Tag
"PHẬT SỐNG" GYALWA DOLKHAMPA CHIA SẼ VỀ PHƯƠNG PHÁP TU TẬP VÀ CÁCH ĐỂ THÂN TÂM AN LẠC

Kỳ 11: Tôn trọng và trao quyền cho những cá nhân với năng lực khác nhau

Xã hội 02/12/2020 11:26
aa
TTTĐ - Điều quan trọng là phải xây dựng một xã hội có tình yêu thương. Một xã hội khuyến khích và dạy người ta không coi thường những người tàn tật mà phải chăm sóc họ với tình yêu thương và sự tôn trọng. Một xã hội mà già đi là một đặc quyền vì người già đã hi sinh rất nhiều.
Người cao tuổi cần được tôn trọng và yêu thương
Người cao tuổi cần được tôn trọng và yêu thương
Tôn trọng và đảm bảo quyền con người trên không gian mạng Tiếng nói trẻ em rất cần được ghi nhận và tôn trọng bằng hành động thực tiễn

Thực hành Phật pháp là làm những việc tốt, tránh những việc xấu và điều phục tâm. Tuy nhiên, đôi khi làm việc tốt, ta vẫn có những dấu hiệu của một tâm thức hẹp hòi. Nhiều người trong chúng ta chỉ giới hạn những thiện hạnh ở việc đi chùa, thực hiện các nghi lễ.

Thực chất việc tích lũy thiện hạnh bao gồm cúng dường chư Phật và chư Bồ tát vì những phẩm chất vĩ đại của chư vị, cúng dường cha mẹ vì tình yêu thương và sự chăm sóc dành cho con cái và bố thí cho những người đau khổ, khó khăn là những đối tượng mà một hành động nhỏ của chúng ta mang lại ý nghĩa rất lớn.

Ba loại cúng dường, bố thí này tích lũy công đức rất nhiều và tăng trưởng nhanh chóng như gieo hạt trên những mảnh ruộng phì nhiêu. Mỗi sự bố thí cúng dường này đều tích lũy công đức như nhau.

Chúng ta cần phải hiểu rằng làm việc có lợi cho mọi người một cách vị tha là sự cúng dường lớn nhất tới chư Phật vì các Ngài yêu thương chúng sanh với tình yêu như của người mẹ dành cho đứa con duy nhất. Khi ta làm điều có lợi cho đứa con duy nhất thì người mẹ đương nhiên hạnh phúc.

Với chủ đề “Tôn trọng và trao quyền cho những cá nhân với năng lực khác nhau”, tôi thường nghe nói nhiều bậc cha mẹ cảm thấy xấu hổ vì những đứa con tàn tật và bỏ rơi chúng. Nếu là một người thực hành Phật pháp thật sự, giúp đỡ những đứa con này là một cơ hội để tích lũy công đức rất tốt dù động cơ này nghe có vẻ vị kỷ. Giúp những người gặp khó khăn tạo ra thiện nghiệp lớn. Nếu hỏi chư Phật rằng các Ngài lựa chọn thế nào giữa việc nhận một sự cúng dường lớn bằng tiền hay việc giúp đỡ những người gặp khó khăn, câu trả lời sẽ luôn là hãy giúp các chúng sinh khác. Giúp đỡ người khác khiến chư Phật hoan hỉ.

Đây cũng là con đường mà các Ngài đạt được giác ngộ qua sự trưởng dưỡng trí tuệ và tình yêu không vị kỷ. Vì thế, mỗi khi thực hiện thiện hạnh hay nghi lễ, ta cần mở rộng tâm để phát triển tình yêu thương. Tôi cũng mong là trong tương lai, khi mọi người muốn làm thiện hạnh, họ không chỉ nghĩ tới việc đi chùa, thỉnh các vị xuất gia làm lễ mà họ còn đi tới những trung tâm hay trường dạy người tàn tật để hỗ trợ những nơi đó, hoặc họ có thể xây cầu và giúp đỡ người bệnh.

