Tag

Kiểm soát quyền lực, chống tiêu cực trong xây dựng văn bản pháp luật

Tin tức 12/02/2025 10:29
aa
TTTĐ - Việc sửa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật...
Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên mới

Sáng 12/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày tờ trình về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc xây dựng, ban hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) là cần thiết, nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật tại Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương lần thứ sáu khóa XIII, Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật...

Dự thảo Luật bố cục gồm 8 chương, 72 điều (giảm 9 chương tương ứng với 53% số chương, 101 điều tương ứng với 58,4% số điều so với luật năm 2015).

Kiểm soát quyền lực, chống tiêu cực trong xây dựng văn bản pháp luật
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tập trung 7 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật.

Cụ thể đó là tiếp tục đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường kiểm soát quyền lực; phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy; bổ sung quy định Chính phủ ban hành nghị quyết quy phạm; đổi mới việc xây dựng chương trình lập pháp của Quốc hội theo hướng xây dựng định hướng lập pháp nhiệm kỳ, chương trình lập pháp hằng năm của Quốc hội với tính chất linh hoạt cao.

Cùng với đó là đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; dự thảo luật quy định cơ quan trình chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan thẩm tra và các cơ quan có liên quan trong việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội để chỉnh lý dự thảo luật.

Bên cạnh đó, dự thảo luật bổ sung các quy định nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bổ sung quy định về các trường hợp, nguyên tắc, tiêu chí, thẩm quyền hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.

Kiểm soát quyền lực, chống tiêu cực trong xây dựng văn bản pháp luật
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, đối với quy định về quan hệ giữa quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo văn bản, một số ý kiến đề nghị nghiên cứu, rà soát để có thể quy định gọn hơn quy trình soạn thảo đối với dự án đã thực hiện quy trình xây dựng chính sách để tránh trùng lặp về quy trình, thủ tục, góp phần đẩy nhanh hơn tiến độ xây dựng văn bản.

Về quy trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết, Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với định hướng các dự án luật, nghị quyết về nguyên tắc sẽ được xem xét, thông qua trong một kỳ họp nhằm đẩy nhanh tiến độ ban hành nhưng vẫn bảo đảm chất lượng của văn bản.

Bên cạnh đó, để bảo đảm chất lượng luật, nghị quyết, đề nghị nghiên cứu, bổ sung các quy định nhằm phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trong quy trình xem xét, cho ý kiến và thông qua dự thảo luật, nghị quyết. Ví dụ như lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội trong quá trình xây dựng chính sách, tổ chức soạn thảo; tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để thảo luận, cho ý kiến về dự án luật, nghị quyết trước khi cơ quan trình chính thức trình dự án; tăng thời gian thảo luận tổ về dự án luật, nghị quyết trong kỳ họp để đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến kỹ lưỡng và cơ quan trình tiếp thu, giải trình trước khi Quốc hội thảo luận tại hội trường…

Về việc xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền đối với các vấn đề lớn của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, điểm a khoản 2 Điều 67 của dự thảo luật quy định: “Đối với dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội… Đảng ủy Quốc hội có trách nhiệm xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc trình Bộ Chính trị báo cáo xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng”.

Về vấn đề này, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật nhận thấy, quy định nêu trên của dự thảo luật thể chế hóa phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 14 của Quy định số 178-QĐ/TW của Bộ Chính trị, nhưng quy định này tương thích với quy trình của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành là cơ quan chủ trì thẩm tra giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết.

Tuy nhiên, dự thảo luật đã chuyển trách nhiệm chủ trì tiếp thu, chỉnh lý cho cơ quan trình, do đó, đề nghị quy định theo hướng tổ chức đảng của cơ quan trình có trách nhiệm xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề lớn của dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết.

