Tag

Không thay đổi thời hạn khởi công 2 dự án đường sắt lớn

Giao thông 26/04/2025 20:31
aa
TTTĐ - Sáng 26/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với 9 tỉnh, thành phố có các dự án đường sắt trên địa bàn.
Tạo chuyển biến và nhận thức trong vận hành đường sắt đô thị Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ lễ 30/4 Quyết tâm khởi công xây dựng Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam trước ngày 31/12/2026
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án đướng sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án đướng sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự hội nghị có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo các địa phương; lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn.

Triển khai các dự án đường sắt lớn

Vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã rất tích cực xem xét các đề nghị của Chính phủ liên quan phát triển ngành đường sắt, bao gồm: Nâng cấp, các tuyến đường sắt đã có; nối lại các tuyến đường sắt đã có trước đây đang gián đoạn; triển khai các dự án đường sắt lớn, như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP HCM.

Quốc hội đã ban hành các Nghị quyết số 172, số 187 và số 188 liên quan phát triển đường sắt, gồm: Nghị quyết chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, TP HCM.

Tại phiên họp lần thứ nhất ngày 29/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã giao 24 nhiệm vụ cho các bộ, ngành và địa phương tập trung vào tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án.

Thủ tướng giao các cơ quan khẩn trương hoàn thiện Nghị quyết thống nhất các cơ chế đặc thù cho tất cả dự án đường sắt, trình Chính phủ trong tháng 4 để trình Quốc hội trước ngày 5/5 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng giao các cơ quan khẩn trương hoàn thiện Nghị quyết thống nhất các cơ chế đặc thù cho tất cả dự án đường sắt, trình Chính phủ trong tháng 4 để trình Quốc hội trước ngày 5/5 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo các báo cáo, ý kiến tại phiên họp, trong 19 nhiệm vụ theo tiến độ, có 12 nhiệm vụ chưa đến hạn, đã hoàn thành 6 nhiệm vụ, còn 1 nhiệm vụ chậm; cùng với 5 nhiệm vụ thường xuyên.

Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết triển khai Nghị quyết số 172 của Quốc hội và được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 106 ngày 23/4/2025; đã trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết triển khai Nghị quyết số 187 của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ đang lấy ý kiến của các thành viên Chính phủ.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP trong đó bổ sung quy định việc tạm sử dụng rừng và hoàn trả rừng để thực hiện thi công công trình tạm phục vụ dự án.

Bộ Khoa học và Công nghệ đang xây dựng Nghị định quy định phát triển khoa học, công nghệ đường sắt và quy định chi tiết về việc nghiên cứu, ứng dụng, nhận chuyển giao công nghệ.

Bộ Tài chính đã hoàn thiện thủ tục, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đề xuất dự án Tuyến số 3, đoạn ga Hà Nội - Yên Sở (Hoàng Mai) theo đề nghị của UBND TP Hà Nội; đã có ý kiến về việc dừng sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài đối với dự án đường sắt đô thị TP HCM, Tuyến số 2 đoạn Bến Thành - Tham Lương và điều chỉnh nguồn vốn cho dự án.

Lãnh đạo các bộ, ngành địa phương dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Lãnh đạo các bộ, ngành địa phương dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ Tài chính đang chỉ đạo, tổ chức lập, hoàn thiện Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt. Bộ cũng đang thực hiện nhiệm vụ trình Thủ tướng thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước trong tháng 4/2025 để tiến hành thẩm định cùng với quá trình lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang rà soát quy hoạch các đại học, cao đẳng bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu đào tạo trong nước phục vụ đầu tư, quản lý, khai thác, vận hành và phát triển công nghiệp đường sắt.

Tổng công ty Đường sắt đang lập hồ sơ dự án Tổ hợp công nghiệp đường sắt; có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt đẩy nhanh tiến độ dự án; UBND TP Hà Nội nghiên cứu xem xét quyết định theo thẩm quyền hướng dẫn, hoàn thiện các thủ tục giao đất cho Tổng công ty để xây dựng tổ hợp này.

Cũng tại cuộc họp, các đại biểu đã báo cáo về tình hình thực hiện các dự án: 3 tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn và Hải Phòng - Móng Cái; tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam; các dự án đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM.

Lãnh đạo các bộ, ngành địa phương dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Lãnh đạo các bộ, ngành địa phương dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

"Thần tốc, thần tốc hơn nữa, tạo bạo, táo bạo hơn nữa"

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao; biểu dương các cơ quan, địa phương, trong đó có Bộ Xây dựng, Hải Phòng, Hà Nội, TP HCM chủ động, tích cực triển khai công việc.

