Tag

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị

Người Hà Nội 18/11/2024 11:51
aa
TTTĐ - Tại Phố đi bộ Hoàn Kiếm vừa diễn ra Triển lãm LIXIL ALP Pavilion. Triển lãm trưng bày kết quả của 5 đề tài nghiên cứu trong chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024, mang đến những giải pháp sáng tạo cho bài toán "Trẻ hóa đô thị" tại Việt Nam.
Hành trình “ươm mầm” tài năng LIXIL Talent Match 2022-2023 LIXIL Talent Match 2023: Viết tiếp hành trình kết nối, truyền cảm hứng cho sinh viên kiến trúc – thiết kế 5 giải pháp đột phá “Trẻ hóa đô thị” Việt Nam
Giây phút cắt băng Khai mạc LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024
Giây phút cắt băng Khai mạc LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024

Triển lãm LIXIL ALP Pavilion là hoạt động nổi bật nằm trong khuôn khổ chương trình LIXIL ALP: Tương lai không gian sống Việt Nam, chương trình thường niên do LIXIL Việt Nam tổ chức từ năm 2016 với sự bảo trợ chuyên môn của Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Năm nay, triển lãm đặc biệt có sự phối hợp của UBND Quận Hoàn Kiếm. Mới đây, ngày 15/11 đã diễn ra Hội thảo “Trẻ hóa đô thị - Những giải pháp ban đầu” công bố giải pháp từ 5 đơn vị nghiên cứu thuộc chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024.

Toàn cảnh buổi lễ khai mạc
Toàn cảnh buổi lễ khai mạc

Trước làn sóng đô thị hóa mạnh mẽ, sự cân bằng giữa cơ sở hạ tầng và chất lượng môi trường sống trở thành mục tiêu cốt lõi cho một đô thị bền vững. Chính vì vậy, hội thảo LIXIL ALP 2023-2024 đã được tổ chức nhằm đưa ra các giải pháp góp phần kiến tạo tương lai không gian sống Việt Nam. Tiếp nối thành công đó, triển lãm LIXIL ALP Pavilion 2023 – 2024 sẽ đưa các kết quả nghiên cứu xoay quanh chủ đề “Trẻ hóa đô thị” đến gần hơn với cộng đồng và thúc đẩy sáng tạo những giải pháp ‘trẻ hóa’ cho không gian đô thị.

Ông Uchidate Katsuaki - Tổng Giám đốc LIXIL Việt Nam phát biểu khai mạc triển lãm
Ông Uchidate Katsuaki - Tổng Giám đốc LIXIL Việt Nam phát biểu khai mạc triển lãm

Chia sẻ về Triển lãm, ông Uchidate Katsuaki – Tổng Giám đốc LIXIL Việt Nam – Đại diện Đơn vị Sáng lập và Tổ chức cho biết: “LIXIL ALP 2023 – 2024 là bước tiến quan trọng của chúng tôi trong hành trình tìm kiếm, đề xuất giải pháp, phương án nghiên cứu chuyên sâu nhằm “trẻ hóa đô thị” trong bối cảnh hiện nay. Chúng tôi mong muốn LIXIL ALP Pavilion sẽ trở thành một biểu tượng kiến trúc, mang đến một không gian kết nối cộng đồng. Thông qua đây, chúng tôi cũng kỳ vọng thu thập được thêm những phản hồi đa dạng từ cộng đồng, qua đó nỗ lực phát triển chương trình và các nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa trong tương lai”.

KTS Đào Thanh Hưng (AHL Architects) phát biểu tại buổi lễ
KTS Đào Thanh Hưng (AHL Architects) phát biểu tại buổi lễ

LIXIL ALP Pavilion do các kiến trúc sư văn phòng AHL Architects thiết kế. Chia sẻ về ý tưởng khởi nguồn, đơn vị bày tỏ: “Chúng tôi nhận ra rằng, có một vùng không gian mỏng, dài, bám quanh hồ được che chở bằng những tán cây lâu năm rủ nhẹ về phía Hồ, gần như tách biệt với ồn ào của đường giao thông chính hay các hoạt động trên vỉa hè. Tại đó có thể ngồi và cảm nhận Hà Nội một cách rõ nét và thân thuộc và đó chính là không gian tự nhiên tuyệt vời cho triển lãm các đồ án nghiên cứu về chủ đề “Trẻ hóa đô thị” của LIXIL ALP 2023-2024”.

