Ký ức Sài Gòn trong “Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc”
![]() |
![]() |
Đại diện DTBooks chia sẻ: Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc xuất bản lần đầu năm 1966, sách in 658 quyển, NXB Thịnh Ký (Sài Gòn) ấn hành.
Theo như “Mấy lời nói đầu” của NXB, Bình Nguyên Lộc viết thiên điều tra dài có tên gọi “Thám hiểm đô thành”, phóng sự này chia làm hai phần: Phần thứ nhất cho đăng báo hằng ngày, kể những chuyện lạ ở Sài Gòn, có tính cách xã hội, “giựt gân” như “Ma Máy đá”, “Người chuột cống”… Phần này tác giả không muốn in thành sách; Phần thứ hai tác giả cho đăng riêng ở các tạp chí: Nhân loại, Thời trân, Sáng tạo, Tiểu thuyết tuần san, Buổi sáng, Nghệ thuật…
Những bài tạp bút này sau đó được gom lại để in thành cuốn Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc với một lưu ý nhỏ: Không bao giờ tái bản.
Năm 1999, cuốn sách được NXB Trẻ tái bản với “Lời giới thiệu” của nhà văn Sơn Nam. Năm 2002, cuốn sách được NXB Kim Đồng (Hà Nội) tái bản với tựa Những bước lang thang. Đến năm 2012, cuốn sách lại được NXB Trẻ tái bản, in chung trong tuyển Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc (tủ sách Mỗi nhà văn, Một tác phẩm), gồm 3 truyện: Ký thác, Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc và Cuống rún chia lìa.
Cũng như những lần tái bản trước, ấn bản Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc do Công ty Sách Dân Trí (DTBooks) ấn hành tháng 10/2017 cũng “ngoài ý muốn khiêm tốn của tác giả”.
Ở lần tái bản này, DTBooks sử dụng bản in đầu tiên năm 1966 của NXB Thịnh Ký làm bản nền, có chỉnh sửa một số lỗi liệt kê ở phần Cải chính trong nguyên bản, chỉnh sửa một số lỗi ấn loát, còn lại tôn trọng giữ nguyên. Bên cạnh đó, để tiện cho bạn đọc theo dõi, một số chú thích cần thiết được bổ sung, ví dụ như chú thích một số từ cũ, phương ngữ; đối chiếu và chú thích về địa danh và nhân danh… Ngoài ra, để cuốn sách sinh động hơn, những người làm sách có đưa vào 28 tấm ảnh Sài Gòn xưa, những tấm ảnh này được in màu.
Bình Nguyên Lộc tên thật là Tô Văn Tuấn, sinh ngày 7/3/1914 tại làng Tân Uyên, Biên Hòa, Ðồng Nai. Ông là một nhà văn lớn, nhà văn hóa Nam bộ giai đoạn 1945-1975; tác giả của hơn 50 tiểu thuyết, 1.000 truyện ngắn và 4 công trình nghiên cứu…
Được biết, sau cuốn sách này, tủ sách Ký ức Sài Gòn sẽ lần lượt giới thiệu đến độc giả một số ấn phẩm khác: Đất Sài Gòn và sinh hoạt của người Sài Gòn xưa (tác giả: Nhà nghiên cứu Lê Nguyễn), Lịch sử doanh nghiệp và công nghiệp ở Sài Gòn và Nam kỳ từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1945 (tác giả: Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp), Sài Côn [Gòn] số sự (tác giả: Nhà nghiên cứu Bằng Giang), Tổ chức thành phố Sài Gòn thời Pháp thuộc (1860-1954) (tác giả: Nhà nghiên cứu Lê Nguyễn)…
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Những "phát súng" cảnh tỉnh sắc bén từ ngòi bút sắc sảo

“Bóng tàu qua phố” - Giai điệu kết nối ký ức Thủ đô và khát vọng tương lai

“Anh em bình thường” đầy ắp tiếng cười cho hè 2025

Hiệp sĩ Dế mèn Phạm Tuyên với những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian

Chân thành và cảm động cuốn sách nhà báo Tiểu Phong tặng con gái

Tràn ngập lòng biết ơn với "Chân dung Bác Hồ qua trang sách"

Đắk Nông: Khai mạc Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Ra mắt bộ sách đặc sắc của nhà văn Đoàn Giỏi

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung trở thành Đại sứ Truyền cảm hứng Giải thưởng Dế Mèn
