Tag
Nghị quyết số 68-NQ/TƯ

Khích lệ tinh thần doanh nhân, khơi mở nguồn lực phát triển

Doanh nghiệp 10/05/2025 08:00
aa
TTTĐ - Sự ra đời của Nghị quyết số 68-NQ/TƯ do Bộ Chính trị ban hành ngày 4/5 đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong tư duy và chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam.
Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân Phải có cơ chế tháo gỡ các điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của kinh tế tư nhân Tạo động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp, doanh nhân dám nghĩ, dám làm

Khẳng định mạnh mẽ vai trò "một động lực quan trọng nhất" của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết 68 không chỉ mang tính đột phá mà còn thắp lên niềm tin, khơi dậy khát vọng cống hiến của cộng đồng doanh nhân, hứa hẹn giải phóng toàn bộ sức sản xuất, đưa kinh tế tư nhân Việt Nam vươn tầm khu vực và thế giới.

"Cởi trói" thể chế, khơi thông nguồn lực

Trong suốt chặng đường đổi mới và phát triển đất nước, kinh tế tư nhân đã từng bước khẳng định vị thế và vai trò của mình. Với gần một triệu doanh nghiệp đang hoạt động và khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, khu vực này hiện đóng góp khoảng 51% GDP cả nước và tạo ra hơn 40 triệu việc làm.

Những con số ấn tượng này là minh chứng sống động cho sức sống mãnh liệt và tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên, ở cấp độ cao nhất, vai trò của kinh tế tư nhân được định vị là "động lực quan trọng nhất", một sự thay đổi mang tính cách mạng trong tư duy, tạo nền tảng vững chắc cho những chính sách hỗ trợ và phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Nghị quyết 68 đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng nhưng cũng vô cùng truyền cảm hứng: Đến năm 2030, cả nước phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động, đóng góp 55 - 58% GDP; đến năm 2045, con số này sẽ là ít nhất 3 triệu doanh nghiệp, đóng góp trên 60% GDP.

Đây không chỉ là những con số biết nói mà còn là cam kết chính trị mạnh mẽ, thể hiện niềm tin và kỳ vọng to lớn của Đảng và Nhà nước vào sức mạnh nội sinh của khu vực kinh tế tư nhân.

Nghị quyết đã chỉ rõ 5 quan điểm chỉ đạo cốt lõi, trong đó nhấn mạnh phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả và chất lượng cao là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa mang tính chiến lược. Điều này đòi hỏi sự cụ thể hóa trong các chiến lược, chính sách phát triển quốc gia nhằm giải phóng mọi tiềm năng, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển.

Một trong những điểm nghẽn lớn nhất được Nghị quyết 68 tập trung tháo gỡ chính là các rào cản về điều kiện kinh doanh. Việc bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý được xem là giải pháp then chốt.

Nghị quyết 68 đặt ra những mục tiêu đến năm 2030, cả nước phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động, đóng góp 55-58% GDP
Nghị quyết 68 đặt ra mục tiêu đến năm 2030, cả nước phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động, đóng góp 55 - 58% GDP

Bên cạnh đó, hàng loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân về vốn, đất đai, lao động chất lượng cao theo hướng công bằng, minh bạch và chi phí hợp lý cũng được đề ra. Đặc biệt, Nghị quyết thể hiện sự quyết liệt trong việc cải cách quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và doanh nghiệp.

Các quy định về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp sẽ được thu gọn, rõ ràng và minh bạch hơn. Việc chỉ thanh tra một lần mỗi năm và chỉ khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng được xem là một bổ sung mang tính quyết đoán, có thể tháo gỡ tâm lý "sợ lớn" ở không ít doanh nghiệp tư nhân.

Giới chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp đã nồng nhiệt đón nhận Nghị quyết 68, coi đây là một "cuộc cách mạng về tư duy và thể chế", một "bước ngoặt lịch sử".

Chia sẻ bên lề Tọa đàm “Chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ: Tác động và điều chỉnh chiến lược cho Việt Nam”, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, đánh giá cao tinh thần đột phá của Nghị quyết, đặc biệt là việc xác định rõ kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung cho rằng, văn kiện lần này không chỉ dừng lại ở việc xác định vai trò mà còn đưa ra một hệ thống giải pháp đủ mạnh để gỡ bỏ những rào cản khiến doanh nghiệp tư nhân Việt Nam "không lớn được hoặc không muốn lớn".

