Tag

Lễ Vu lan thời dịch bệnh: Tổ đình Vĩnh Nghiêm tổ chức cầu siêu trực tuyến

Người Hà Nội 20/08/2021 14:22
aa
TTTĐ - Dịp lễ Vu lan năm nay, tổ đình Vĩnh Nghiêm - chùa Long Hưng (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) phát động chương trình "trì tụng 1 triệu biến chú Đại Bi" cầu nguyện dịch bệnh tiêu trừ, đồng hồi hướng cho người đã tử vong vì dịch bệnh được siêu sinh về miền tịnh độ.
Mùa Vu lan - chuyện đạo và đời theo quan niệm của giới trẻ Vu lan ba miền - 2021: Dành trọn tình yêu cho người mẹ tuyến đầu

Lễ Vu lan báo hiếu là một trong những hoạt động thể hiện nét đẹp trong văn hóa của dân tộc, đồng thời, cũng là dịp để những người con bày tỏ tấm lòng thương nhớ đối với những bậc sinh thành đã khuất.

Lễ Vu Lan báo hiếu thường được tổ chức vào tháng 7 Âm lịch (ảnh minh họa)
Lễ Vu lan báo hiếu thường được tổ chức vào tháng 7 Âm lịch (Ảnh minh họa)

Hằng năm, vào dịp lễ Vu lan thường có hàng vạn người tập trung tại tổ đình Vĩnh Nghiêm đọc kinh kệ và cầu siêu. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19, hoạt động này cũng phải thay đổi thích hợp. Đại diện tổ đình Vĩnh Nghiêm cho hay, lễ cầu siêu năm nay sẽ được tổ chức theo hình thức online, kết nối tất cả Phật tử trên mọi miền đất nước.

Do tình hình dịch bệnh Covid -19, tổ đình Vĩnh Nghiêm - chùa Long Hưng tổ chức chương trình Vu Lan báo hiếu online
Do tình hình dịch bệnh Covid -19, tổ đình Vĩnh Nghiêm - chùa Long Hưng tổ chức chương trình Vu lan báo hiếu online

"Trong đời sống của người dân Việt, hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm đã ăn sâu vào trong tâm khảm của nhiều người. Ngài là biểu tượng của người mẹ hiền có tình yêu thương vô bờ bến và lòng khoan dung, đại từ, đại bi và cứu khổ", đại diện tổ đình Vĩnh Nghiêm nói và cho biết thêm "Trong Kinh nói, chúng sanh nào xưng niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm liền được ngài “tầm thanh cứu khổ”, giải thoát khỏi tai ách, hoạn nạn. Quán Thế Âm Bồ Tát đạt được diệu quả Nhĩ căn viên thông nên quán xét và nghe, thấy, biết cùng tột tiếng kêu đau khổ khắp cõi thế gian. Ngài hiện ngay nơi đó để cứu độ chúng sinh vượt thoát tất cả những hiểm nguy. Do công hạnh cứu độ tự tại nhiệm màu đó, nên trong kinh điển còn gọi Ngài là Quán Tự Tại Bồ tát".

Lễ Vu lan thời dịch bệnh: Tổ đình Vĩnh Nghiêm tổ chức cầu siêu trực tuyến

"Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn nhất do tác động của dịch Covid-19, chính vì vậy, tổ đình Vĩnh Nghiêm - chùa Long Hưng (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) phát động chương trình "trì tụng một triệu biến chú đại bi" cầu nguyện dịch bệnh tiêu trừ, đồng hồi hướng cho người đã tử vong vì dịch bệnh được siêu sinh về miền tịnh độ", đại diện tổ đình Vĩnh Nghiêm cung cấp.

Lễ Vu lan thời dịch bệnh: Tổ đình Vĩnh Nghiêm tổ chức cầu siêu trực tuyến

Chương trình bắt đầu từ ngày 13/8 tại chùa Long Hưng, kéo dài trong một tháng. Hằng ngày, tăng ni và Phật tử chùa Long Hưng tham gia cộng tu trì chú trên Facebook Chùa vào lúc 6h và 19h. Từ ngày 19 - 21/8, chư tăng ni chùa Long Hưng sẽ trì tụng miên mật Chú Đại Bi từ 5h sáng - 9h tối không gián đoạn. Ngoài ra, Phật tử tự sắp xếp trì chú hàng ngày theo thời gian cá nhân tự của mình. Hàng ngày, báo cáo số biến đại bi đã trì tụng tới ban tổ chức.

Lễ Vu lan thời dịch bệnh: Tổ đình Vĩnh Nghiêm tổ chức cầu siêu trực tuyến

Ngoài các Phật tử ở miền Bắc, chương trình còn thu hút được sự tham gia hành trì của cộng đồng Phật tử: TP Hồ Chí Minh; Nha Trang - Khánh Hòa; Bình Định; Buôn Ma Thuật; Long An; Kiên Giang; Trà Vinh; Lâm Đồng; An Giang; Hà Tĩnh; Gia Lai; Huế; Đà Nẵng; Vĩnh Long.

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm