Tag
Chuyện phía sau những thương vụ lan bạc tỷ

Kỳ 1: Lan đột biến bán giá tiền tỷ, mua để ngắm hay chiêu trò “thổi giá - bán giống”?

Phóng sự 25/07/2020 07:00
aa
LTS: Chơi phong lan hiện nay không chỉ là một thú vui thư giãn tinh thần, mà còn là cách thể hiện đẳng cấp của nhiều người. Nhiều thương vụ mua bán lan lên đến hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, phía sau những vụ mua bán lan tiền tỷ ồn ào lâu nay là những bí mật chỉ có người chơi lan đầy kinh nghiệm mới biết!?
Bài 3: Thu lãi tiền tỷ mỗi năm nhờ nuôi cá sấu Cô gái trẻ kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ khởi nghiệp nông nghiệp sạch
5910 hoa lan
Địa lan kiếm Trần Mộng giá vái trăm triệu đồng/chậu, nay bị lan đột biến tiền tỷ qua mặt

Những thương vụ mua bán lan “kinh hoàng”

Cuối tháng 6, dân chơi hoa lan miệt Tiền Giang xôn xao bàn tán chuyện chủ một vườn lan ở TP Mỹ Tho bán 1 bông hoa lan giá 10 triệu đồng, bán 1 mầm cây (kie) dài khoảng 20 cm giá 2 tỷ đồng. Giới chơi lan Tiền Giang nói, đây là chuyện chưa từng có ở vùng này từ trước đến nay. Khi hay tin, anh Nguyễn Đ.T., một người chơi lan rừng lâu năm ở TP HCM cười cười, nói: “Chuyện bán 1 mầm lan giá 2 tỷ đồng hiện nay là thường thôi. Mới đây, giới chơi lan cả nước xôn xao bàn tán chuyện 1 đại gia ở tỉnh Bình Dương mua 1 mầm lan có tên gọi “Bướm đại ngàn” với giá khủng 15 tỷ đồng, khiến ai nấy đều ngỡ ngàng. Trên thực tế, thị trường mua bán lan quý hiếm đang hết sức sôi động mà giá của từng thương vụ nghe qua thì thấy thật kinh hoàng”.

Anh T. kể, những năm trước dân chơi lan thường khoe những chậu lan rừng quý hiếm trị giá vài triệu đồng là hết mức. Nhưng càng ngày càng xuất hiện nhiều giống lan lạ, hoa rất đẹp, màu sắc và mùi thơm độc đáo, nên từ đó giá trị hoa lan rừng cũng tăng chóng mặt theo sự săn lùng của giới chơi lan. “Mấy năm trước, nhiều người cố gắng săn lùng bằng được chậu lan rừng có tên “Địa lan kiếm Trần Mộng” trị giá vài trăm triệu đồng. 3 năm gần đây, thị trường xuất hiện những chậu lan đột biến gen tự nhiên với những cái tên rất lạ như “Bướm đại ngàn”, “Giã Hạc”, “Năm cánh trắng”, “Bảo Duy 5 cánh trắng”, “Juliet”… giá lên đến nhiều tỷ đồng. Những cơn sốt giá liên tục được tạo ra vì thiên hạ đua nhau săn lùng các loại lan quý hiếm này”, anh T. cho biết.

Theo anh T., trước thương vụ đại gia Bình Dương mua 1 mầm lan “Bướm đại ngàn” giá 15 tỷ đồng thì trên thị trường lan đột biến đã có vụ chuyển nhượng với giá “khủng”. Giới chơi lan vẫn còn truyền tai nhau chuyện 1 đại gia ở tỉnh Bình Phước mua 2 cây lan “Bảo Duy 5 cánh trắng” giá 22 tỷ đồng và 1 cây lan có tên “Da vàng” giá 10 tỷ đồng. Và rồi ngay sau đó, những người chơi lan lại thêm choáng váng trước thương vụ mua bán chậu lan đột biến Juliet với giá hơn 80 tỷ đồng.

Câu chuyện về chậu lan hơn 80 tỷ đồng chưa kịp lắng xuống thì những người chơi lan suýt ngất xỉu khi hay tin 2 chậu lan Hồng Minh Châu, Hồng Xòe có mức giá không thể tưởng tượng nổi: 1.400 tỷ đồng. “Nói thật là tôi chưa thấy hoa của những chậu lan giá vài chục tỷ đến cả ngàn tỷ đồng. Còn hoa của “Bướm đại ngàn” hay “Giã Hạc” thì thật sự rất đẹp, rất khác biệt so với các giống lan khác, màu sắc, hình dáng, độ dày cánh hoa và hương thơm vô cùng độc đáo. Những thương vụ chuyển nhượng lan đột biến giá vài chục, vài trăm đến hàng ngàn tỷ đồng thì chỉ có thông tin, không thể nào tìm được tên tuổi, địa chỉ người bán, người mua”, anh T. cho biết.

Theo anh T., các giống lan đột biến đều được cho là có xuất xứ từ những chốn rừng sâu, núi thẳm của Việt Nam, Lào, Campuchia và là những cây hoa “có 1 không 2”, rất quý hiếm nên giá của nó rất đắt đỏ.

Chơi hoa hay bán giống?

Theo nhận định của anh T., chuyện những chậu lan độc đáo, quý hiếm có giá vài trăm triệu đến 1 - 2 tỷ đồng là có thật. Giá trị của chúng được định đoạt bởi những người chơi lan lâu năm, nhiều kinh nghiệm. Còn riêng những chậu lan có giá vài chục tỷ, vài trăm tỷ đến hàng ngàn tỷ đồng thì cần phải xem xét kỹ càng thực hư thế nào.

“Theo tìm hiểu của tôi, người mua những chậu lan vài tỷ họ thường có mục đích riêng. Không ai điên đến mức bỏ ra một số tiền khổng lồ để mua 1 cây lan, đem về kỳ công chăm sóc cả năm hoa mới nở, rồi ngồi ngắm trong 5-10 ngày thì hoa tàn. Có thể người ta mua cây lan đó về chăm sóc cho có thật nhiều mầm từ mắt của cây mẹ (kie) và chỉ cho 1 mầm ra hoa để giới thiệu sản phẩm, sau đó bán các mầm cây còn lại để kiếm lời”, anh T. nói.

5912 lan kiem tien vu mai ngoc
Cận Cảnh 1 bông lan kiếm lá cứng

Hỏi anh T. nếu lan đột biến quý hiếm mà nhân giống bán tràn lan ra thị trường thì cuối cùng sẽ chẳng còn gì là đặc biệt, quý hiếm, anh T. cười, nói: “Đúng là cây lan quý hiếm, độc đáo, có giá trị cao chỉ là cây mẹ. Còn 1 khi đã nhân giống bán ồ ạt, đại trà, ai cũng có thể sở hữu được vài chục chậu đến cả trăm chậu thì chẳng còn gì gọi là quý hiếm. Nhưng đến lúc đó thì mấy ông chủ sở hữu cây mẹ đã bỏ túi được rất nhiều tiền, lãi to rồi. Chỉ có người mua mới biết mình mắc bẫy.

Đơn cử như trường hợp người mua 1 bông hoa lan giá 10 triệu đồng ở TP Mỹ Tho, theo tôi họ sẽ đem bông hoa về cho thụ phấn với hoa lan khác để cho ra 1 giống mới. Sau đó, họ đem cấy mô, nhân giống đại trà rồi bán. Lúc này cây lan con cấy mô có giá trị không cao, nhưng nếu hoa vẫn đẹp, bán đại trà được nhiều người mua thì người này vẫn thu lời bể tay”.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia cây cảnh ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ cho rằng, những người chơi lan đều có hội, nhóm, nên khả năng họ liên kết, bắt tay nhau để “thổi giá” lan vượt quá giá trị thật của cây. Đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra, bởi lẽ hầu hết thông tin về các loại lan đột biến có giá bạc tỷ đều do những người chơi lan đưa ra.

Hiện tại, các chuyên gia cây cảnh chưa thể xác định được nguồn gốc, tên khoa học của những cây lan đột biến để định danh chính xác. Những cái tên rất kêu của lan bạc tỷ đều do dân chơi lan tự đặt ra. Vì vậy, chuyện những phi vụ chuyển nhượng lên tới hàng ngàn tỷ đồng nhiều khả năng chỉ là ảo để đánh lừa những người mới tập tành chơi lan chưa có kinh nghiệm.

Theo 1 cán bộ ngành văn hóa ở Tiền Giang, trước hiện tượng thị trường lan đột biến đang sốt giá khủng như hiện nay, không loại trừ trường hợp nhiều chủ vườn đang tung thông tin ảo nhằm thổi phồng giá trị thật của cây lan, tự đánh bóng tên tuổi và vườn lan của mình để… bán cây giống. “Các doanh nghiệp làm ăn chân chính, kiếm được đồng tiền để nuôi sống công nhân, duy trì hoạt động sản xuất của công ty trong thời điểm này là điều không dễ. Cho nên, việc doanh nghiệp bỏ ra chục tỷ, trăm tỷ đồng để mua 1 cây lan về chơi là điều rất khó tin, nếu có thì chẳng qua chỉ là hình thức rửa tiền của những người làm ăn không đàng hoàng.

Thế nên những người chưa có kinh nghiệm chơi lan phải tìm hiểu thật kỹ về thị trường, chất lượng, chủng loại cây giống để tránh cảnh đổ tiền đầu tư ồ ạt, đến khi cây ra hoa kém chất lượng, không như ý muốn thì chỉ còn biết ngậm đắng nuốt cay”, vị cán bộ khuyến cáo.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau... Xã hội

Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau...

TTTĐ - Ở bến tàu nơi Trường Sa, tôi hỏi về cảm xúc gặp gỡ chuyến tàu vừa tới, nước mắt chị Trần Thị Châu Úc, người dân trên đảo Song Tử Tây lăn dài không ngớt. Đôi mắt đẫm lệ, chị nói: “Mỗi lần có chuyến tàu từ đất liền ra đảo, tôi mong ngóng và nước mắt cứ trào ra”.
Xem thêm