Tag

Khánh thành công trình tâm linh tại quận Hai Bà Trưng

Người Hà Nội 12/08/2024 11:00
aa
TTTĐ - Sáng 12/8, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) tổ chức khánh thành Nhà Tiếp linh di tích “Khu tưởng niệm đồng bào chết vì bị oanh tạc và nạn đói năm 1944-1945”. Đây là sự kiện hướng tới kỷ niệm 79 năm ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, hướng tới 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô.
Khánh thành Di tích Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Nhằm tổ chức các hoạt động phát huy giá trị di tích “Khu tưởng niệm đồng bào chết vì bị oanh tạc và nạn đói năm 1944 - 1945", quận Hai Bà Trưng tổ chức xây dựng và khánh thành công trình Nhà tiếp linh.

Dự buổi lễ khánh thành có sự hiện diện của đồng chí lãnh đạo quận Hai Bà Trưng, gồm: Bí thư Quận ủy Nguyễn Văn Nam; Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Nguyễn Quang Trung; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND quận: Nguyễn Mạnh Hùng, Phan Văn Phúc, Nguyễn Thị Thu Hiền.

Linh thiêng “Khu tưởng niệm đồng bào chết vì bị oanh tạc và nạn đói năm 1944-1945”
Bí thư Quận ủy Hai Bà Trưng Nguyễn Văn Nam và các đại biểu thắp nhang tưởng niệm các nạn nhân

Các tư liệu lịch sử ghi nhận, những năm 1944 - 1945, người dân một số tỉnh, thành lân cận đổ về Hà Nội, rất nhiều người trong số đó đã không vượt qua được nạn đói khốc liệt. Khi đó, người dân Hà Nội đã tự bảo nhau quy tập hài cốt của những người bị chết đói đưa về để chôn cất tại Nghĩa trang Hợp Thiện.

Năm 1951, Hội Hợp Thiện xây dựng Khu tưởng niệm để quy tập hài cốt của những người bị chết vì oanh tạc và nạn đói năm 1944 - 1945 ở rải rác quanh khu vực Nghĩa trang Hợp Thiện và một số nơi trên các đường phố Hà Nội.

Ngày nay, Khu tưởng niệm là chứng tích cuối cùng sau nạn đói lịch sử năm 1944 - 1945 còn sót lại trên địa bàn toàn miền Bắc, Việt Nam (từ Quảng Trị trở ra). Ngày 18/12/2001, Khu tưởng niệm đã được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng Di tích lịch sử cấp thành phố theo Quyết định số 7836/QĐ-UB.

Các đại biểu dâng hương tại Khu tưởng niệm
Các đại biểu dâng hương tại khu tưởng niệm

Ngày 5/8/2005, UBND thành phố Hà Nội có Quyết định số 5563/QĐ-UB về việc gắn biển Khu tưởng niệm đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói năm 1944 - 1945 là một trong 47 điểm di tích cách mạng kháng chiến ở Hà Nội, với nội dung: “Đây là nơi tưởng niệm đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói năm 1945, nơi ghi dấu tội ác của phát xít Nhật và đế quốc Pháp đã gây nên thảm họa trên 2 triệu người Việt Nam bị chết vì nạn đói”.

Việc xây dựng và khánh thành Nhà Tiếp linh tại Khu tưởng niệm nhằm phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa của khu tưởng niệm nói riêng và trên địa bàn quận Hai Bà Trưng nói chung.

Đọc thêm

Nâng tầm tri ân, lan tỏa đạo nghĩa, khơi dậy khát vọng hòa bình Người Hà Nội

Nâng tầm tri ân, lan tỏa đạo nghĩa, khơi dậy khát vọng hòa bình

TTTĐ - Hơn cả một chương trình nghệ thuật, “Ơn nghĩa sinh thành” còn là chuỗi hoạt động nối dài các công tác xã hội, thiện nguyện mà báo Tuổi trẻ Thủ đô đã bền bỉ thực hiện suốt những năm qua. Hướng đến các Anh hùng liệt sĩ đã hi sinh thân mình bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc, hướng đến những Mẹ Việt Nam Anh hùng chịu đựng nỗi đau mất mát những người con để đất nước được thống nhất, hướng đến các gia đình chính sách, báo Tuổi trẻ Thủ đô muốn nâng tầm tri ân, lan tỏa đạo nghĩa và khơi dậy khát vọng hòa bình trong mỗi người Việt.
Đổi thay của chợ truyền thống: Văn minh, an toàn, hiệu quả Nhịp điệu cuộc sống