Một điểm nhấn quan trọng khác trong Nghị quyết là việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế. Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội phấn khởi cho rằng quy định này sẽ giúp các doanh nghiệp tư nhân có một không gian mới trong phát triển.

Ông Mạc Quốc Anh nhận định, đây là một tín hiệu mạnh mẽ, củng cố niềm tin cho doanh nhân, khuyến khích họ mạnh dạn đầu tư, đổi mới sáng tạo mà không phải e dè trước những rủi ro pháp lý không đáng có.

Đối với các doanh nghiệp khoa học công nghệ hay các doanh nghiệp nhỏ và vừa, những chính sách hỗ trợ cụ thể như miễn thuế 3 năm cho doanh nghiệp thành lập mới, hay cho phép doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các lĩnh vực công nghiệp an ninh, quốc phòng, thực sự là nguồn động viên to lớn.

Ông Đào Ngọc Nam, Chủ tịch Công ty An Việt Group, cho biết rằng, sau Nghị quyết 57 vừa qua đã tạo động lực rất lớn cho các doanh nghiệp khoa học công nghệ như chúng tôi tự tin để phát triển. Tiếp theo là Nghị quyết 68 của Trung ương tạo động lực cho kinh tế tư nhân phát triển... Điều này sẽ tạo sự tự tin cho các doanh nghiệp hay chuyển đổi các hộ kinh doanh cá thể sang kinh tế tư nhân một cách chính thống hơn.

Tạo cơ chế thực thi đồng bộ, minh bạch

Để Nghị quyết 68 thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, việc xây dựng một cơ chế thực thi đồng bộ, minh bạch và hiệu quả là yếu tố then chốt. Các chuyên gia và doanh nghiệp đều đồng tình rằng, tinh thần của Nghị quyết cần được nhanh chóng luật hóa và cụ thể hóa bằng các chính sách, quy định cụ thể.

Tại Tọa đàm “Chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ: Tác động và điều chỉnh chiến lược cho Việt Nam”, GS.TS Tạ Văn Lợi, Hiệu trưởng Trường Kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân, nhấn mạnh rằng để kinh tế tư nhân thực sự trở thành trụ cột, Chính phủ cần tiếp tục cải cách thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và có tính cạnh tranh cao.

Tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, đề xuất cần sớm ban hành Luật Phát triển kinh tế tư nhân. Theo ông, một đạo luật riêng sẽ tương xứng với quy mô và tầm vóc của khu vực kinh tế này, đồng thời tạo cơ sở pháp lý vững chắc để rà soát, loại bỏ những quy định chồng chéo, hạn chế sự phát triển từ cấp Trung ương đến địa phương. Luật này cần quy định rõ ràng "những gì luật pháp cấm thì mới biết được cái gì không cấm và doanh nghiệp được làm", với những danh mục rõ ràng về ngành nghề, hành vi bị cấm.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, nếu chỉ dừng ở nghị quyết mà hệ thống pháp luật chậm cập nhật thì sẽ khó triển khai trên thực tế. Theo các doanh nhân, muốn nghị quyết đi vào đời sống, các bộ, ngành phải sửa đổi nhanh các luật, nghị định, thông tư, đồng thời loại bỏ tình trạng chồng chéo giữa các địa phương.

Để đạt được mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 và 3 triệu doanh nghiệp vào năm 2045, bên cạnh việc ươm mầm doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp lớn mạnh, đóng vai trò dẫn dắt thị trường, tạo ra các chuỗi giá trị và lan tỏa hiệu ứng tích cực.

Đáp lại những kỳ vọng này, Chính phủ đã và đang có những hành động quyết liệt. Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết, ngay trong Kỳ họp Quốc hội khai mạc ngày 5/5 cũng sẽ xem xét một Nghị quyết của Quốc hội về những giải pháp tháo gỡ vướng mắc từ Nghị quyết 68. Điều này cho thấy khoảng cách từ Nghị quyết của Bộ Chính trị tới thực thi pháp luật đang được rút ngắn đáng kể.

Khích lệ tinh thần doanh nhân, khơi mở nguồn lực phát triển
Để Nghị quyết 68 thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, việc xây dựng một cơ chế thực thi đồng bộ, minh bạch và hiệu quả là yếu tố then chốt

Hơn nữa, Chính phủ cũng đang nỗ lực chuyển đổi tư duy quản lý Nhà nước từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm bớt gánh nặng thủ tục cho doanh nghiệp. Công điện số 56 ngày 4/5 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính là một minh chứng rõ nét.

Nghị quyết 68 đã mở ra một "đường băng" đủ dài và vững chắc. Giờ đây, điều quan trọng là sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự chủ động, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp và sự giám sát, đồng hành của toàn xã hội.

Chỉ khi đó, những mục tiêu đầy khát vọng của Nghị quyết mới có thể trở thành hiện thực, đưa kinh tế tư nhân Việt Nam thực sự "cất cánh", trở thành cỗ máy tăng trưởng mạnh mẽ, là lực lượng nòng cốt đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên của sáng tạo, hội nhập và thịnh vượng. Niềm tin đã được trao, những điểm nghẽn đang dần được tháo gỡ, đã đến lúc hành động để khơi dậy mọi nguồn lực, đưa Việt Nam vững bước trên con đường phát triển.

Đọc thêm

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68: Những việc cần làm ngay Doanh nghiệp

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68: Những việc cần làm ngay

TTTĐ - Chiều 9/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68 - Những việc cần làm ngay”.
Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh Doanh nghiệp

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh

TTTĐ - Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV kiến nghị Chính phủ cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh với các tiêu chí thống nhất, minh bạch...
Vừa thanh tra vừa kiểm toán thì hết thời gian sản xuất, kinh doanh Doanh nghiệp

Vừa thanh tra vừa kiểm toán thì hết thời gian sản xuất, kinh doanh

TTTĐ - Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, cái gì đã thanh tra rồi thì thôi kiểm toán, nếu một nội dung vừa bị thanh tra vừa bị kiểm toán thì chắc hết thời gian để hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Khi “trợ lý số” bước vào trạm xăng... Doanh nghiệp

Khi “trợ lý số” bước vào trạm xăng...

TTTĐ - Chuyển đổi số đã len lỏi vào từng ngóc ngách đời sống kinh tế, từ bán lẻ, vận tải đến tài chính - ngân hàng. Giờ đây, ngay cả những cửa hàng xăng dầu vốn quen với sổ sách, máy tính tiền đơn giản cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ, quản lý tồn kho, công nợ, log bơm… chỉ bằng vài thao tác trên điện thoại. Một xu hướng mới đang âm thầm định hình: Cây xăng truyền thống đang có thêm một “trợ lý số” đắc lực - và đó là lựa chọn không chỉ dành cho các ông lớn.
Hải Dương: Xây dựng môi trường hấp dẫn doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp

Hải Dương: Xây dựng môi trường hấp dẫn doanh nghiệp tư nhân

TTTĐ - Với hơn 20.000 doanh nghiệp đang hoạt động, hàng nghìn hộ kinh doanh cá thể, kinh tế tư nhân của Hải Dương đang đóng góp đáng kể vào GRDP của tỉnh.
Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, khẳng định mạnh mẽ vai trò "động lực quan trọng nhất" của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết mang tính đột phá, đặt ra mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn 2045, kỳ vọng giải phóng toàn bộ sức sản xuất, đưa kinh tế tư nhân Việt Nam vươn tầm khu vực và thế giới.
TikTok “Hè hay đấy” 2025: Giải pháp mới giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mùa hè Doanh nghiệp

TikTok “Hè hay đấy” 2025: Giải pháp mới giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mùa hè

TTTĐ - Để đồng hành cùng các thương hiệu trên hành trình chinh phục mùa hè sôi động, TikTok chính thức khởi động chiến dịch "Hè hay đấy 2025" – chuỗi hoạt động và giải pháp toàn diện được thiết kế để giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng, tối ưu hóa chiến dịch marketing và bứt phá doanh số.
Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam Doanh nghiệp

Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam

TTTĐ - Vào lúc 18h50’ ngày 7/5, dự án phát triển mỏ Đại Hùng giai đoạn 3 (phase 3) chính thức đưa vào khai thác dòng dầu đầu tiên với lưu lượng 6.000 thùng/ngày - về đích sớm 20 ngày so với kế hoạch hiệu chỉnh. Đây là dấu mốc rất ý nghĩa đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển Doanh nghiệp

Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển

TTTĐ - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Theo các chuyên gia, Nghị quyết đã đưa ra các chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao, khuyến khích chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và kết nối chuỗi giá trị toàn cầu.
Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số Doanh nghiệp

Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số

TTTĐ - Nắm bắt thời điểm vàng trong mùa cao điểm sản xuất kinh doanh giữa năm, đồng thời thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số - hai động lực tăng trưởng chiến lược giai đoạn 2025 - 2030, HDBank tiên phong triển khai hai gói tín dụng quy mô lên đến 35.000 tỷ đồng.
Xem thêm