Vài năm trước, một bà mẹ tới gặp tôi nói rằng con bà bị tự kỷ. Bà đến để nhận sự gia trì trước khi bắt đầu chương trình trị liệu cho con. Tôi bảo bà đừng lo lắng. Những gì con bà phải trải qua là nghiệp của cháu. Tôi chia sẻ như vậy vì biết nhiều người nghĩ rằng do các nghiệp xấu của bản thân nên con cái họ bị trừng phạt. Điều này không đúng. Là Phật tử, chúng ta tin rằng mỗi người chịu trách nhiệm về nghiệp của chính mình. Đây cũng là lý do chúng ta không nên đánh giá người khác.

Người mẹ có trách nhiệm phải chăm sóc con cái chứ không phải gánh tội lỗi cho chúng. Đứa trẻ tàn tật bẩm sinh là do nghiệp xấu của nó. Nếu đánh giá và đối xử không tốt với trẻ tàn tật thì chúng ta tích lũy rất nhiều nghiệp xấu. Giúp những người đau khổ, khó khăn tích lũy rất nhiều công đức và việc làm hại họ tích lũy rất nhiều nghiệp xấu. Công đức và nghiệp xấu tăng trưởng 1000 lần nếu so sánh cùng việc làm này với đối tượng là những người bình thường. Những người thiểu năng không tự chăm sóc được bản thân và họ cũng không có tiếng nói. Hiểu về nghiệp nhân quả, chúng ta nên coi đây là cơ hội để thực hành các thiện hạnh.

Có thể nói rằng người thiểu năng cần sự hỗ trợ đặc biệt hơn chúng ta. Tuy nhiên, suy ngẫm về sự thật tương đối và sự thật tuyệt đối, ta sẽ thấy thiểu năng hay có năng lực phụ thuộc vào khái niệm, tiêu chuẩn được đặt ra. Chúng ta có thể đi lại không cần xe lăn nhưng điều này khiến ta thực sự có năng lực hơn hay không? So sánh với con khỉ trèo cây một cách dễ dàng không cần phương tiện hỗ trợ gì, con người chúng ta là thiểu năng do không thể trèo cây như khỉ. Tất cả là sự phóng chiếu của tâm vì tích cực hay tiêu cực tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Khi thấy những thứ đẹp đẽ, ta vui mừng vì có mắt để ngắm nhìn. Khi nghe những lời nói làm tan nát trái tim, ta lại mong tai mình điếc.

Người điếc là người may mắn ở hoàn cảnh đó. Mong rằng điều tôi nói sau đây không đến mức thiếu phù hợp. Có một cách giúp người tàn tật là kết hôn với họ. Việc này mang lại nhiều lợi ích. Tôi thường đùa rằng nếu bạn có cô vợ không nói được thì sẽ không có sự mắng mỏ trong gia đình. Nếu bạn có anh chồng không nghe được, cô vợ có thể hò hét hết cỡ mà anh chồng không nghe thấy gì và sẽ không có tranh cãi. Ý của tôi là khi bàn về sự thật tương đối chúng ta có thể nói về nghiệp xấu, nghiệp tốt. Song ở sự thật tuyệt đối, không ai có quyền tuyên bố rằng mình đặc biệt hơn người khác.

ảnh minh họa
ảnh minh họa

Thời xưa, già là một đặc quyền. Mọi người mong được đến ngày trở thành người cao niên. Khi trẻ, họ làm việc chăm chỉ, lập gia đình, chăm sóc và nuôi dạy con cái trưởng thành. Tuổi già là lúc để thư giãn và nghỉ ngơi. Ở nhiều xã hội, người già được tôn trọng, đối xử đặc biệt và họ hạnh phúc vì là những công dân cao tuổi. Ngày nay, nhiều người sợ tuổi già vì mọi người được đánh giá dựa trên số tiền họ kiếm được và năng suất làm việc chứ không phải thâm niên hay kinh nghiệm như trước kia. Trình trạng này không phải ở Bhutan mà có lẽ ở nhiều nước phát triển trên thế giới nơi mà con người chỉ quan tâm duy nhất tới năng suất làm việc. Khi còn trẻ, chúng ta không bao giờ nghĩ rồi mình cũng sẽ già đi. Tất cả những người già đều đã từng có một thời trai trẻ.

Điều quan trọng là phải xây dựng một xã hội có tình yêu thương. Một xã hội khuyến khích và dạy người ta không coi thường những người tàn tật mà phải chăm sóc họ với tình yêu thương và sự tôn trọng. Một xã hội mà già đi là một đặc quyền vì người già đã hi sinh rất nhiều. Tuổi già sở hữu kho kiến thức và kinh nghiệm lớn lao mà thế hệ trẻ có thể học hỏi. Tất nhiên chúng ta không nhận ra ngay sự tuyệt vời này khi còn trẻ nhưng sẽ thấy giá trị của nó khi về già. Cuối cùng, tôi muốn nói rằng, cho dù mỗi cá nhân có nhiều hay ít năng lực, chúng ta nên nhìn nhận mọi người bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Nhận thức đúng đắn này sẽ khiến tất cả chư Phật và chư Bồ tát hoan hỉ.

Đọc thêm

Hà Nội: Điều chỉnh Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Thanh Oai Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội: Điều chỉnh Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Thanh Oai

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3860/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Thanh Oai.
Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Hoàn Kiếm Muôn mặt cuộc sống

Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Hoàn Kiếm

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 3856/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Hoàn Kiếm.
Nghĩa tình nơi quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Nghĩa tình nơi quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Trong những ngày qua, Tổ quốc và Nhân dân Việt Nam cùng nhịp đập, đau nỗi đau chung khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần. Tại làng Lại Đà – quê hương của Tổng Bí thư, tất cả đều u sầu khi phải nói lời vĩnh biệt với người con ưu tú. Nhưng tình cảm của người dân nơi đây dành cho khách thập phương tìm về viếng vị lãnh đạo đáng kính khiến nhiều người bất ngờ. Ai cũng đều tấm tắc ngợi khen: “Sao dân làng Lại Đà hiếu khách và nghĩa tình đến vậy?”.
Triệu trái tim hướng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Thời sự

Triệu trái tim hướng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ -“Bác Trọng” là tên gọi thân thương mà mỗi người dân ở khắp nơi dành cho Tổng Bí thư. Với hình ảnh giản dị, gần gũi, ông đã để lại trong mỗi người dân niềm tin yêu trọn vẹn về một nhà lãnh đạo có tâm, có tầm, cống hiến trọn đời cho Đảng và Nhân dân.
Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Chiều 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia. Biển người đau buồn nói lời từ biệt cuối cùng trước linh cữu Tổng Bí thư tưởng chừng sẽ không bao giờ dứt.
Bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản người dân vùng ngập úng Môi trường

Bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản người dân vùng ngập úng

TTTĐ - Sáng 26/7, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống, khắc phục hậu quả mưa lũ tại huyện Chương Mỹ.
Tiễn đưa người với muôn vạn niềm thương Muôn mặt cuộc sống

Tiễn đưa người với muôn vạn niềm thương

TTTĐ - Cầm trên tay tờ báo Tuổi trẻ Thủ đô với trang bìa là ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người dân thành kính tiễn đưa đồng chí về đất mẹ.
Cảnh sát giao thông Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng Pháp luật

Cảnh sát giao thông Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng

TTTĐ - Đến 16h ngày 26/7, thông tin về việc hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trang trọng, an toàn được phát đi từ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an TP Hà Nội.
Nước mắt người dân Thủ đô tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng! Muôn mặt cuộc sống

Nước mắt người dân Thủ đô tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng!

TTTĐ - Chiều 26/7, người dân Thủ đô đứng dọc hai bên tuyến đường đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi qua về nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội). Nhân dân Thủ đô bật khóc tiễn biệt người con ưu tú của dân tộc đi vào cõi vĩnh hằng...
Nhớ bác Trọng! Muôn mặt cuộc sống

Nhớ bác Trọng!

TTTĐ - "Nhớ bác Trọng!" là bài thơ do tác giả Nguyễn Hùng Sơn - Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) sáng tác ngày 25/7/2024, ngay khi nhận được hình ảnh xúc động từ Lễ chào cờ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại mỏ Đại Hùng(PVEP POC).
Xem thêm