Kinh nghiệm ứng xử với thông tin xấu độc trên mạng xã hội
Các đại biểu chia sẻ về kinh nghiệm ứng xử với thông tin xấu độc trên mạng xã hội cho đoàn viên, thanh niên
Bài liên quan
Bài 2: "Nướng" thời gian vào mạng xã hội
Hàng giả, hàng nhái tung hoành trên mạng xã hội
Biện pháp bảo vệ trước các tấn công - Bảo hiểm dữ liệu và an ninh mạng thời kì 4.0
Nhiều phụ nữ “sập bẫy” bởi những món quà từ bạn trai xứ lạ
Tại buổi tọa đàm, các diễn giả và đoàn viên, thanh niên đã có những trao đổi, chia sẻ hết sức hữu ích, thiết thực, rõ nét về mạng xã hội, thông tin xấu độc và vấn đề ứng xử với thông tin xấu độc trên mạng xã hội hiện nay.
Các diễn giả cho rằng, mạng xã hội có nhiều tiện ích nhưng cũng tiềm ẩn, tồn tại nhiều nguy cơ, mặt trái. Bên cạnh các thông tin bổ ích, có giá trị đối với xã hội thì còn vô số thông tin, hình ảnh có nội dung xấu độc, sai sự thật, trái với truyền thống văn hóa dân tộc cũng được tán phát lên mạng xã hội.
Chỉ một tin tức chưa được kiểm chứng trên thế giới ảo, những “anh hùng bàn phím” phán xét, gây tổn thương nhiều người, thậm chí không ít trường hợp đã tước đoạt cả mạng sống người khác…
Tọa đàm "Kinh nghiệm thanh niên tham gia ứng xử đối với thông tin xấu độc trên mạng xã hội" |
Từ những vấn đề đã và đang đặt ra, mỗi cán bộ trẻ, đoàn viên thanh niên công tác tại Bộ Thông tin và Truyền thông cần trở thành một người dùng mạng xã hội thông thái, có “sức đề kháng” với thông tin xấu, độc.
Việc người sử dụng nâng cao “sức đề kháng”, trang bị hiểu biết về pháp luật, bộ lọc văn hóa tốt, ứng xử văn minh trong tranh luận, phản biện, có năng lực về tin tức, đánh giá được độ tin cậy của thông tin trên mạng xã hội rất quan trọng. Có như vậy, việc khai thác, sử dụng mạng xã hội mới hiệu quả, thiết thực và lành mạnh.
Bên cạnh đó, mỗi tổ chức Đoàn cần không ngừng nâng cao nhận thức, bồi đắp về trách nhiệm cho thanh niên khi tham gia mạng xã hội; Thường xuyên làm công tác tuyên truyền để đoàn viên, thanh niên tự trang bị các phương pháp tiếp cận thông tin trên internet một cách khoa học và đúng đắn; Có thái độ phê phán, đấu tranh kiên quyết nhưng tỉnh táo với những luồng thông tin sai trái, xấu độc; Tổ chức các buổi diễn đàn, trao đổi về những dấu hiệu nhận biết, phân biệt nội dung tiêu cực trên không gian mạng, các cuộc thi, tìm hiểu về vấn đề có liên quan đến sử dụng mạng xã hội…