Đánh giá cao các ý kiến, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng và các cơ quan tiếp thu các ý kiến để khẩn trương trình ban hành thông báo kết luận của phiên họp.

Với khí thế của những ngày tháng 4 lịch sử cách đây 50 năm, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương, đơn vị cần "thần tốc, thần tốc hơn nữa; tạo bạo, táo bạo hơn nữa", phát huy tinh thần trách nhiệm, phân công "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền", "nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn", triển khai công việc nhanh, quyết liệt, quyết đoán, tạo động lực, truyền cảm hứng làm việc.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ động, tích cực, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để tổ chức thực hiện.

Về nhiệm vụ tổng thể, Thủ tướng yêu cầu, tiếp tục tập trung triển khai đồng bộ các dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, các tuyến đường sắt tại Hà Nội và TPHCM. Tinh thần là vừa phải triển khai công việc trước mắt, vừa phải triển khai các công việc lâu dài, xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, đào tạo nhân lực…

Thủ tướng nêu rõ mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026.

Về vốn, Thủ tướng chỉ đạo huy động đa dạng các nguồn vốn, gồm vốn tự có của Trung ương, địa phương, vốn vay, phát hành trái phiếu của Chính phủ và doanh nghiệp, hợp tác công tư…

Về vốn, Thủ tướng chỉ đạo huy động đa dạng các nguồn vốn, gồm vốn tự có của Trung ương, địa phương, vốn vay, phát hành trái phiếu của Chính phủ và doanh nghiệp, hợp tác công tư… - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Về vốn, Thủ tướng chỉ đạo huy động đa dạng các nguồn vốn, gồm vốn tự có của Trung ương, địa phương, vốn vay, phát hành trái phiếu của Chính phủ và doanh nghiệp, hợp tác công tư… - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về pháp lý, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp khẩn trương hoàn thiện Nghị quyết thống nhất các cơ chế đặc thù cho tất cả dự án đường sắt, trình Chính phủ trong tháng 4 và trình Quốc hội trước ngày 5/5.

Với 4 nghị định của Chính phủ, Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng Nghị định về thiết kế tổng thể kỹ thuật và các cơ chế đặc thù, đặc biệt; Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng Nghị định về tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp đặt hàng cung cấp dịch vụ, hàng hóa; Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng Nghị định về phát triển khoa học công nghệ đường sắt; Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì xây dựng Nghị định về tạm sử dụng, hoàn trả rừng. Các nghị định hoàn thành trong tháng 5/2025.

Về phát triển công nghiệp đường sắt, phục vụ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Thủ tướng nêu rõ, phải chuyển giao và làm chủ công nghệ hiện đại; quản trị khoa học, thông minh; đào tạo nhân lực chất lượng cao. Bộ Xây dựng và Bộ Giáo dục và Đào tạo có đề án, kế hoạch đào tạo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn ở các trình độ công nhân kỹ thuật, kỹ sư, tiến sĩ.

Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục dịch vụ hàng hóa công nghiệp đường sắt, hoàn thành chậm nhất trong nửa đầu tháng 6/2025.

Bộ Công thương chủ trì xây dựng Đề án về phát triển công nghiệp đường sắt; Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng Đề án về phát triển nguồn nhân lực. Thời gian hoàn thành của 2 đề án trong quý 2 năm 2025.

Cùng với đó, phải huy động các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân có năng lực công nghệ và sản xuất tham gia các dự án và phát triển công nghiệp đường sắt. Trong đó, Bộ Xây dựng giao các tập đoàn như VNPT, Viettel nghiên cứu tiếp nhận, phát triển, làm chủ công nghệ hệ thống thông tin, tín hiệu và hệ thống điều khiển của các dự án đường sắt.

Thủ tướng yêu cầu phải huy động các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân có năng lực công nghệ và sản xuất tham gia các dự án và phát triển công nghiệp đường sắt - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu phải huy động các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân có năng lực công nghệ và sản xuất tham gia các dự án và phát triển công nghiệp đường sắt - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, tại Nghị quyết số 106/NQ-CP, Chính phủ đã chấp thuận kế hoạch tổng thể triển khai, bảo đảm khởi công chậm nhất trong tháng 12 năm 2026, Thủ tướng đề nghị các bộ ngành, địa phương căn cứ các mốc tiến độ tổng thể và nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương.

Với dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, các cơ quan tiếp tục trao đổi, làm việc, thúc đẩy phía Trung Quốc để sớm hoàn thành công tác đàm phán hiệp định vay, đáp ứng tiến độ triển khai Dự án.

