Tag
"PHẬT SỐNG" GYALWA DOLKHAMPA CHIA SẼ VỀ PHƯƠNG PHÁP TU TẬP VÀ CÁCH ĐỂ THÂN TÂM AN LẠC

Kỳ 18: Phương pháp để có tâm an lạc - Thiền phân tích

Xã hội 23/12/2020 13:06
aa
TTTĐ - Khi không hài lòng với lần thăng chức đầu thì chẳng có gì đảm bảo ta sẽ hài lòng với lần thăng chức tiếp theo. Khi cuộc hôn nhân đầu tiên thất bại thì chưa chắc cuộc hôn nhân thứ hai sẽ thành công. Vì thế, chúng ta phải biết cách tìm thấy niềm vui ở những thứ đang có trong hiện tại.
Kỳ 15: Chiều con quá sẽ khiến chúng mất khả năng cảm nhận được hạnh phúc Kỳ 14: Điều cha mẹ thực sự cần khi về già không phải là thành công của con cái mà là sự quan tâm Kỳ 11: Tôn trọng và trao quyền cho những cá nhân với năng lực khác nhau Kỳ 10: Triết lý đạo Phật trong đời sống
Kỳ 18: Phương pháp để có tâm an lạc - Thiền phân tích

Phương pháp thiền thứ hai mà tôi muốn giới thiệu với các bạn là thiền phân tích. Loại thiền này sẽ suy ngẫm về ba chủ đề: Hạnh phúc và sự hài lòng là gì, làm thế nào để biết cách trân trọng. Đến đây, việc thiền không chỉ là để tĩnh tâm mà sẽ là một quá trình bạn quán chiếu về cuộc đời của mình dựa trên những trải nghiệm cá nhân. Khi 25 tuổi, trong chuyến theo thầy là Ngài Gyalwang Drukpa thứ 12 tới Nam Mỹ, tôi hỏi thầy hạnh phúc trên thế gian này là gì. Tại thời điểm đó, tôi nghĩ rằng thầy sẽ trả lời hạnh phúc lớn nhất là cảm xúc khi đang yêu.

Những ấn tượng từ phim ảnh và từ việc quan sát những người đang yêu khiến tôi thấy họ thật hạnh phúc và mọi thứ trở nên hoàn hảo. Tuy nhiên, thầy nói rằng hạnh phúc lớn nhất là biết hài lòng. Suy ngẫm về điều này tôi nhận ra câu trả lời của thầy thật đúng. Khi yêu, chúng ta hạnh phúc chừng nào chúng ta còn cảm thấy hài lòng với người mình yêu. Một công việc hay sự thành công sẽ khiến ta hạnh phúc chừng nào ta vẫn hài lòng với chúng.

Khoảnh khắc chúng ta không còn hài lòng thì cho dù tất cả mọi người nghĩ cuộc đời, gia đình, công việc của ta có đáng mơ ước đến đâu chăng nữa thì ta vẫn thấy không hạnh phúc. Như vậy, sự hài lòng là chìa khóa của hạnh phúc.

Có hai cách theo đuổi hạnh phúc, một là cách thông thường mà mọi người hay thực hiện, hai là dùng phương pháp thiền. Tôi không bình luận phương cách nào đúng hay sai mà chỉ đưa ra cho các bạn những lựa chọn khác nhau. Đầu tiên, ta có thể theo đuổi hạnh phúc bên ngoài nhưng sẽ mất rất nhiều công sức. Giả sử bạn vừa được thăng chức thì tôi không nghĩ sau một khoảng thời gian ngắn bạn lại được thăng chức tiếp. Sau khi thăng chức, ta hạnh phúc rồi sẽ cảm thấy không hài lòng và lại mong muốn thứ khác. Tương tự vậy, trong mối quan hệ tình cảm, nếu không thấy hài lòng thì ta làm gì? Ta thay đổi người yêu? Đây là cách mà mọi người thường hay làm để theo đuổi hạnh phúc bên ngoài.

Chúng ta luôn nghĩ rằng người yêu tiếp theo hay công việc tiếp theo sẽ khiến mình hạnh phúc. Ý của tôi không phải là chúng ta nên dừng phát triển trong cuộc sống. Trừ các mối quan hệ mà việc thay đổi liên tục sẽ không tốt, trong công việc và những lĩnh vực khác của cuộc sống, chúng ta nên phát triển và tiến bộ. Song nếu ta không biết cách trân trọng và thưởng thức những gì đang có thì sẽ rất khó để hạnh phúc.

Khi không hài lòng với lần thăng chức đầu thì chẳng có gì đảm bảo ta sẽ hài lòng với lần thăng chức tiếp theo. Khi cuộc hôn nhân đầu tiên thất bại thì chưa chắc cuộc hôn nhân thứ hai sẽ thành công. Trừ khi chúng ta thay đổi hành động để tạo ra các điều kiện khác trước. Vì thế, chúng ta phải biết cách tìm thấy niềm vui ở những thứ đang có trong hiện tại.

Phương pháp theo đuổi hạnh phúc bên trong là thông qua thực hành thiền để biết cách trân trọng. Chúng ta nhìn nhận lại những gì tốt đẹp trong cuộc đời mình như sức khỏe, gia đình, tài sản, thành công trong hiện tại và cảm thấy niềm vui từ chúng thay vì luyến tiếc những gì đã mất trong quá khứ và những gì có thể xảy ra ở tương lai. Trên quan điểm của tôi, đây là một việc làm logic và khôn ngoan.

Nhiều người nói rằng họ không thích tâm linh và tôn giáo vì phi logic. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ kỹ thì chúng ta mới phi logic. Ví dụ hiện nay tất cả chúng ta không ai bị đau răng song có ai cảm thấy hạnh phúc vì mình không bị đau răng hay không? Để cảm nhận được hạnh phúc thì chúng ta phải bị đau răng, đến gặp nha sĩ. Nha sĩ sẽ xử lý cái răng và ta thấy rất đau đớn. Sau đó, ta sẽ phải trả một khoản tiền chữa răng không nhỏ. Khi ấy, ta mới thở phào sung sướng vì cái răng đau không còn nữa.

Ta cảm thấy hạnh phúc. Điều đó thật phi logic. Mục đích của việc thiền này là để biết cách trân trọng và cảm thấy vui sướng bởi những gì tốt đẹp đang hiện diện trong cuộc đời ta. Đây là bước đầu tiên khi chúng ta thực hành thiền hàng ngày.

Bước thứ hai là thiền quán về bản chất luôn thay đổi của cuộc sống. Khi thực hành loại thiền này, chúng ta phải tự nhắc mình rằng mọi thứ trong cuộc sống của ta luôn thay đổi như một dòng sông dù vẻ bề ngoài trông không như thế. Nếu tôi bảo là chúng ta đang già đi từng giây thì mọi người sẽ không đồng tình. Nhiều người tử tế còn bảo trông ta chả khác gì, thậm chí còn trẻ hơn lúc trước.

Tuy nhiên, điều này không đúng. Chúng ta đang thay đổi và già đi theo từng giây. Nội dung thứ hai của phương pháp thiền này là quán chiếu về bản chất thay đổi của mọi thứ như ngôi nhà, quyền lực, các mối quan hệ... Trong mối quan hệ, ta thường thấy thay đổi lớn khi có những sự việc như ly hôn.

Cặp vợ chồng đó đã kết hôn 20 năm, giờ họ ly dị và đó là một thay đổi lớn. Nếu quán chiếu về bản chất thay đổi của vạn vật thì dù ta bên nhau cho đến ngày cái chết chia lìa đôi lứa thì mỗi giây trôi qua, mối quan hệ luôn thay đổi. Lý do là bởi mối quan hệ dựa trên cảm xúc giữa hai người mà cảm xúc của chúng ta luôn thay đổi. Mối quan hệ có thể sẽ trở nên sâu sắc và ý nghĩa hơn hoặc ngược lại.

