Tag
Sửa đổi Luật Tổ chức TAND

Khắc phục tồn tại, nâng cao chất lượng xét xử của hệ thống Tòa án

Muôn mặt cuộc sống 09/11/2023 10:00
aa
TTTĐ - Dự án Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Quan tâm tới dự luật, luật sư Đặng Thành Chung - Đoàn luật sư TP Hà Nội kỳ vọng, dự thảo Luật sẽ khắc phục được những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, nâng cao chất lượng xét xử và hiệu quả hoạt động của hệ thống Tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn mới; bảo đảm tính liên thông đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Phối hợp chặt chẽ trong quá trình Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) Quốc hội thảo luận về Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) “Chiếc áo pháp lý” của Thủ đô cần được nới rộng hơn

Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) sửa đổi được thiết kế gồm 154 Điều, bố cục thành 9 chương; trong đó, bổ sung 54 điều mới, sửa đổi 93 điều, giữ nguyên 7 điều.

Như vậy, so với Luật Tổ chức TAND năm 2014, Dự thảo luật đã giảm 2 chương, tăng thêm 57 điều. Nội dung dự thảo có sự kế thừa những quy định của Luật hiện hành còn phù hợp; đồng thời, sửa đổi, bổ sung nhiều quy định nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn mới.

Quan tâm tới dự luật, luật sư Đặng Thành Chung - Đoàn luật sư TP Hà Nội đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này.

Khắc phục tồn tại, nâng cao chất lượng xét xử của hệ thống Tòa án
Luật sư Đặng Thành Chung - Đoàn Luật sư TP Hà Nội

PV: Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Tòa án Nhân dân tối cao sẽ trình dự án Luật Tổ chức TAND (sửa đổi). Luật sư đánh giá như thế nào về sự cần thiết phải ban hành luật sửa đổi?

Luật sư Đặng Thành Chung: Luật Tổ chức TAND năm 2014, sau 8 năm thi hành đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần vào sự phát triển của nền tư pháp. Tuy nhiên, Luật bắt đầu xuất hiện những tồn tại, vướng mắc, bất cập và chưa hợp lý như: Nhận thức về vị trí, vai trò của Tòa án là cơ quan xét xử thực hiện quyền tư pháp; Xác định đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án; Tổ chức và hoạt động độc lập theo thẩm quyền xét xử của các Tòa án…

Mặt khác, hệ thống Tòa án đang đứng trước những thách thức về yêu cầu nhiệm vụ và trách nhiệm ngày càng lớn; số lượng vụ việc phải giải quyết ngày càng tăng, với tính chất ngày càng đa dạng, phức tạp; yêu cầu giải quyết vụ việc có yếu tố nước ngoài; xây dựng Tòa án điện tử…

Từ thực trạng đó và trong bối cảnh thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp, thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng trong hệ thống Tòa án phù hợp với thực tiễn, đã đặt ra yêu cầu phải nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng Tòa án điện tử.

Do vậy, thời điểm hiện tại cần thiết phải sửa đổi Luật Tổ chức TAND năm 2014. Điều đó sẽ tạo hành lang pháp lý phù hợp cho việc tiếp tục hoàn thiện, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của TAND; phù hợp với mục tiêu cụ thể đến năm 2030 của Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về hoàn thành cơ bản việc xây dựng nền tư pháp trong đó có hệ thống Tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.

Từ đó, Luật Tổ chức TAND sẽ giúp nâng cao vị thế, uy tín, tạo điều kiện để Tòa án Việt Nam phát triển tiệm cận với trình độ phát triển chung của các Tòa án trong khu vực và trên thế giới.

Khắc phục tồn tại, nâng cao chất lượng xét xử của hệ thống Tòa án
Luật sư Đặng Thành Chung - Đoàn Luật sư TP Hà Nội: Sửa đổi Luật Tổ chức TAND đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

PV: Dự thảo Luật được sửa đổi theo hướng Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ. Từ thực tiễn hoạt động, luật sư có quan điểm như thế nào về nội dung sửa đổi tại Dự thảo?

Luật sư Đặng Thành Chung: Từ thực tiễn hoạt động, tôi cho rằng có sự phân hóa rõ ràng hiệu quả của việc thu thập chứng cứ của Tòa án trong vụ án hình sự và vụ án dân sự, hành chính.

Nói về vụ án hình sự, khi giải quyết vụ án hình sự có sự tham gia bắt buộc của các cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện Kiểm sát Nhân dân. Đây là cơ quan công quyền, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thu thập chứng cứ để định tội danh. Điều tất yếu là hoạt động thu thập chứng cứ của các cơ quan này thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều so với việc tự thu thập chứng cứ của công dân hay luật sư.

Trường hợp hồ sơ chuyển sang Tòa án xem xét trong thời gian chuẩn bị xét xử hoặc tại phiên tòa thì Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử có quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung và Cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát Nhân dân sẽ thực hiện điều tra, thu thập chứng cứ bổ sung.

