Tag
Ghi chép chân thực từ “bức tường lửa” biên cương chống dịch Covid-19

Kỳ 1:Bắt tổ ong vò vẽ, bẻ hoa chuối rừng để gồng mình chống dịch

Phóng sự 17/08/2020 14:10
aa
Khi tại Việt Nam, số ca dương tính với Covid-19 cứ dần tăng trong đợt tái bùng phát lần 2. Trong bối cảnh ấy, PV đã đi dọc nhiều tuyến biên giới nóng bỏng từ Quảng Ninh, sang Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên... để ghi nhận về "bức tường lửa” nơi tuyến đầu. Trong những lều lán tạm bợ án ngữ các đường mòn lối mở, nhiều cán bộ chiến sỹ quân hàm xanh, các lực lượng công an viên, dân quân xã, y tế thôn bản, đã trực chiến ngăn chặn dòng người nhập cảnh và xuất cảnh trái phép suốt hơn 6 tháng ròng, xuyên qua cả mùa đông lạnh giá và mùa hè nóng như đổ lửa…
Các chiến sỹ biên phòng đã phải căng mình chốt chặn ở đường biên mốc giới
Các chiến sĩ biên phòng đã phải căng mình chốt chặn ở đường biên mốc giới

Chỉ 1 đồn đã xử lý tới hơn 2.500 người xuất nhập cảnh trái phép!

Bây giờ là thời điểm tái bùng phát của đại dịch Covid-19 tại Việt Nam, với số người nhiễm và người tử vong tăng khá đều đặn. Ngay từ hồi “đợt 1” của Covid-19, tháng 2/2020, các chiến sỹ biên phòng đã phải căng mình chốt chặn ở đường biên mốc giới.

Đơn giản, khi ấy, phía bên kia là “lò lửa” nóng rừng rực số người bị nhiễm và bị chết vì Covid-19 tăng mỗi ngày, Việt Nam ta có bị nhiễm, song rất ít.

Các nhà quản lý và các nhà khoa học gọi Việt Nam chúng ta là “vùng trũng yên bình” của dịch bệnh, xung quanh nước cao sóng dữ, ta ở giữa một cái hồ phẳng lặng, vì thế cần “đắp đập be bờ” kĩ càng. Dựng "bức tường lửa" dọc biên giới phía Bắc và các vùng biên tiếp giáp với nước bạn là công việc hệ trọng. Dịch vào đường biên, thì sẽ vào sâu trong nội địa.

Từ tháng 2/2020 đến giờ, khoảng hơn 6 tháng, chúng ta có giai đoạn nghỉ khá dài gần 100 ngày giữa “hiệp 1” và “hiệp 2”, còn các cán bộ chiến sỹ biên phòng thì không!

Họ vẫn liên tục chốt chặn, làm nhiệm vụ kéo dài đến nay là hơn 6 tháng ròng, đi từ mùa rét mướt, sương muối rét đậm rét hại đáng sợ nhất của biên cương, đến mùa nóng như lò lửa của ngày hạ.

Giờ đây, khi chúng tôi lên thăm, trời đã lập thu, song cái nóng thì có vẻ vẫn chưa thuyên giảm. Nhìn trên toàn tuyến biên giới, không phải chỗ nào cũng quá gian khổ trong điều kiện sống, nhờ vào sự quan tâm của Chính phủ và nhân dân.

Nhiều đồn điện lưới sáng, máy nổ tốt, sóng điện thoại căng, sóng internet khỏe, đường nhựa vào tận đồn và nhiều trạm gác.

Kỳ 1 Bắt tổ ong vò vẽ bẻ hoa chuối rừng để gồng mình chống dịch

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều đồn biên phòng còn khó khăn mọi bề. Gian khổ vẫn dường như là một “đặc sản” của vùng biên giới, rẻo cao, đặc biệt là đời sống của các lực lượng chốt chặn ngăn “sóng dữ” Covid-19 qua “dòng thác” xuất nhập cảnh trái phép hiện nay.

Công việc bảo vệ an ninh biên giới là nhiệm vụ thường xuyên, còn việc lập tổ chốt chặn dòng người xuất nhập cảnh trái phép là công việc ít nhiều mang yếu tố “mới phát sinh” thêm do yếu tố thời điểm. Tức là, cán bộ chiến sỹ có đồn, có trạm gác ổn định rồi, bình thường họ đi tuần tra canh gác.

Nay, tất cả đường mòn lối mở hay các đỉnh núi chon von hoang lạnh đều đã và sẽ có thể xuất hiện các toán người nhập cảnh trái phép, lực lượng biên phòng là nòng cốt, các đồng chí công an, y tế cùng phố hợp phải chốt chặn đúng chỗ đó.

Nơi các đối tượng “ào” vào thường rất vắng vẻ để tránh mặt các lực lượng chốt chặn. Luồn rừng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam để trốn bị xử lý, bắt giam (với đối tượng hình sự) hoặc bị cách ly 14 ngày theo quy định. Đó là lí do các tổ chốt bao giờ cũng ở nơi xa xôi, gian khó.

Từ đầu năm đến tháng 7/2020, lực lượng biên phòng đã ngăn chặn khoảng 16.000 đối tượng xuất nhập cảnh trái phép. Chỉ riêng đồn biên phòng Xín Cái của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, các chiến sỹ quân hàm xanh đã chặn tới 2.500 đối tượng. Từ tháng 7/2020 đến nay, tình trạng còn nóng hơn nhiều.

6 tháng lều bạt giữa rừng, không điện lưới, không nhà tắm, tự đào hố làm nhà vệ sinh

Để độc giả dễ hình dung, PV xin kể lại hành trình đến các tổ chốt của đồn biên phòng Cô Ba, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Qua hai đợt bùng phát dịch ở Việt Nam, riêng tỉnh Cao Bằng, lực lượng chức năng đã xử lý khoảng 7.000 đối tượng xuất nhập cảnh trái phép, trên toàn tuyến hơn 300km đường biên của tỉnh.

Nhiều điểm chốt được lập thêm đúng ngày phóng viên có mặt. Các tuyến đồn Lý Vạn, Quang Long (thuộc huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng) hầu như ngày nào cũng có thông tin hàng chục người nhập cảnh trái phép tràn về. Các đối tượng xuất cảnh trái phép cũng khá nhiều.

Chỉ một phút lơi lỏng, bất cứ đêm khuya giá lạnh hay ngày hè nóng như đổ lửa, là các đường dây tinh vi có thể tuồn người vào nội địa ngay lập tức.

Suốt 6 tháng qua, các tổ chốt chưa một phút ngơi nghỉ. Có người chưa được về quê lần nào, có người được về một lần duy nhất. Bởi, nhiệm vụ với họ là thiêng liêng, bảo vệ nội địa trước làn sóng nhập cảnh trái phép đầy hiểm họa kia, cũng là bảo vệ chính họ và gia đình họ.

PV đã trải qua hành trình 2 ngày đi ô tô với các cung đường đèo dốc: từ Hà Nội đi 300km lên tới Cao Bằng, 140km vào đến huyện Bảo Lạc, 25km đường hiểm trở vào đến đồn Cô Ba. Mất thêm 3 tiếng đồng hồ bỏ xe ô tô lại, lấy xe máy của đồn do đồng chí Đông, Chính trị viên lái, PV mới có mặt ở chốt biên phòng 566, rồi đi bộ tiếp sang chốt 567.

Lãnh đạo Biên phòng tỉnh phải cử Nguyễn Thế Tùng, một người gần hai chục năm gắn bó với đường biên mốc giới vùng địa đầu này dẫn đường và hỗ trợ nhà báo tác nghiệp. Vậy mà khó khăn vẫn điệp trùng.

Bữa ăn
Bữa ăn "đặc sắc" của các chiến sĩ biên phòng

Không nhà vệ sinh, không nhà tắm, nguồn nước cách chỗ dựng lán khoảng 1 km đi bộ, không điện lưới, sóng điện thoại phập phù, cứ phải ra đầu núi mới nhắn tin gọi điện tắc bụp được. Đó là đời sống của các chiến sỹ biên phòng ở chốt 566.

