk xây dựng và triển khai các đề án chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu toàn ngành; từng bước phổ cập, triển khai áp dụng các phần mềm, mô hình ứng dụng chuyển đổi số đã có hiệu quả trong thực tế trên một số lĩnh vực và một số vùng…

tập huấn phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin
Các lớp tập huấn phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho thành viên các HTX

Mới đây, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ ra mắt Chợ nông sản Đắk Lắk online tại trang thương mại điện tử chonongsandaklak.vn. Chợ nông sản Đắk Lắk online sẽ tạo không gian cho các hoạt động nghiên cứu, giới thiệu, trưng bày, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu; hợp tác sản xuất, kinh doanh… trên nền tảng trực tuyến.

Ngoài tiện ích tạo môi trường để người mua và người bán trực tiếp thương thảo, không qua khâu trung gian, Chợ nông sản Đắk Lắk online còn là nơi để các doanh nghiệp truy cập, tìm nguồn hàng có tính minh bạch về nguồn gốc, xuất xứ, thương hiệu.

Hiện nay, nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác của tỉnh cũng đã tích cực khởi nghiệp trong thời kỳ công nghệ số; Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm và quản lý, vận hành hợp tác xã; Đẩy mạnh bán hàng trên các chợ "ảo" kết nối tiêu thụ nông sản giữa các địa phương...

Các hợp tác xã (HTX) cũng tích cực tham gia các khoá tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh cho kinh tế tập thể và hợp tác xã; Đại diện các hợp tác xã mạnh dạn mở các phiên livestream chào bán nông sản, đặc sản địa phương lên các nền tảng Tik Tok, mở thêm các kênh bán sản phẩm trên mạng xã hội, chợ "ảo"...

Thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Công bằng Ea Tu (TP Buôn Ma Thuột) phân loại cà phê.
Thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Công bằng Ea Tu (TP Buôn Ma Thuột) phân loại cà phê.

HTX Nông nghiệp dịch vụ Công bằng Ea Tu (xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột) được thành lập năm 2015 (tiền thân là tổ HTX sản xuất cà phê bền vững của Công ty TNHH Dakman Việt Nam), hiện HTX đang liên kết với gần 350 hộ dân trồng cà phê trên địa bàn xã Ea Tu, với tổng diện tích hơn 320 ha.

Ông Trần Ðình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Tu (thành phố Buôn Ma Thuột) cho biết: "Từ trong đại dịch COVID-19, hợp tác xã đã nỗ lực tiếp cận và từng bước vận dụng kinh doanh online, kinh doanh thông qua các nền tảng số vào sản xuất kinh doanh.

Hợp tác xã tận dụng các kênh thông tin, app bán hàng, nền tảng số để quảng bá, giới thiệu sản phẩm; Áp dụng công nghệ, phương tiện kỹ thuật để tra cứu lịch sử sản xuất, truy xuất nguồn gốc, mã sản phẩm. Việc kinh doanh trên nền tảng số giúp hợp tác xã tiếp cận được lượng khách hàng thụ động, tiêu thụ sản phẩm dễ dàng và tiết kiệm hơn".

Thông qua hoạt động liên kết, xúc tiến thương mại, các sản phẩm của HTX Nông nghiệp dịch vụ Công bằng Ea Tu đã được nhiều khách hàng trong nước và trên thế giới (như Hà Lan, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Anh, Pháp…) biết đến và đặt mua.

Ngoài ra, HTX là thành viên Chi hội Cà phê đặc sản, sản xuất theo phương pháp Honey (lên men quả chín và phơi khô tự nhiên). Sản xuất cà phê đặc sản đã nâng cao giá trị hạt cà phê, mang lại lợi ích thiết thực, trực tiếp cho nông dân.

Hoạt động đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của địa phương thông qua các nền tảng số tại thời điểm hiện nay là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế số nông nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp, các hợp tác xã quảng bá, xây dựng hình ảnh và phát triển thương hiệu sản phẩm, hỗ trợ mở rộng thị trường đặc biệt là mở ra một phương thức bán hàng mới hiện đại và bền vững, tránh phụ thuộc vào thương lái cũng như ùn ứ nông sản khi vào cao điểm mùa thu hoạch.

Liên kết sản xuất, tăng thế mạnh cho sản phẩm địa phương

Là địa phương có tiềm năng, lợi thế về sản xuất nông nghiệp với nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng, tạo được thương hiệu trên thị trường như: Cafe, hạt tiêu, bơ, xoài, sầu riêng, mắc ca, hạt óc chó, hạnh nhân…

Theo Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đắk Lắk, tính đến tháng 9/2023 toàn tỉnh có 763 HTX, trong đó có 528 HTX nông nghiệp. Trên địa bàn tỉnh có 34 sản phẩm đặc trưng, của 26 HTX được phân hạng OCOP, trong đó có 6 sản phẩm đạt OCOP 4 sao. Cửa hàng trưng bày các sản phẩm của tổ hợp tác, HTX và các sản phẩm OCOP sẽ là điểm kết nối giao thương hiệu quả giữa các HTX với các đối tác bao tiêu, phân phối và người tiêu dùng.

Mới đây, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức khai trương cửa hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm của các tổ hợp tác, HTX và các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.

Khách thăm quan cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm THT, HTX, sản phẩm OCOP của tỉnh
Khách thăm quan cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm THT, HTX, sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk

Ông Huỳnh Bài, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đắk Lắk cho biết, trước mắt Liên minh khai trương cửa hàng để cho các HTX, tổ hợp tác có cơ hội trưng bày, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

“Đây là cơ hội để các HTX cùng với doanh nghiệp có thể liên kết, quảng bá các sản phẩm trên địa bàn với du khách trong và ngoài nước. Sau chương trình này Liên minh sẽ liên kết với một số tỉnh, thành để đưa các sản phẩm của Đắk Lắk đi các tỉnh thành để trưng bày và giới thiệu”, ông Bài cho hay.

Cùng với hoạt động khai trương cửa hàng trưng bày sản phẩm, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Hội nghị kết nối giao thương các HTX với doanh nghiệp, nhà phân phối tiêu thụ năm 2023. Tại đây đã có 12 doanh nghiệp phân phối, 2 đơn vị tư vấn, hỗ trợ xuất khẩu và 25 HTX của tỉnh đã cùng nhau trao đổi, tìm kiếm đối tác, thúc đẩy giao lưu và mở rộng hợp tác trong tiêu thụ nông sản.

Các địa phương đã thực hiện tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các HTX nông nghiệp để làm đầu mối liên kết nông dân với doanh nghiệp nhằm thực hiện chuỗi giá trị cho sản phẩm nông nghiệp phát triển bền vững. Ngoài cà phê, một số loại cây ăn trái trên địa bàn huyện Ea Súp, Krông Pắc, Buôn Đôn, Krông Năng… đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Xem thêm