Từ những ý tưởng khởi nguồn đó, các kiến trúc sư đã kiến tạo không gian triển lãm ven hồ hòa quyện vào nhịp thở của thành phố, tạo nên một nét chấm phá trẻ trung cho đô thị.

LIXIL ALP Pavilion được tạo nên với một hệ cấu trúc rỗng bằng giàn giáo ring-lock (giàn giáo Đĩa) dài 57m, nép sát về phía Hồ, giảm thiểu việc chiếm dụng không gian, định hình ranh giới mềm trong - ngoài của triển lãm. Đường silhouette (hình dạng) của Tháp Rùa được chạm khắc trên cấu trúc này, tạo ra 3 khoảng rỗng kết hợp với tuyến đường 1.2m ven hồ hiện có, dải cây xanh cảnh quan và vòm tán cây cổ thụ tạo thành tổ hợp tự nhiên.

Hoạt động thường ngày cũng như cuối tuần của người dân không bị ảnh hưởng bởi hoạt động của không gian triển lãm mà còn gia tăng thêm nhờ hoạt động trải nghiệm ngay bên trong cấu trúc của hệ giàn giáo: Khu vui chơi cho trẻ, khoảng sàn đa năng để nghỉ ngơi, hoạt động biểu diễn đường phố…

Không gian chơi được lồng ghép khéo léo và an toàn cho trẻ
Không gian chơi được lồng ghép khéo léo và an toàn cho trẻ

Trong đó, khu vực vui chơi do Think Playgrounds thiết kế an toàn cho trẻ nhỏ và gần gũi với môi trường đô thị gồm: Xích đu, hệ leo trèo kết hợp cầu trượt, cùng bậc thang và sân khấu đa năng có thể làm chỗ ngồi nghỉ ngơi. Không gian Pavilion cũng được tô phần sống động qua các hoạt động của đơn vị đồng hành độc quyền INAX, những hoạt động nghệ thuật tương tác với cộng đồng như Vẽ và Ghép tranh gạch kiến trúc sẽ là điểm đến thú vị dịp cuối tuần.

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024 là một trong các hoạt động hưởng ứng lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, khuyến khích mỗi người nhìn nhận lại cái tôi sáng tạo của bản thân trong hành trình sống.

Triển lãm cũng được tổ chức hưởng ứng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); thực hiện theo kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động Hà Nội tham gia mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO năm 2024 – 2025. Đặc biệt, thời điểm khai mạc LIXIL ALP Pavilion trùng hợp với những dấu mốc quan trọng: Kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, kỷ niệm 20 năm ngày Hà Nội đón nhận di tích quốc gia và 20 năm phố đi bộ đầu tiên, tạo nên sự kết nối sâu sắc giữa lịch sử, văn hóa và tương lai của Thủ đô.

5 đề tài nghiên cứu giới thiệu đến công chúng thông qua triển lãm gồm:

1. Tái sinh đô thị bền vững: Phát triển thích ứng di sản công nghiệp - PVCHB

2. Đánh thức "nơi chốn" trong thành phố - Think Playgrounds

3. Chuyển hóa bãi chôn lấp thành công viên xanh: Nghiên cứu trường hợp Bãi chôn lấp Gò Cát - TP HCM - TA Landscape Architecture Vietnam

4. Đổi mới nhà phố - Mini Building - VUUV Architecture and Interior Design

5. Khu đô thị C-town - TAT Architects Studio

Thông tin sự kiện triển lãm:

● Thời gian: Từ ngày 16/11/2024 đến ngày 1/12/2024

● Địa điểm: Phố đi bộ Hoàn Kiếm, khu vực đối diện nhà hàng Lục Thủy, số 6 Lê Thái Tổ, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

● Hình thức: Triển lãm tự do

Hoạt động “Vẽ và ghép” tranh gạch:

● Vẽ tranh gạch: 9h-12h & 14h-17h Ngày 16,17/11 và 30/11, 1/12/2024

● Ghép tranh gạch: 9h-12h & 14h-17h Ngày 23, 24/11/2024

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm