Khai phá tiềm năng thương mại liên Á và sự chuyển mình của Đông Nam Á
Thương mại liên Á: Chất xúc tác cho sự đổi mới
Thương mại liên Á đang tái định hình bức tranh bức tranh thương mại toàn cầu, vươn mình trở thành một trong những nền thương mại phát triển nhanh chóng và sôi động nhất. Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang từng bước hội nhập kinh tế và tăng cường kết nối trong khu vực, thương mại liên Á hiện chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị thương mại toàn cầu.
Năm 2022, thương mại liên Á chiếm 59% tổng kim ngạch xuất khẩu của châu Á, thể hiện khả năng hội nhập kinh tế ngày càng mạnh mẽ của khu vực này. Từ quý I năm 2020, Đông Nam Á đã vượt qua Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Đến năm 2023, thương mại song phương giữa Trung Quốc và Đông Nam Á đạt 468,8 tỷ đô la Mỹ, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước.
Những con số này không chỉ đơn thuần thể hiện kết quả tăng trưởng mà còn đánh dấu sự dịch chuyển chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Để giảm thiểu rủi ro, các doanh nghiệp đang đa dạng hóa hoạt động, biến Đông Nam Á trở thành trung tâm sản xuất và thương mại quan trọng, đồng thời tái định hình cách dòng chảy hàng hóa vận hành trong khu vực và ra thế giới.
Đông Nam Á: Động lực thúc đẩy thương mại trong khu vực
Đông Nam Á không chỉ là một phần của nền thương mại liên Á, đây còn là động lực chính thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Với vai trò kép, vừa là trung tâm sản xuất, vừa là thị trường tiêu dùng có tốc độ phát triển mạnh mẽ, khu vực này đã trở thành một nhân tố không thể thiếu trong dòng chảy thương mại toàn cầu.
Những con số sau đây là minh chứng rõ ràng nhất. Năm 2022, tổng GDP của Đông Nam Á đạt khoảng 3,67 nghìn tỷ USD. Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu đã góp phần tạo nên một bức tranh kinh tế sống động. Dự kiến đến năm 2030, khoảng 65% dân số Đông Nam Á sẽ thuộc tầng lớp trung lưu, thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu tiêu dùng.
Các quốc gia như Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam vươn lên trở thành những trung tâm sản xuất mới, sở hữu các lợi thế cạnh tranh như chi phí nhân công cạnh tranh, lực lượng lao động lành nghề và chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn. Điều này củng cố vai trò của Đông Nam Á như một trụ cột của hành lang thương mại liên Á và một khu vực đầy tiềm năng tăng trưởng.
Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) đã góp phần giảm thuế quan và đơn giản hóa thương mại xuyên biên giới, giúp doanh nghiệp tiếp cận các thị trường khác trong khu vực một cách dễ dàng hơn. Những hiệp định này đã khẳng định vai trò của Đông Nam Á như một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực, xây dựng môi trường tăng trưởng bền vững.
Việt Nam: Cửa ngõ kết nối thương mại khu vực và thương mại toàn cầu
Tọa lạc tại trung tâm Đông Nam Á, Việt Nam có tiềm năng trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Với vị trí chiến lược, sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và các chính sách thương mại tiến bộ, Việt Nam kết nối thương mại liên Á với châu Âu và các châu lục khác, trở thành cửa ngõ cho thương mại khu vực và toàn cầu.
Trong bối cảnh này, Việt Nam tăng cường kết nối nhằm tiến vào hệ sinh thái thương mại rộng lớn. Các mạng lưới logistic và giao thông vận tải hiệu quả là yếu tố thiết yếu để đảm bảo quá trình lưu thông hàng hóa diễn ra liền mạch, đặc biệt khi Việt Nam đóng vai trò ngày càng lớn trong thương mại liên Á.
FedEx cũng nắm giữ một vị trí quan trọng trong bức tranh thương mại này. Điển hình là tuyến bay mới của FedEx kết nối trung tâm châu Á - Thái Bình Dương tại Quảng Châu, Trung Quốc với Bangalore (Ấn Độ), Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất và với Liege và Paris (Châu Âu). Tuyến bay này có tần suất hoạt động 5 chuyến/tuần, mang lại sự linh hoạt và sức chứa lớn hơn, đặc biệt là trong mùa cao điểm cuối năm.
Ngoài ra, 9 chuyến bay/tuần từ TP HCM đến các thị trường khác ở châu Á, Trung Đông, châu Phi và châu Âu đã đẩy nhanh thời gian vận chuyển, thể hiện nỗ lực không ngừng của FedEx trong việc nâng cấp mạng lưới hàng không để hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.
Không chỉ đầu tư vào logistics mà FedEx còn cam kết giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế. FedEx hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiến vào các thị trường quốc tế một cách nhanh chóng và đáng tin cậy, qua đó, các doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng trong giai đoạn thương mại có sự tăng trưởng vượt bậc.
Trong tương lai, vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tiếp tục mở rộng, đặc biệt với nhu cầu ngày càng tăng trong vận tải hàng không từ các ngành công nghệ cao, bán dẫn, dệt may và thời trang. Đây đều là những lĩnh vực đòi hỏi năng lực vận tải cao và thời gian giao hàng nhanh. Khi thương mại liên Á tăng tốc và chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng đa dạng hóa, Việt Nam sẽ trở thành động lực tăng trưởng của khu vực.
Tương lai của thương mại liên Á
Thương mại liên Á không chỉ có tác động trong phạm vi khu vực mà còn tái định hình nền thương mại toàn cầu. Đông Nam Á, dẫn đầu bởi các thị trường năng động như Việt Nam, sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển đổi này, tạo ra những cơ hội chưa từng có cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để khai thác được những cơ hội này đòi hỏi nhiều hơn những ưu thế sẵn có về vị trí địa lý hay chính sách. Công nghệ được cho là yếu tố thay đổi thị trường. Những tiến bộ của các nền tảng số, AI và blockchain sẽ tái định nghĩa sự hiệu quả và tính minh bạch trong chuỗi cung ứng. Đồng thời, đầu tư vào cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật số là yếu tố then chốt để hỗ trợ khối lượng thương mại ngày càng tăng và hình thành khả năng đối phó với các khó khăn trong tương lai.
Các tập đoàn như FedEx cam kết xây dựng mạng lưới kết nối và mang lại giải pháp, giúp doanh nghiệp trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tận dụng thương mại liên Á, đồng thời nắm giữ vai trò then chốt trong việc nâng cao khả năng kết nối, đảm bảo tính cạnh tranh và phát triển bền vững của các doanh nghiệp trong một xã hội không ngừng phát triển.
Thương mại liên Á không chỉ là một cơ hội mang tầm khu vực mà còn là lộ trình cho tương lai của thương mại toàn cầu, giúp thiết lập các tiêu chuẩn mới về tính kết nối, hợp tác và tăng trưởng.