Đối với vụ án dân sự, hành chính, hiện nay, Luật đang quy định nghĩa vụ tự chứng minh của đương sự. Đương sự phải tự thu thập tài liệu nộp cho Tòa án để chứng minh cho các yêu cầu của mình là hợp pháp; Tòa án chỉ xem xét thực hiện thu thập chứng cứ khi đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được và có đơn yêu cầu Tòa án thu thập.

PV: Luật sư có kỳ vọng gì khi dự án Luật được dự kiến xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV?

Luật sư Đặng Thành Chung: Với dự án Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), tôi kỳ vọng dự án luật sẽ khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, nâng cao chất lượng xét xử của hệ thống Tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn mới; bảo đảm tính liên thông đồng bộ, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; tiến tới xây dựng hệ thống Tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, tiệm cận với mặt bằng chung của thế giới; bảo vệ công lý, quyền công dân, quyền con người; đóng góp xây dựng và bảo vệ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Trân trọng cảm ơn luật sư!

Đọc thêm

Đại biểu "truy" việc xử lý cán bộ qua kiểm tra công vụ Muôn mặt cuộc sống

Đại biểu "truy" việc xử lý cán bộ qua kiểm tra công vụ

TTTĐ - Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh cho biết: Với số lượng hơn 140 nghìn cán bộ công chức và nhiều đầu mối các đơn vị thì hàng năm, Sở Nội vụ cũng chỉ kiểm tra được một số đơn vị điển hình, không thể kiểm tra được tất cả. Cho nên, trách nhiệm chủ yếu thuộc về thủ trưởng các cơ quan, đơn vị.
Hà Nội hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người”

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Công văn số 2915/SYT-NVY về việc triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” năm 2024.
Quảng Nam: Nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư tại Lễ hội Đồng hương Xã hội

Quảng Nam: Nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư tại Lễ hội Đồng hương

TTTĐ - Lễ hội Đồng hương Quảng Nam tại TP Hồ Chí Minh không chỉ là một sự kiện văn hóa thu hút du khách mà còn là dịp để người Quảng xa quê hướng về cội nguồn, kết nối cộng đồng và quảng bá hình ảnh quê hương.
Quản lý kiến trúc phù hợp với đặc điểm, đặc thù từng khu vực Đô thị

Quản lý kiến trúc phù hợp với đặc điểm, đặc thù từng khu vực

TTTĐ - Chiều 2/7, tại kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương về quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội.
Tăng thù lao cho hòa giải viên lên 400 nghìn đồng/vụ việc Muôn mặt cuộc sống

Tăng thù lao cho hòa giải viên lên 400 nghìn đồng/vụ việc

TTTĐ - Chiều 2/7, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc quy định một số mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố.
Quy định xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô” Muôn mặt cuộc sống

Quy định xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô”

TTTĐ - Chiều 2/7, tại Kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định về xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô”.
20 cơ quan được phê duyệt ô tô phục vụ nhiệm vụ đặc thù Muôn mặt cuộc sống

20 cơ quan được phê duyệt ô tô phục vụ nhiệm vụ đặc thù

TTTĐ - Có 20 cơ quan, đơn vị đủ điều kiện được phê duyệt số lượng xe ô tô bán tải hoặc xe ô tô từ 12-16 chỗ ngồi phục vụ nhiệm vụ đặc thù (kiểm lâm; phòng, chống cháy rừng; phòng, chống dịch bệnh…)
Tự hào đưa hàng triệu lá cờ Tổ quốc đến mọi miền Muôn mặt cuộc sống

Tự hào đưa hàng triệu lá cờ Tổ quốc đến mọi miền

TTTĐ - Sáng 2/7, báo Người Lao động tổ chức kỷ niệm 5 năm chương trình “Tự hào cờ Tổ quốc” (2019 - 2024) nhằm nhìn lại những thành quả chương trình đạt được trong nửa thập kỷ, cũng như định hướng, hợp tác phát triển chương trình trên chặng đường sắp tới.
Huyện Phú Xuyên triển khai cấp căn cước cho trẻ em dưới 14 tuổi Muôn mặt cuộc sống

Huyện Phú Xuyên triển khai cấp căn cước cho trẻ em dưới 14 tuổi

TTTĐ - Công an huyện Phú Xuyên (Hà Nội) triển khai cấp thẻ căn cước cho trẻ từ 0 - 6 tuổi và người từ 6 tuổi trở lên Thực hiện Luật Căn cước 2023.
Quảng Nam: Đặc sắc Lễ hội sâm Ngọc Linh Nam Trà My Muôn mặt cuộc sống

Quảng Nam: Đặc sắc Lễ hội sâm Ngọc Linh Nam Trà My

TTTĐ - UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 6 năm 2024 với chủ đề “Ngọc Linh - Mãi mãi tự hào”.
Xem thêm