Ở trường hợp nào thì mối quan hệ cũng không bất biến. Mục đích của phương pháp thiền này là giúp chúng ta hiểu được rằng không nên bám chấp vào bất cứ điều gì. Một căn nhà đẹp hay một cái xe tốt đều là đối tượng của đổi thay. Vấn đề không phải ở chỗ chúng sẽ tồn tại bao lâu mà trong khoảng thời gian tồn tại thì chúng có ý nghĩa đến đâu. Chúng ta có thể trao cho nhau bao nhiêu niềm vui và hạnh phúc.

Việc buông xả các bám chấp sẽ có tác dụng bởi khi ta bám chấp vào một người hay một thứ gì quá nhiều với nhận thức rằng chúng là bất biến thì ta sẽ quyến luyến và sợ hãi quá mức. Nỗi sợ này khiến ta khởi lên các cảm xúc ghen tị, yếu đuối, nghi ngờ và bất an. Khi hiểu rằng mọi thứ bao gồm cả bản thân ta sẽ thay đổi thì câu hỏi là làm thế nào để tối ưu hóa những gì mình đang có.

Ngài Gyalwang Drukpa nói rằng hạnh phúc lớn nhất là biết hài lòng
Ngài Gyalwang Drukpa nói rằng hạnh phúc lớn nhất là biết hài lòng

Tôi muốn chia sẻ với các bạn câu chuyện về một cô con gái đến gặp tôi nói rằng mẹ cô hiện đang trong bệnh viện tâm thần vì bà mất một người con trong một tai nạn. Dù bà còn hai người con nữa, bà vẫn cảm thấy rất phiền muộn và bất lực. Cô ấy xin tôi lời khuyên của một vị thầy Phật giáo. Tôi trả lời rằng trong truyền thống tu tập của chúng tôi, ngay cả trước khi mất một người thân, chúng ta luôn phải nhắc mình là ta sẽ mất nhau một ngày nào đó. Chúng ta sẽ mất những người ta yêu thương và gia đình. Trên quan điểm của tôi, nỗi ân hận thường xuất hiện không phải khi ta mất những người thân yêu mà từ việc nhận ra mình không yêu thương đầy đủ và không mang lại hạnh phúc cho họ khi họ còn ở bên ta.

Cần phải nhận thức rằng mọi người, mọi vật đều có bản chất là vô thường. Mỗi giây phút, ta đang già đi và đến gần cái chết hơn. Tất nhiên, ai cũng cảm thấy đau đớn tuy nhiên điều này không phải là một cú sốc hay là một vấn đề không thể chịu đựng nổi. Chúng ta cũng hiểu rằng nỗi đau này không chỉ mình ta mà bất kỳ người nào trên thế giới này đều phải trải qua. Điều quan trọng không phải mọi người sống bao lâu hay sự vật tồn tại bao lâu mà khi có họ trong cuộc đời mình, chúng ta phải tạo ra mối quan hệ tích cực, yêu thương và ý nghĩa. Phương pháp thiền quán về bản chất luôn thay đổi của vạn vật sẽ tạo ra sự buông xả, giảm bớt việc bám chấp quá mức vào người hay sự vật.

Khi hướng dẫn thực hành thiền phân tích bao gồm nội dung thiền tri ân và thiền quán vô thường, tôi hay lấy ví dụ về việc đi nghỉ ở khách sạn năm sao. Lúc nghỉ tại đây chúng ta thưởng thức giường đệm xa hoa, nhà hàng dịch vụ tốt song ai cũng biết là ngày mai chúng ta sẽ rời khỏi nơi này. Tôi chưa thấy ai khóc khi trả phòng khách sạn mà dường như mọi người tận hưởng nhiều hơn khi ở đó. Ngược lại, lúc ở nhà, chúng ta thường nhìn ngắm khắp nơi và nghĩ rằng cái trần này cần phải sơn lại, bộ bàn ghế cần sắp xếp theo kiểu khác hay khu vườn cần dọn cỏ dại. Như vậy, đáng lẽ có thể ngồi nghỉ ngơi, thư giãn và hưởng thụ những gì mình đang có thì chúng ta lại luôn lo lắng.