Tôi hỏi anh Học Văn Quyết, người phụ trách một chốt biên phòng rằng các anh tắm thế nào? Anh Quyết bảo, mùa đông thì sương mù khiến tầm nhìn chỉ còn 1 mét, chăn đệm ướt lép nhém, sũng nước như vừa giặt chưa phơi khô, chả cần tắm. Nếu gội đầu hay rửa ráy thì… vài ngày một lần. Đun nước ấm lên, anh em ra trước lều mà gội đầu.

Mùa hè còn khổ hơn, vì trong lều bạt dã chiến nóng như cái lò xông hơi. Anh em phải chạy theo bóng râm của núi mà tránh trú nắng. Nhà vệ sinh thì tự đào hố ngoài rừng rồi lâu lâu lại lấp đi…

Đường trơn như đổ mỡ, chúng tôi ngã liên tục khi lên thăm chốt. Khi mưa to hơn, đường sạt, anh em phải đi bộ 3-4 tiếng đồng hồ mới ra đến đường xe máy. Chiều đến, mọi người đi hái rau ớt, cắt thân cây giềng rừng, rồi hái các loại rau ngoài bìa núi về… nấu cơm.

Anh Sỳ, một cán bộ biên phòng quê Cao Bằng đi lên đỉnh núi, hái được cái hoa chuối rừng, anh em hào hứng làm món đặc sản nộm. Công an viên xã Thượng Hà thì “thiện chiến” hơn, anh kiếm được một cái tổ ong bò vẽ. Anh hun khói nên ong bỏ tổ chạy, nhưng nói dại nếu nó đốt thì anh khó mà sống sót khi phải khiêng 4 tiếng mới về đến trạm quân y của đồn được.

Bữa tối khá “tưng bừng” với đủ loại rau, mà chỉ anh em cắm chốt nơi này mới hiểu được cái ngon hay cái… độc của nó. Người xuôi như tôi, chả dám đi hái, nhỡ vặt nhầm lá độc hay nấm độc thì sao. Khó khăn là thế nhưng anh em vẫn hồn nhiên chia nhau cầm đèn pin, súng, công cụ hỗ trợ, đi tuần biên. Với họ, đó là lý tưởng sống, là nhiệm vụ thiêng liêng khi tổ quốc gọi tên mình.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước Phóng sự

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước

TTTĐ - Từ chiều 9/9, nước sông Hồng dâng cao, khiến xã đảo Minh Châu (Ba Vì, Hà Nội) nhanh chóng bị bủa vây. Đến hôm sau, dòng nước đục ngầu đã nhấn chìm một phần xã đảo. Nước chảy siết, cuốn theo những khúc củi đen xì và rác từ thượng nguồn. Hai phương thức kết nối giữa Minh Châu với “đất liền” là phà và đập tràn đều bị tê liệt. Xã hoàn toàn rơi vào cảnh cô lập, dập dềnh như chiếc lá mỏng giữa cơn lũ…
Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử Phóng sự

Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử

TTTĐ - Đồng chí Lê Đức Vân (SN 1928) là Trưởng Ban liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu. Ông là nhân chứng lịch sử đã giương cao ngọn cờ cách mạng trong những ngày tháng Tám năm 1945.
Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương

TTTĐ - Vừa qua, CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương

TTTĐ - Tháng 6 vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Từ những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Chiều 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia. Biển người đau buồn nói lời từ biệt cuối cùng trước linh cữu Tổng Bí thư tưởng chừng sẽ không bao giờ dứt.
Tình người trong những xóm nghèo Phóng sự

Tình người trong những xóm nghèo

TTTĐ - Bôn ba, tha phương, lăn lộn mưu sinh ở xứ người, trong tận cùng của cái nghèo, cái khó, họ - những người lao động tự do - vẫn hun đúc, gìn giữ những giá trị đẹp trong đời. Nhiều câu chuyện về họ thoạt nghe cứ ngỡ như trong cổ tích.
Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm