Tag

Ký ức hào hùng về ngày hội non sông

Người Hà Nội 02/09/2024 07:57
aa
TTTĐ - Thời gian 79 năm đã bào mòn sức khỏe, ký ức và thậm chí là nhân số của Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu - tổ chức tập hợp thanh niên ưu tú của Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, thời gian không thể làm lung lay lòng nhiệt thành với cách mạng của họ, dù có người đã bước qua tuổi 100.
Ký ức thuở niên thiếu của Bác Hồ trên đất Huế

Sức mạnh thanh niên trong Cách mạng tháng Tám

Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, góp mặt đông đảo trong biển người tiến về trung tâm Hà Nội giành lấy chính quyền, có rất nhiều gương mặt thanh niên Thủ đô.

Cốt cán là những thành viên của Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu, lực lượng thanh niên đã góp phần không nhỏ trong chiến công chung của cả dân tộc.

Điều đặc biệt, tổ chức Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu chỉ mới được thành lập trước thời điểm lịch sử đó vỏn vẹn một năm, gồm đại đa số là những con người trẻ tuổi tràn đầy nhiệt huyết và trách nhiệm với vận mệnh của đất nước.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thăm Đại tướng Nguyễn Quyết
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thăm Đại tướng Nguyễn Quyết

Dù nhiều năm tháng đã trôi qua nhưng trong ký ức của ông Lê Đức Vân (SN 1926), Trưởng ban Liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu những năm tháng sục sôi đấu tranh chưa bao giờ phai mờ.

Ông Lê Đức Vân là cựu học sinh trường Bưởi. Khi đương thời học sinh, ông Vân được người bạn học Vũ Oanh (tên thật là Vũ Duy Trương) giác ngộ cách mạng. Ông tham gia tổ chức “Tu thân” (sau này đổi tên thành Đội Ngô Quyền) của ông Vũ Oanh để rèn luyện sức khỏe, học tập và tìm hiểu về con đường của những vị lãnh đạo yêu nước… “Một bầu trời sáng mở ra trong trí tôi”, ông Vân cảm khái nói.

Không bao lâu sau đó, Vũ Oanh, Lê Đức Vân cùng gần 40 thành viên của đội được kết nạp vào Đoàn Thanh niên cứu quốc và ít lâu sau đứng vào hàng ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi trường Bưởi phải sơ tán đến khu an toàn, ông Vân cùng đồng đội bỏ học, ở lại Hà Nội chiến đấu.

Chiều 15/8, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong thăm, tặng quà đồng chí Lê Đức Vân - Trưởng ban liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc Thành Hoàng Diệu
Chiều 15/8, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong thăm, tặng quà ông Lê Đức Vân - Trưởng ban liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc Thành Hoàng Diệu

Ông Lê Đức Vân nhớ lại: “Trước yêu cầu của cách mạng và dưới sự lãnh đạo của Đảng, tháng 8/1944, tại số 46 phố Bát Đàn (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) và cũng là nhà riêng của gia đình tôi, Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu chính thức được thành lập.

Khi đó, tôi cùng đông đảo học sinh của các trường Bưởi, Thăng Long, Gia Long, Đồng Khánh, Văn Lang… đã hoạt động công khai, tuyên truyền về tổ chức Việt Minh ở nơi công cộng như: Các chợ, trường học, rạp chiếu bóng, xí nghiệp. Hình thức tuyên truyền miệng đến rải truyền đơn nhằm chuyển tải đến mọi tầng lớp Nhân dân về lý tưởng cách mạng soi đường”.

Đến nay, các nhà sử học đều chung nhận định rằng, sự ra đời của Đoàn Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu xuất phát từ thực tiễn đấu tranh cách mạng và Hà Nội cần phải có một tổ chức độc lập, tinh nhuệ của thanh niên, học sinh yêu nước. Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Quyết - Bí thư Thành ủy Hà Nội, sự dẫn dắt của đồng chí Lê Quang Đạo - Bí thư Ban Cán sự Đảng Hà Nội, đồng chí Vũ Quý - Ủy viên Ban cán sự Đảng, đồng chí Vũ Oanh - Bí thư Thanh niên cứu quốc, Hà Nội nhanh chóng trở thành lực lượng tiên phong trong phong trào cách mạng, thực hiện mọi hình thức đấu tranh cách mạng táo bạo nhưng cũng rất khôn khéo, sáng tạo, hiệu quả cao.

Ngày hội lớn của non sông gấm vóc

Hôm 17/8 vừa qua, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã đến thăm, tặng quà Đại tướng Nguyễn Quyết và bà Phan Thị Phúc, cán bộ lão thành cách mạng, nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 -19/8/2024) và Quốc khánh 2/9 (2/9/1945 - 2/9/2024).

Như đã nói ở trên, hoạt động của Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu khi mới thành lập nhận được sự chỉ đạo trực tiếp, sáng suốt từ Thành ủy Hà Nội, đứng đầu là ông Nguyễn Quyết, Bí thư Thành ủy. Điều đặc biệt, tháng 8/1945, khi lãnh đạo Tổng khởi nghĩa với vị trí Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Quyết khi đó mới tròn 23 tuổi.

Sinh ngày 20/8/1922 trong gia đình nông dân có 10 người con ở thôn Dưỡng Phú, xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, ông Nguyễn Quyết (tên thật là Nguyễn Tiến Văn) chỉ được học đến hết bậc tiểu học. 15 tuổi, ông lên Hà Nội kiếm sống và bắt đầu hoạt động cách mạng. Năm 1944, ông là Thành ủy viên, tham gia Ban Cán sự xây dựng phong trào phản đế ở Hà Nội. Tháng 3/1945, ông được giao nhiệm vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Ủy ban Quân sự cách mạng.

Đại tướng Nguyễn Quyết (ngồi hàng thứ hai, ngoài cùng bên trái) chụp cùng Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Ảnh chụp năm 1968)
Đại tướng Nguyễn Quyết (ngồi hàng thứ hai, ngoài cùng bên trái) chụp cùng Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Ảnh chụp năm 1968)

Về vai trò của Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, ông Nguyễn Quyết kể: “Chiều 16/8/1945, nghe báo cáo hôm sau có cuộc mít tinh của Tổng hội Viên chức ủng hộ chính quyền thân Nhật ở Nhà hát Lớn Hà Nội, tôi quyết định giao nhiệm vụ cho ông Phạm Thái Hy, Đội phó cùng Đội Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu cướp diễn đàn, biến cuộc mít tinh của địch thành cuộc tuần hành thị uy của quần chúng cách mạng”.

Thực tế đã diễn ra đúng như trù định. Ông kể: “Chủ trương của ta là phải phá cuộc mít tinh của Tổng hội Viên chức ủng hộ chính quyền thân Nhật ở Nhà hát Lớn Hà Nội, chiếm diễn đàn để thành cuộc mít tinh ủng hộ mặt trận Việt Minh. Vì thế, các đồng chí: Thái Hy, Từ Trang Anh (Mười Hương), Lê Phan, Nguyễn Khoa Diệu Hồng... được bố trí trà trộn vào đám đông, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ”.

Khi cuộc mít tinh được khai mạc chưa lâu, ông Lê Phan đoạt được micro. Sau đó, ông Thái Hy (Đội phó Đội Thanh niên thành Hoàng Diệu) bảo vệ bà Từ Trang Anh (thành viên Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu) diễn thuyết trong khoảng 15 phút với nội dung chính về 10 chính sách lớn của mặt trận Việt Minh. Kế tiếp, bà Nguyễn Khoa Diệu Hồng, thành viên Đảng Dân chủ đã đọc bản hiệu triệu của Đảng Dân chủ kêu gọi đồng bào ủng hộ mặt trận Việt Minh tổng khởi nghĩa, giành độc lập.

Ngay tối 17/8/1945, Bí thư Thành ủy Nguyễn Quyết triệu tập cuộc họp Ủy ban Quân sự ở Dịch Vọng, quyết định Hà Nội tổng khởi nghĩa vào ngày 19/8/1945.

Cuộc Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội đã thành công, ta chiếm Trại Bảo an binh, Phủ Khâm sai, Tòa Thị chính, Sở Cảnh sát... không tốn một viên đạn, không đổ một giọt máu, “mở đường cho Cách mạng tháng Tám thành công trên cả nước”.

Ký ức hào hùng về ngày hội non sông
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập (tư liệu)

Sau khi Hà Nội Tổng khởi nghĩa thành công, chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay Nhân dân.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Góp mặt trong ngày hội non sông 76 năm trước, nhà giáo ưu tú Nguyễn Tiến Hà (Trưởng ban liên lạc các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tại nhà tù Hỏa Lò 1930-1945) cảm khái: “Tôi phải nói rằng, cuộc mít tinh ngày 2/9/1945 là dịp nghìn năm có một đối với dân tộc ta. Chúng ta rũ bùn nhơ đứng dậy sáng lòa. Từ vị thế của người dân mất nước, sau Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta trở thành chủ nhân chân chính của đất nước”.

Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Tiến Hà (SN 1928) tham gia cách mạng từ trước năm 1945, nhận nhiệm vụ dạy Quốc ngữ cho Nhân dân. Sáng 2/9/1945, ông lãnh đạo thanh niên và người dân xuất phát từ Bạch Mai đến quảng trường Ba Đình. Dọc lộ trình, người dân hò reo cổ vũ kín hai bên đường và gia nhập đội ngũ. Khi tới nơi, đoàn của ông Hà dễ có đến cả ngàn người.

Ký ức hào hùng về ngày hội non sông
Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Tiến Hà

Cứ như vậy, hàng ngàn người hòa vào biển người, khiến không khí ngày Quốc khánh càng thêm sôi sục, phấn khởi. Ông Hà đứng cách lễ đài chừng 20 - 30m. Lễ đài làm từ gỗ và được trang hoàng bằng lớp vải trang trí trắng và đỏ, do đó cho phép hầu hết khán thính giả có thể thấy được những vị lãnh tụ.

Ông lắng nghe như nuốt từng lời khi Chủ tịch Hồ Chí Minh cao giọng nói: “Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”. Tới đây, toàn thể hơn một triệu người Việt Nam ứng tiếng như sấm động, cả dân tộc òa lên trong niềm sung sướng vô bờ.

Đại tướng Nguyễn Quyết cũng có mặt trong biển người khổng lồ dự lễ mít-tinh trong ngày mùa thu tháng Tám năm ấy. Ông xúc động nói: “Không bao giờ tôi có thể quên được niềm tự hào khi lần đầu tiên trong đời trở thành người dân của một đất nước độc lập. Cảm giác như có thể bay lên khi không còn xiềng xích nô lệ trói buộc. Tôi nhìn xung quanh, 1 triệu đồng bào đều chung niềm phấn khởi như vậy. Chưa bao giờ Hà Nội đẹp như thế!”.

Đọc thêm

Anh hùng La Văn Cầu và tình yêu Hà Nội Người Hà Nội

Anh hùng La Văn Cầu và tình yêu Hà Nội

TTTĐ - Góp mặt trong đoàn quân tiến về tiếp quản Thủ đô năm 1954, anh hùng La Văn Cầu vẫn in sâu trong ký ức về một vùng đất hào hoa, tấp nập và đầy thiêng liêng. Từ bấy đến nay, ông đã gắn bó cuộc đời với Hà Nội. Hơn nữa, ông đã tìm được tình yêu với người phụ nữ Hà thành trong những ngày khói lửa chiến tranh.
Cuộc gặp gỡ những nhân chứng lịch sử của 70 năm trước Người Hà Nội

Cuộc gặp gỡ những nhân chứng lịch sử của 70 năm trước

TTTĐ - Chương trình nghệ thuật chính luận "Hà Nội - Bản hùng ca phố" đưa khán giả gặp gỡ những nhân chứng lịch sử vào thời khắc quan trọng của Thủ đô cách đây 70 năm.
70 năm hào hùng và những kỳ vọng mới từ Luật Thủ đô Người Hà Nội

70 năm hào hùng và những kỳ vọng mới từ Luật Thủ đô

TTTĐ - Sau 70 năm Giải phóng Thủ đô, Hà Nội đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Với việc Luật Thủ đô được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, chúng ta tin tưởng rằng, đây sẽ là một công cụ pháp lý mới để Hà Nội phát triển toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa.
Trái tim Thủ đô đập những nhịp yêu thương vì đồng bào cả nước Người Hà Nội

Trái tim Thủ đô đập những nhịp yêu thương vì đồng bào cả nước

TTTĐ - Những cơn bão đi qua, chúng ta càng thêm vững tâm hơn bởi nghĩa đồng bào được thắt chặt, bồi đắp thông qua việc tương trợ hết lòng với những địa phương chịu nhiều thiệt hại do thiên tai. Trái tim Thủ đô đập những nhịp yêu thương vì đồng bào cả nước, báo Tuổi trẻ Thủ đô cùng với Hà Nội viết nên những bài ca đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia. Đây cũng chính là những việc làm thiết thực để kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Tỏa sáng tinh thần “Hà Nội vì cả nước” Muôn mặt cuộc sống

Tỏa sáng tinh thần “Hà Nội vì cả nước”

TTTĐ - Từ nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội luôn quan tâm, chia sẻ và trợ giúp đồng bào các tỉnh, thành trong cả nước. Tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước” đang ngày càng lan tỏa và thấm sâu trong các chủ trương, hoạt động của thành phố.
Ký ức hào hùng mùa Thu lịch sử Nhịp điệu cuộc sống

Ký ức hào hùng mùa Thu lịch sử

TTTĐ - Dù đã hơn 90 tuổi nhưng ký ức về mùa Thu lịch sử năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí Đại tá Dương Niết, nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn Bình Ca, đơn vị tiên phong về tiếp quản Thủ đô cách đây 70 năm.
Gửi trọn tình yêu Hà Nội qua từng tác phẩm Người Hà Nội

Gửi trọn tình yêu Hà Nội qua từng tác phẩm

TTTĐ - Tham gia Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, những người làm báo Thủ đô và cả nước gửi trọn tình yêu Thủ đô qua từng tác phẩm để trân trọng và giúp cho “tài sản” quý giá này tỏa sáng hơn, lấp lánh hơn trong nhịp sống hiện đại.
Lắng sâu truyền thống, ngời sáng tương lai Người Hà Nội

Lắng sâu truyền thống, ngời sáng tương lai

TTTĐ - Mỗi độ thu về, nét linh thiêng và hào hoa của trái tim cả nước dường như lắng sâu hơn, dạt dào hơn. Dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô là kết tinh của tất cả những giá trị ấy khi các địa phương và từng người dân thể hiện bằng những việc làm cụ thể để mừng mốc son rực rỡ của Hà Nội.
Diễn viên Huyền Sâm yêu Hà Nội từ những điều bình dị nhất Nhịp điệu cuộc sống

Diễn viên Huyền Sâm yêu Hà Nội từ những điều bình dị nhất

TTTĐ - Status hưởng ứng trào lưu “Tôi yêu Hà Nội vì…” do Thành đoàn Hà Nội phát động của diễn viên Huyền Sâm đã nhận được sự yêu mến rất lớn từ cộng đồng mạng. Phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với “cô Thuận” của “Hoa sữa về trong gió” về sự lan tỏa mạnh mẽ này.
Tôn vinh truyền thống lịch sử, bừng sáng giá trị văn hóa trường tồn Người Hà Nội

Tôn vinh truyền thống lịch sử, bừng sáng giá trị văn hóa trường tồn

TTTĐ - Được tổ chức vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 - 16/7/2024), Ngày hội Văn hóa vì hòa bình mang đến cho Nhân dân Hà Nội cũng như cả nước và bạn bè quốc tế những ấn tượng sâu sắc trong ngày vui náo nức. Truyền thống lịch sử anh hùng nhưng rất đỗi nhân văn và giá trị văn hóa trường tồn được khắc họa rõ nét, bừng sáng, làm bật lên sức sống và khát vọng hòa bình cháy bỏng của thành phố ngàn năm tuổi.
Xem thêm