Khám phá ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất Châu Á
Vẻ đẹp yên bình của ngôi chùa Địa Tạng Phi Lai Vì sao những ngôi chùa thiêng thường được dựng trên núi Ngôi chùa duy nhất ở Hà Nội có danh xưng "Toàn gia kháng chiến" |
Chùa Một Cột nằm trong khuôn viên Bảo tàng Hồ Chí Minh, cạnh Quảng trường Ba Đình và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người dân và du khách có thể kết hợp đi thăm chùa cùng với Lăng Bác, Phủ Chủ tịch, Hoàng thành Thăng Long… cũng nằm trong khu vực.
Chùa Một Cột hay còn được gọi với cái tên khác là chùa Mật, chùa Diên Hựu hoặc Liên Hoa Đài |
Tương truyền, sự tích chùa Một Cột gắn liền với giấc mộng của vua Lý Thái Tông. Năm 1049, nhà vua mơ thấy Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, dắt vua lên tòa.
Khi thức dậy, vua đã kể lại giấc mộng kỳ bí cho các quân thần cùng nghe. Sau đó, nhà sư Thiền Tuệ đã khuyên vua xây dựng chùa để ghi nhớ công ơn, ân đức lớn lao của Quan Âm.
Ban đầu xây dựng chùa chỉ gồm một cột đá chống đỡ ngôi lầu ngọc thờ tụng Tượng Phật bà Quan Âm (Ảnh sưu tầm) |
Như trong giấc chiêm bao, chùa dựng cột gỗ lim, làm tòa sen của Phật Bà Quan Âm đặt trên cột. Sau đó, các nhà sư đi vòng quanh tụng kinh với mong muốn “phước lành dài lâu", vì vậy mà chùa có tên là Diên Hựu.
Ngôi chùa được xây dựng với kết cấu một cột trụ độc đáo. Dáng kiến trúc nhìn như một đài sen mọc lên giữa hồ Linh Chiểu. Công trình là sự sáng tạo kết hợp của nhiều bộ môn khác nhau từ điêu khắc, chạm vẽ, hội họa. Mặt nước cũng chính là nét đẹp, là gương soi làm sáng bừng lên ngôi chùa phía trên.
Hình ảnh chùa Một Cột xưa với kiến trúc còn khá đơn giản (Ảnh sưu tầm) |
Chùa Một Cột được xây dựng theo khối hình vuông. Mỗi chiều của chùa là 3m. Phía dưới là cột trụ bằng đá cao 4m, đường kính 1,2m gồm 2 khối gắn với nhau. Trên thân trụ là 8 cánh gỗ xòe rộng nhìn như một bông hoa sen đang nở. Phía trên mái chùa là mặt nguyệt bốc lửa, hai bên là đầu rồng chầu mặt nguyệt. Chùa có 4 mái với 4 đầu đao cong và hình đầu rồng đắp nổi.
Chùa mang vẻ đẹp uy nghi cổ kính và mang phong thái thanh thoát, nhẹ nhàng của Phật giáo
Trải qua nhiều triều đại, chứng kiến sự thay đổi của lịch sử, chùa cũng nhiều lần được trùng tu và sửa chữa. Cho đến hôm nay, kiến trúc của chùa cũng đã có sự thay đổi so với nguyên bản ban đầu.
Người dân và du khách sẽ được ghé thăm Cổng Tam Quan phục vụ cho việc tụng kinh, thờ cúng của các tăng ni phật tử |
Khi tới tham quan chùa Một Cột, người dân và du khách phải đi qua Cổng Tam Quan. Thực chất, đây là công trình mở rộng mới được đưa vào xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu đến thăm viếng, thờ cúng của người dân dịp lễ, Tết.
Cổng Tam Quan gồm hai tầng với ba lối đi, cửa giữa to hơn là lối đi chính. Nhìn qua nó trông giống như kiểu kiến trúc của các đình, chùa truyền thống của Việt Nam.
13 bậc thang dẫn lên chính điện Liên Hoa Đài được xây dựng từ thời Lý. |
Từ sân lên chính điện Liên Hoa Đài tụng kinh, cúng bái, người dân và du khách phải bước qua 13 bậc thang với chiều rộng khoảng 1,4m. Những bậc thang này được xây dựng từ thời Lý nên còn giữ nguyên vẻ cổ kính của phong cách kiến trúc thời đó. Ngoài ra, hai bên là tường gạch còn có gắn bia đá giới thiệu lịch sử ngôi chùa.
Ban thờ bên trong đài được sơn son thếp vàng rực rỡ. |
Bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát được đặt được tại vị trí chính giữa của Liên Hoa Đài, bức tượng ngồi ở vị trí cao nhất, trên một bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng, xung quanh là bình hoa, lư đồng và đồ cúng…
Chùa Một Cột ở Hà Nội được Tổ chức xác lập kỷ lục Châu Á bình chọn là một trong những ngôi chùa có có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á vào năm 2012. Cùng với Khuê Văn Các, đây cũng là di tích lịch sử văn hóa lâu đời, là biểu tượng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.