Đổi thay của chợ truyền thống: Văn minh, an toàn, hiệu quả

TTTĐ - Việc thực hiện mô hình “Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả" đã góp phần hình thành những chuẩn mực văn hóa của người dân, tiểu thương; qua đó góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Khắc lên lịch sử đất nước những dấu son tươi đỏ Người Hà Nội

Khắc lên lịch sử đất nước những dấu son tươi đỏ

TTTĐ - Phát huy truyền thống truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc, nền tảng Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến - anh hùng và đặc biệt là phong trào “Ba sẵn sàng”, 60 năm qua, lớp lớp thanh niên Thủ đô vẫn cùng nhau chung tay, góp sức khắc sâu thêm những dấu son chói đỏ về tinh thần sẵn sàng, tự nguyện đi đến bất cứ nơi đâu Tổ quốc cần, lan tỏa tình yêu hòa bình cháy bỏng trong mỗi người.
Hình thành lối ứng xử văn minh tại các di tích Nhịp điệu cuộc sống

Hình thành lối ứng xử văn minh tại các di tích

TTTĐ - Việc đưa Quy tắc ứng xử vào triển khai trong các di tích lịch sử ở huyện Gia Lâm và Long Biên đang góp phần hình thành nên lối ứng xử văn minh của người dân tại nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Những mô hình quy tắc ứng xử tạo chuyển biến lớn trong giao tiếp Nhịp điệu cuộc sống

Những mô hình quy tắc ứng xử tạo chuyển biến lớn trong giao tiếp

TTTĐ - Tích cực triển khai những mô hình điểm, nhận thức về việc ứng xử văn minh, lịch sự trong giao tiếp của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã có những chuyển biến tích cực.
Bền bỉ từng ngày đưa quy tắc ứng xử vào đời sống Người Hà Nội

Bền bỉ từng ngày đưa quy tắc ứng xử vào đời sống

TTTĐ - Không chỉ là những tấm bảng treo ở nơi công cộng, gần 1 thập kỷ qua, 2 Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội bền bỉ thẩm thấu vào đường ăn, nếp ở, hành xử của mỗi người dân Thủ đô để cùng lan toả và xây dựng hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Không gian văn hóa sáng tạo hút khách du lịch tới Thủ đô Người Hà Nội

Không gian văn hóa sáng tạo hút khách du lịch tới Thủ đô

TTTĐ - Thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, 6 tháng qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều dấu ấn rõ nét. Đáng kể đến là, số lượng và chất lượng hoạt động của những không gian văn hóa sáng tạo đang góp phần thu hút lượng du khách đến Thủ đô.
Huyện Đan Phượng: Chú trọng đầu tư cho các thiết chế văn hóa Người Hà Nội

Huyện Đan Phượng: Chú trọng đầu tư cho các thiết chế văn hóa

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Đan Phượng đã đầu tư mạnh cho hệ thống thiết chế văn hóa. Nhờ đó, nhiều mô hình nhà văn hóa thôn và Trung tâm văn hóa - thể thao xã đã phát huy hiệu quả.
Bài 5: Để hương ước không chỉ nằm trên giấy… Nhịp điệu cuộc sống

Bài 5: Để hương ước không chỉ nằm trên giấy…

TTTĐ - Làm sao để hương ước, quy ước Hà Nội gắn bó thiết thực với người dân, đồng hành cùng công cuộc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã dành cho phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô cuộc trò chuyện tâm huyết và thú vị.
Bài 4: Gạn đục khơi trong Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Gạn đục khơi trong

TTTĐ - Tác dụng của hương ước, quy ước đối với đời sống Nhân dân tại Hà Nội còn như một tấm màng lọc khổng lồ, “gạn đục khơi trong” để những hủ tục lạc hậu của hương ước bị xóa bỏ cho phù hợp với đời sống hiện nay và nhân lên những điều tốt đẹp trong cộng đồng.
Xem thêm