Đọc thêm

Để cán bộ là yếu tố "then chốt" trong kỷ nguyên mới Tin tức

Để cán bộ là yếu tố "then chốt" trong kỷ nguyên mới

TTTĐ - Trong nhiều nhiệm kỳ gần đây, Thành ủy Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện toàn diện và đồng bộ các khâu trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tạo nhiều bước tiến quan trọng. Trong đó nổi bật là TP đã đổi mới trong tư duy, cách làm về phân cấp đào tạo bồi dưỡng cán bộ; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng từng bước đi vào chiều sâu và thưc chất; đổi mới chương trình bồi dưỡng, chú trọng bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới và kỹ năng mềm...
Con người là yếu tố quyết định của bộ máy sau tinh gọn Tin tức

Con người là yếu tố quyết định của bộ máy sau tinh gọn

TTTĐ - Trong sắp xếp tổ chức bộ máy, việc đánh giá, lựa chọn đúng người, bố trí đúng việc là điều rất quan trọng, đòi hỏi từng cấp ủy TP Hồ Chí Minh, nhất là người đứng đầu các cấp không chỉ công tâm, khách quan, chính trực mà còn phải dũng cảm và quyết liệt.
Tạo mọi điều kiện để Hội phụ nữ các cấp hoạt động hiệu quả Tin tức

Tạo mọi điều kiện để Hội phụ nữ các cấp hoạt động hiệu quả

TTTĐ - Chiều 17/3, Đoàn đại biểu Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam do đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam dẫn đầu đã tới thăm, chúc mừng Đảng bộ thành phố Hà Nội nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố(17/3/1930-17/3/2025).
Ủy ban MTTQ Việt Nam TP thăm, chúc mừng Đảng bộ TP Hà Nội Tin tức

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP thăm, chúc mừng Đảng bộ TP Hà Nội

TTTĐ - Sáng 17/3, Đoàn đại biểu MTTQ Việt Nam TP, các tổ chức thành viên và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô do đồng chí Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP làm trưởng đoàn đã đến chúc mừng Thành ủy Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng bộ TP.
Bài 4: Tiên phong vượt khó vì sự phát triển trong kỷ nguyên mới Tiêu điểm

Bài 4: Tiên phong vượt khó vì sự phát triển trong kỷ nguyên mới

TTTĐ - Đất nước đang chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới với những yêu cầu, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra, trong đó có việc sắp xếp tinh gọn bộ máy để đảm bảo sự vận hành hiệu quả, thực hiện các mục tiêu trong giai đoạn mới. Phát huy vài trò nêu gương, Đảng bộ TP Hà Nội đã quyết tâm sắp xếp, tinh gọn bộ máy đảm bảo chặt chẽ, tinh gọn, hiệu quả; tiên phong đưa các nghị quyết, quan điểm của Đảng vào cuộc sống...
Vĩnh Phúc phát huy tự lực, tự cường, phát triển nhanh, bền vững Tin tức

Vĩnh Phúc phát huy tự lực, tự cường, phát triển nhanh, bền vững

TTTĐ - Chiều 16/3, tại thành phố Vĩnh Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về tình hình kinh tế-xã hội, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.
Phát huy sức mạnh tổng hợp phát triển công nghiệp quốc phòng hiện đại Tin tức

Phát huy sức mạnh tổng hợp phát triển công nghiệp quốc phòng hiện đại

TTTĐ - Chiều 15/3, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì làm việc với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan về kết quả nghiên cứu, sản xuất công nghiệp quốc phòng công nghệ cao trong năm 2024, định hướng các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, góp phần cụ thể hóa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Bài 3: Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá Tiêu điểm

Bài 3: Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

TTTĐ - Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự chủ cho các đơn vị, địa phương...
Tổ chức thành công Hội nghị APEC, gắn với sự phát triển bền vững của Phú Quốc Tin tức

Tổ chức thành công Hội nghị APEC, gắn với sự phát triển bền vững của Phú Quốc

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh mục tiêu kép này trong Lễ phát động chuẩn bị Tuần lễ cấp cao APEC 2027, tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, chiều 14/3.
Không để các hoạt động chỉ đạo, điều hành bị gián đoạn trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy Tin tức

Không để các hoạt động chỉ đạo, điều hành bị gián đoạn trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Chiều 13/3, Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đã họp Phiên họp lần thứ nhất. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.
Xem thêm