Tương tự vậy, nếu biết trân trọng thì ta sẽ có thể yêu thương, tôn trọng những người thân yêu có mặt trong cuộc đời mình và cảm nhận được niềm vui. Cùng lúc, ta cũng phải nhận thức về bản chất vô thường của vạn vật nên sẽ không bám chấp mạnh mẽ vào chúng. Đời là thế và chúng ta phải thích nghi. Đôi khi xem phim tôi hay bắt gặp cảnh các cô vợ trẻ phàn nàn về chồng của mình sau khi kết hôn 1-2 năm.

Họ bảo rằng trước đây các anh chồng rất lãng mạn, yêu thương và giờ thì không còn như thế nữa. Tôi thấy các cô vợ này không biết quán chiếu về tính vô thường của mối quan hệ. Ngay cả khi anh chồng đáng thương rất cố gắng thì mối quan hệ tình cảm vẫn thay đổi do bản chất vô thường và sẽ không thể giống như lúc ban đầu.

Đọc thêm

Nhiều mô hình, cách làm sáng tạo chăm lo thiết thực người lao động Muôn mặt cuộc sống

Nhiều mô hình, cách làm sáng tạo chăm lo thiết thực người lao động

TTTĐ - Các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai hiệu quả các hoạt động, phong trào thi đua hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô; tận dụng thời cơ, khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức để xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng lớn mạnh, tạo bước phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Vận động đóng góp hơn 33,7 tỷ đồng vào Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” Muôn mặt cuộc sống

Vận động đóng góp hơn 33,7 tỷ đồng vào Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa”

TTTĐ - Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội, tính đến 15h ngày 27/7, kết quả vận động đóng góp Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” toàn thành phố là 33,701 tỷ đồng, đạt 147,6% kế hoạch.
Hà Nội: Điều chỉnh Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Thanh Oai Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội: Điều chỉnh Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Thanh Oai

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3860/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Thanh Oai.
Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Hoàn Kiếm Muôn mặt cuộc sống

Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Hoàn Kiếm

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 3856/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Hoàn Kiếm.
Quản lý, sử dụng tài nguyên đất thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

Quản lý, sử dụng tài nguyên đất thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Biến đổi khí hậu là một thách thức lớn cho quản lý sử dụng đất, vì nó ảnh hưởng đến việc khai thác, quản lý và sử dụng tài nguyên đất. Do đó, để thích ứng với biến đổi khí hậu, cần có các chiến lược quản lý sử dụng đất linh hoạt.
Nghĩa tình nơi quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Nghĩa tình nơi quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Trong những ngày qua, Tổ quốc và Nhân dân Việt Nam cùng nhịp đập, đau nỗi đau chung khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần. Tại làng Lại Đà – quê hương của Tổng Bí thư, tất cả đều u sầu khi phải nói lời vĩnh biệt với người con ưu tú. Nhưng tình cảm của người dân nơi đây dành cho khách thập phương tìm về viếng vị lãnh đạo đáng kính khiến nhiều người bất ngờ. Ai cũng đều tấm tắc ngợi khen: “Sao dân làng Lại Đà hiếu khách và nghĩa tình đến vậy?”.
Triệu trái tim hướng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Thời sự

Triệu trái tim hướng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ -“Bác Trọng” là tên gọi thân thương mà mỗi người dân ở khắp nơi dành cho Tổng Bí thư. Với hình ảnh giản dị, gần gũi, ông đã để lại trong mỗi người dân niềm tin yêu trọn vẹn về một nhà lãnh đạo có tâm, có tầm, cống hiến trọn đời cho Đảng và Nhân dân.
Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Chiều 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia. Biển người đau buồn nói lời từ biệt cuối cùng trước linh cữu Tổng Bí thư tưởng chừng sẽ không bao giờ dứt.
Bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản người dân vùng ngập úng Môi trường

Bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản người dân vùng ngập úng

TTTĐ - Sáng 26/7, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống, khắc phục hậu quả mưa lũ tại huyện Chương Mỹ.
Tiễn đưa người với muôn vạn niềm thương Muôn mặt cuộc sống

Tiễn đưa người với muôn vạn niềm thương

TTTĐ - Cầm trên tay tờ báo Tuổi trẻ Thủ đô với trang bìa là ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người dân thành kính tiễn đưa đồng chí về đất mẹ.
Xem thêm