Về giải phóng mặt bằng cho các dự án, Thủ tướng nêu rõ, luật, cơ chế, chính sách đã có, các địa phương phải chủ động giải phóng mặt bằng, huy động cả hệ thống chính trị và các lực lượng vào cuộc; đặc biệt cần hoàn thành giải phóng mặt bằng cho dự án Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong tháng 9 năm nay.

Với các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, T PHCM, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần phân cấp, yêu cầu các địa phương vận dụng các cơ chế, chính sách đặc thù đã có trong tổ chức thực hiện, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn thêm nếu có vướng mắc.

Thủ tướng chỉ đạo UBND TP Hà Nội và TP HCM khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết, tiến độ công việc triển khai các cơ chế chính sách của Nghị quyết số 188/2025/QH15 áp dụng cho hai Thành phố và ban hành kế hoạch riêng của mỗi thành phố thuộc thẩm quyền của địa phương.

Đọc thêm

Gắn tuyên truyền với xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông Giao thông

Gắn tuyên truyền với xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông

TTTĐ - Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, toàn giao thông năm 2025.
Hà Nội đồng loạt vệ sinh biển báo hiệu, dải phân cách giao thông Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội đồng loạt vệ sinh biển báo hiệu, dải phân cách giao thông

TTTĐ - Ngày 26/4, Sở Xây dựng Hà Nội thông báo kế hoạch chỉnh trang hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị, bảo đảm mỹ quan đô thị phục vụ các sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Triệu Sơn (Thanh Hoá): Tai nạn giao thông khiến 2 người tử vong Giao thông

Triệu Sơn (Thanh Hoá): Tai nạn giao thông khiến 2 người tử vong

Khoảng 5h15 ngày 23/4/2025, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Thanh Hoá nhận được tin báo tại Km332+50 trên tuyến cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 (đoạn qua địa phận xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe ô tô tải, khiến 2 người tử vong và mắc kẹt trong cabin…
Khẩn trương rà soát, sửa chữa, khắc phục ngay hệ thống cầu treo trên toàn quốc Giao thông

Khẩn trương rà soát, sửa chữa, khắc phục ngay hệ thống cầu treo trên toàn quốc

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 51/CĐ-TTg ngày 24/4/2025 về việc khẩn trương rà soát, sửa chữa, khắc phục ngay hệ thống cầu treo trên toàn quốc, bảo đảm an toàn giao thông và sinh hoạt của Nhân dân.
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường liên xã Giao thông

Đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường liên xã

TTTĐ - Những tuyến đường liên xã, "sợi dây" kết nối quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, ngoại thành thành phố Hà Nội đang đối mặt với những thách thức không nhỏ về an toàn giao thông. Thực trạng hạ tầng chưa đồng bộ cùng với ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người dân đôi khi còn hạn chế đã dẫn đến những vụ tai nạn đáng tiếc.
Quyết tâm khởi công xây dựng Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam trước ngày 31/12/2026 Giao thông

Quyết tâm khởi công xây dựng Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam trước ngày 31/12/2026

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 23/4/2025 về kế hoạch triển khai Nghị quyết số 172/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Triển khai dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 và các tuyến giao thông kết nối Giao thông

Triển khai dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 và các tuyến giao thông kết nối

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 3475/VPCP-CN ngày 22/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về triển khai dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 và các tuyến giao thông kết nối (Dự án).
Hải Dương: Đầu tư hơn 769 tỷ đồng xây dựng đường huyện ĐH02 (GĐ1) Giao thông

Hải Dương: Đầu tư hơn 769 tỷ đồng xây dựng đường huyện ĐH02 (GĐ1)

TTTĐ - Dự án nhằm từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông huyện Ninh Giang theo quy hoạch tổng thể phát triển của tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Nhiều tuyến tàu, xe liên tục "cháy" vé dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Giao thông

Nhiều tuyến tàu, xe liên tục "cháy" vé dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 năm nay người lao động trên cả nước được nghỉ 5 ngày (từ ngày 30/4 - 4/5), lại trùng với dịp khai trương mùa du lịch trong năm tại nhiều tỉnh thành, do đó, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao dẫn đến tình trạng nhiều tuyến tàu, xe liên tục "cháy" vé. Đặc biệt, là các tuyến Hà Nội đi các tỉnh miền Trung.
Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ dự án cầu Trà Khúc 1 Giao thông

Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ dự án cầu Trà Khúc 1

TTTĐ - Với tổng mức đầu tư 2.199 tỷ đồng, dự án xây dựng cầu Trà Khúc 1 mới đang được tỉnh Quảng Ngãi tập trung chỉ đạo và triển khai khẩn trương theo đúng kế hoạch đề ra, với mục tiêu quan trọng là khởi công công trình trước ngày 15/10/2025.
Xem thêm