Tag

Linh thiêng đền thờ Quỳnh Hoa công chúa

Người Hà Nội 09/12/2023 06:00
aa
Đền thờ Quỳnh Hoa công chúa - tức bà Khúc Thị Ngọc, toạ lạc tại thôn Vĩnh Mộ, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội. Được biết, huyện Thường Tín hiện đang có kế hoạch tôn tạo, nâng cấp nhằm phát huy giá trị văn hoá và tín ngưỡng của ngôi đền linh thiêng này.
Ứng dụng công nghệ đưa di tích đến gần hơn với cộng đồng

Trong lịch sử và truyền thuyết, công chúa Khúc Thị Ngọc (còn tên hiệu khác là Quỳnh Hoa công chúa) là con gái của Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ (830 - 907). Dưới sự lãnh đạo của Khúc Thừa Dụ, họ Khúc đã đặt nền móng bước đầu cho nền độc lập dân tộc trước khi đất nước ta hoàn toàn tự chủ dưới vương triều họ Đinh.

Theo PGS.TS. Đặng Hồng Sơn - Phó Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Giám đốc Bảo tàng nhân Học, trong quá trình tồn tại của họ Khúc, bên cạnh trực hệ ba đời ông - cha - cháu, còn có một nhân vật ít được đề cập đến trong các tài liệu chính sử là bà Khúc Thị Ngọc.

Linh thiêng đền thờ Quỳnh Hoa công chúa
Công chúa Khúc Thị Ngọc (còn tên hiệu khác là Quỳnh Hoa công chúa) là con gái của Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ (830 - 907)

Các nguồn tư liệu dân gian cho thấy, bà Khúc Thị Ngọc cũng có nhiều công lao đối với quá trình phát triển hơn thập kỷ của ba thế hệ Tiết độ sứ họ Khúc.

Cũng theo các tài liệu dã sử, khi Khúc Thừa Dụ nắm quyền Tiết độ sứ, Khúc Thị Ngọc đã cùng cha giải quyết việc quốc gia. Sau đó, bà lại cùng với anh trai Khúc Hạo cùng đứng ra gánh vác việc nước thay Khúc Thừa Dụ sau khi ông mất.

Linh thiêng đền thờ Quỳnh Hoa công chúa
Đền thờ bà Khúc Thị Ngọc nằm trên gò cao, bên sông Nhuệ

Thời gian sau đó, bà Khúc Thị Ngọc lựa chọn con đường sống cùng Nhân dân, rời bỏ đô thị Tống Bình sầm uất, để chăm lo phát triển kinh tế, sản xuất. Đặc biệt, bà chú trọng đến các công việc khai khẩn ruộng đất để mở rộng sản xuất nông nghiệp.

Sau khi Khúc Thừa Mỹ (Tiết độ sự thế hệ thứ 3 của dòng họ Khúc) thất bại trong cuộc chiến chống quân Nam Hán và bị bắt đầy ải sang Trung Quốc, bà Khúc Thị Ngọc đã quyết tử giữ kinh thành không để rơi vào tay giặc.

Bà kiên cường giữ vững kinh thành trong một thời gian dài, đủ để cho binh lính đưa các con trai của Khúc Thừa Mỹ trốn vào vùng núi và chạy vào Thanh Hóa.

Linh thiêng đền thờ Quỳnh Hoa công chúa
Năm 1995, đền thờ bà Quỳnh Hoa công chúa Khúc Thị Ngọc được tôn tạo, với ngôi nhà ba gian lợp ngói, có một hậu cung.

Truyền thuyết dân gian còn lưu giữ trong ký ức Nhân dân và được truyền lại đại lược như sau: Khi còn ở phủ Tống Bình, một hôm bà Khúc Thị Ngọc đi thuyền dạo chơi trên Tây Hồ, vừa gặp lúc trời mưa to, mới vào chùa Trấn Quốc thỉnh chuông niệm Phật. Tiếng chuông ngân vang, bỗng phía Hồ Tây có con trâu vàng xuất hiện cúi đầu xin theo hầu. Công chúa Quỳnh Hoa xuống thuyền, trâu vàng rẽ nước băng lên phía trước dẫn lối.

Kỳ lạ thay, thuyền bà lướt tới đâu, thì lạch nước hóa thành sông (tức sông Kim Ngưu ngày nay), bãi lầy thành đồng ruộng, làng xóm, chợ búa cũng theo đó mà trù phú. Thuyền đi qua các địa phận Sở Thượng, Sở Hạ, Phương Quế, Phú Cốc, Động Quất, Nguyễn Bí…

Linh thiêng đền thờ Quỳnh Hoa công chúa
Tại Quyết định số 158/QĐ-UB, UBND Hà Tây (cũ) đã công nhận đền thờ Công chúa Khúc Thị Ngọc là di tích lịch sử văn hóa.

Đến khu chùa Đậu, thì gặp một vùng nước trong biếc, bà hạ lệnh dừng thuyền ở khu Đầm Mâu, rồi xuống tắm. Xong bà bước lên gò cao và hóa. Nơi bà tắm dân làng gọi là “Trẩm”, nơi bà hóa Nhân dân lập đền thờ, suy tôn bà là Quỳnh Hoa Thánh Mẫu, quanh năm hương khói.

Với công lao to lớn của bà Khúc Thị Ngọc, các làng thờ bà. Hàng năm vào ngày 15/3 âm lịch, ba thôn Vĩnh Mộ, Hương Cù và Cổ Chất cùng chung sức tổ chức lễ hội để tưởng nhớ ơn đức của bà với dân với nước, đồng thời cũng để giao lưu với nhau để cùng xây dựng đời sống đoàn kết để hướng về bà.

Linh thiêng đền thờ Quỳnh Hoa công chúa
Bí thư thôn Vĩnh Mộ Nguyễn Tuấn Chỉnh (trái) và hậu duệ họ Khúc, ông Khúc Văn Hưng (phải) ôn lại sự tích về Quỳnh Hoa công chúa

NSƯT Khúc Hà Linh (hậu duệ dòng họ Khúc), nguyên Hiệu trưởng Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Hải Dương cho biết, ban đầu, đền thờ bà Khúc Thị Ngọc chỉ là túp lều tranh, dựng sơ sài, xung quanh là đồng chiêm trũng.

Đến khi vua Lý Thái Tổ lên ngôi, dời đô từ Hoa Lư về La Thành, đổi tên là Thăng Long, vua bèn ban sắc chỉ cho dân chúng trong vùng tôn tạo xây đình chùa và nhân đó 3 làng Vĩnh Mộ, Cổ Chất, Phương Cù công đức xây thành ngôi miếu lộ thiên hình ngai để thờ bà.

Sang triều Lê, miếu Thánh Mẫu lần đầu tiên được tân tạo. Nhưng phải đến nhà hậu Lê mới xét công lao và ban sắc phong thần cho bà, nhưng sắc chỉ này đã thất truyền. Trong đền hiện chỉ còn tấm biển sơn son thiếp vàng đề bốn chữ “Lịch triều phong tặng” là dấu tích của lần phong tặng ấy.

Năm 1995, đền thờ bà Quỳnh Hoa công chúa Khúc Thị Ngọc được tôn tạo, với ngôi nhà ba gian lợp ngói, có một hậu cung. Trên bệ thờ có khám cổ. Trong khám có tượng Thánh Mẫu, tĩnh tọa trên tòa sen. Ngày 4/2/2003, tại quyết định số 158/QĐ-UB, UBND Hà Tây đã công nhận đền thờ Công chúa Khúc Thị Ngọc là di tích lịch sử văn hóa.

Linh thiêng đền thờ Quỳnh Hoa công chúa
Tương truyền, phía sau ngôi đền cũng là phần mộ của Quỳnh Hoa công chúa

Hai mươi năm đã qua, dù được Nhân dân địa phương giữ gìn và hậu duệ họ Khúc nhiều lần phát tâm tu bổ, đền thờ Quỳnh Hoa công chúa vẫn không tránh khỏi cảnh xuống cấp, vắng vẻ. Chính vì thế, huyện Thường Tín đã và đang thực hiện kế hoạch lập dự án tu bổ, tôn tạo di tích đền - chùa Vĩnh Mộ.

Linh thiêng đền thờ Quỳnh Hoa công chúa
Sỹ tử cầu mong sự che chở của Quỳnh Hoa công chúa

Huyện Thường Tín kỳ vọng việc di tích đền - chùa Vĩnh Mộ sẽ làm cho di tích ngày càng trở lên khang trang, sạch đẹp, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của Nhân dân và chính quyền địa phương trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; đồng thời, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân địa phương; phục vụ thờ phụng tín ngưỡng, giáo dục đạo đức, điều chỉnh, củng cố mối quan hệ cư dân làng xã trên cơ sở tôn trọng truyền thống và pháp luật, giới thiệu lịch sử văn hóa tạo điều kiện nghiên cứu cho các đối tượng và khách quốc tế về di tích.

Sáng 9/12, huyện Thường Tín tổ chức lắng nghe ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về văn hoá, lịch sử, kiến trúc, cùng với hậu duệ dòng họ Khúc, đại diện xã Nguyễn Trãi xung quanh truyền thuyết về bà Khúc Thị Ngọc, cũng như lấy ý kiến việc tôn tạo di tích chùa - đình Vĩnh Mộ.

Đọc thêm

Tôn vinh trí thức, phát triển khoa học công nghệ của Thủ đô Người Hà Nội

Tôn vinh trí thức, phát triển khoa học công nghệ của Thủ đô

TTTĐ - Được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội đã từng bước phát triển, góp phần tôn vinh trí thức, phát triển khoa học công nghệ để xây dựng Thủ đô phát triển. Điều này cũng cho thấy chính sách trọng dụng trí thức, phát huy nhân lực chất lượng cao của Hà Nội hết sức đúng đắn và hiệu quả.
Nghệ nhân khắc dấu, lưu giữ hồn xưa Hà thành Người Hà Nội

Nghệ nhân khắc dấu, lưu giữ hồn xưa Hà thành

TTTĐ - Ở góc phố Hàng Quạt nằm trong khu 36 phố phường cổ kính của Hà Nội, ông Phạm Ngọc Toàn bao năm qua vẫn giữ nghề khắc dấu. Du khách yêu mến đặt cho Toàn cái tên “Người nắm giữ dấu ấn thời gian”.
Cần thẳng thắn và trách nhiệm hơn trước nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm Sức khỏe

Cần thẳng thắn và trách nhiệm hơn trước nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm

TTTĐ - Để xảy ra ngộ độc thực phẩm hoặc nhẹ hơn là rối loạn tiêu hóa hay đơn giản chỉ là khó chịu khi ăn đôi khi cũng do chúng ta cả nể, dễ tính. Trước những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và vì sự văn minh, vì thói quen sử dụng thực phẩm một cách an toàn, chúng ta cần thẳng thắn và có trách nhiệm hơn trước những vấn đề mà mình gặp phải.
Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn: Hạnh phúc khi viết về Bác Người Hà Nội

Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn: Hạnh phúc khi viết về Bác

TTTĐ - Thuộc thế hệ 8X, Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn (Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội) hạnh phúc khi được góp những ca khúc đong đầy sự biết ơn của thế hệ trẻ hôm nay với Bác Hồ muôn vàn kính yêu - vị Cha già dân tộc.
Đưa văn hóa người Hà Nội thành tiêu biểu cho phẩm giá Việt... Người Hà Nội

Đưa văn hóa người Hà Nội thành tiêu biểu cho phẩm giá Việt...

TTTĐ - Từ giọng nói, cách ứng xử đến tâm hồn, tính cách... người Hà Nội xưa nay đều được xem như là chuẩn mực cho mọi vùng miền trên đất nước Việt Nam. Trước quá trình hội nhập và lan tỏa sâu rộng, trước mong muốn và yêu cầu của thời đại, người Hà Nội ngày nay càng phải phát huy những nét xưa lưu dấu, thể hiện được cốt cách, bản lĩnh của mình. Tất cả những điều này là để xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam như được xác định tại Điều 21 Luật Thủ đô (sửa đổi).
Khai thác "kho vàng ròng" từ nhà khoa học để phát triển Thủ đô Người Hà Nội

Khai thác "kho vàng ròng" từ nhà khoa học để phát triển Thủ đô

TTTĐ - Đồng chí Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội bày tỏ tại Hội nghị gặp mặt chuyên gia, nhà khoa học nhân dịp kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5.
Lễ hội tôn vinh nghề trồng sen Tây Hồ Người Hà Nội

Lễ hội tôn vinh nghề trồng sen Tây Hồ

TTTĐ - Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 dự kiến được tổ chức trong 5 ngày của tháng 7 tại Không gian văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ.
Những con đường tím biếc dưới mưa Người Hà Nội

Những con đường tím biếc dưới mưa

TTTĐ - Sau những giọt mưa trong trẻo và êm đềm của đầu hè, những nẻo đường, ngõ phố của Hà Nội tím biếc, mơ màng, đẹp đến mức ai cũng say mê ngắm mãi.
Người Hà Nội và những âm hưởng Điện Biên vang mãi Người Hà Nội

Người Hà Nội và những âm hưởng Điện Biên vang mãi

TTTĐ - Dù cách Điện Biên gần 500km, trái tim người Hà Nội vẫn hướng về vùng đất "Tây Bắc núi ngút ngàn trùng xa". Bởi cách đây 70 năm, rất nhiều công dân Thủ đô đóng góp cho chiến dịch "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" này. Có những người con của Hà Nội đã hi sinh xương máu trên những chặng đường chiến dịch. Có những người giờ ở Hà Nội nhưng tâm hồn vẫn chan chứa kỉ niệm "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm"...
Dấu ấn Điện Biên trong lòng Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Dấu ấn Điện Biên trong lòng Hà Nội

TTTĐ - Là Thủ đô của nhà nước độc lập, cách đây 70 năm, mặt trận Hà Nội đã đóng góp những ý nghĩa quan trọng cho thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhiều năm qua, những dấu ấn Điện Biên trong lòng Hà Nội tiếp tục được gìn giữ, phát huy để không chỉ người Thủ đô mà Nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế đến nơi này đều được nhắc nhớ về chiến thắng “lững lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của dân tộc ta.
Xem thêm