Tag

Long An: Mở đường, xây cầu, nâng cấp diện mạo nông thôn

Nông thôn mới 09/09/2024 18:34
aa
TTTĐ - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Long An đã ban hành Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 với 18 chỉ tiêu chủ yếu; trong đó công tác giao thông vận tải được xác định là lĩnh vực hết sức quan trọng “đi trước mở đường”.
Hạ tầng giao thông Long An: Động lực phát triển kinh tế "Dải lụa" Vành đai TP Tân An sau hơn 7 tháng thông xe Đột phá hạ tầng giao thông, mở rộng Quốc lộ 62

Ngày 2/1/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có ý kiến thống nhất chủ trương kế hoạch triển khai Đề án đầu tư xây dựng mới các cầu bê tông thay thế hệ thống cầu yếu trên các tuyến đường tỉnh tại Kết luận số 832-KL/TU.

UBND tỉnh Long An đã có văn bản số 466/UBND-KTTC ngày 15/1/2024 giao Sở Giao thông vận tải phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu đề xuất UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.

Long An: Mở đường, xây cầu, nâng cấp diện mạo nông thôn
Đại diện lãnh đạo tỉnh Long An thực hiện nghi thức khởi công xây cầu

Nhằm tạo đột phá trong quá trình phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Minh Lâm đã ký quyết định ban hành Đề án Thí điểm hỗ trợ đầu tư đường giao thông trục ấp, liên ấp trên địa bàn tỉnh trong năm 2024 và 2025.

Cùng với đó, Long An không ngừng đẩy mạnh triển khai và thực hiện bằng cách xây dựng mới các cầu bê tông thay thế hệ thống cầu yếu trên các tuyến đường tỉnh và thực hiện thí điểm cơ chế hỗ trợ bê tông hóa đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Tiêu biểu trong giai đoạn triển khai thực hiện đề án có công trình đường giao thông cặp kênh KT8, xã Khánh Hưng, huyện Vĩnh Hưng. Đây là công trình điểm nằm trong đề án thí điểm hỗ trợ đầu tư đường giao thông trục ấp, liên ấp trên địa bàn tỉnh.

Theo đề án, việc hỗ trợ đầu tư giao thông trục ấp và liên ấp giai đoạn 2024 - 2025 được thực hiện công khai, minh bạch với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” tăng cường “Xã hội hóa” trong việc đầu tư, phát triển đường giao thông nông thôn.

Mục đích chính của Đề án hướng đến là bê tông hóa các tuyến đường trục ấp và liên ấp để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội nông thôn; đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Long An.

Chia sẻ với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô về những khó khăn khi thực hiện đề án, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An cho biết: “Đa số các cầu có tải trọng thấp, cầu sắt… vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chi phí duy tu sửa chữa nhiều, không đáp ứng được tải trọng; nguồn kinh phí đầu tư cho giai đoạn tới hạn hẹp, nên việc đầu tư hàng loạt các cầu không đủ nguồn lực…”.

Để giải quyết khó khăn, theo Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An: Địa phương sẽ rà soát, cân đối các cầu yếu, xác định nhu cầu, tính cấp thiết đầu tư xây dựng công trình cầu hoặc công trình cống hộp (thay cầu bằng cống hộp đối với các tuyến sông, kênh không còn lưu thông thủy, để giảm chi phí xây dựng); xác định thứ tự ưu tiên đầu tư các công trình tránh lãng phí; đảm bảo đồng bộ giữa hệ thống cầu, cống hộp với việc ngâng cấp, mở rộng đường theo quy hoạch.

Cầu bê tông cốt thép được tỉnh Long An đầu tư thay thế cầu tạm
Cầu bê tông cốt thép được tỉnh Long An đầu tư thay thế cầu tạm

Hiện toàn tỉnh Long An có 8.827,2km đường giao thông, trong đó: Đường bê tông nhựa 523,9km (chiếm 5,9%); đường đá dăm nhựa 3.244,1km (chiếm 36,8%); đường bê tông xi măng 1.587,7km (chiếm 18,0%); đường cấp phối 2.352,5km (chiếm 26,7%); đường đất 1.119km, chiếm 12,7%.

Dự kiến đến cuối năm 2025, tỉnh phấn đấu có ít nhất 153,3km đường trục ấp, liên ấp được đầu tư theo đề án, với bề rộng mặt đường tối thiểu 4 - 5m và ưu tiên các công trình có cầu, cống đã xây dựng.

Đối với các đoạn đường bê tông hóa có mặt đường dưới 4m sẽ được nâng cấp thông thoáng hơn, không hỗ trợ đối với những đường dẫn trong kế hoạch phát triển đô thị hoặc công ty. Ngoài ra, tỉnh Long An tạo điều kiện hỗ trợ cung cấp 100% xi măng và hỗ trợ cát, đá cho các huyện, thị xã và thành phố, đồng thời kêu gọi người dân tham gia giải phóng mặt bằng và giám sát công trình.

Bên cạnh đó, đề án đề xuất giảm một số chi phí đầu tư rút gọn thủ tục hồ sơ, giúp giảm chi phí tư vấn và thiết kế, tạo thuận lợi lựa chọn phù hợp hợp tác xã, cộng đồng dân cư, nhóm thợ địa phương, lựa chọn nhà thầu, quy trình thẩm định… từ đó, góp phần phát huy tính dân chủ cơ sở, giúp nâng cao ý thức của người dân, cộng đồng dân cư trong việc quản lý, duy tu và bảo dưỡng công trình.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Giao thông vận tải giao Ban Quản lý dự án công trình giao thông đẩy mạnh nghiên cứu, đề xuất đầu tư thay thế các cầu yếu vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2026 - 2030. Đồng thời, tỉnh đầu tư các dự án theo kế hoạch trong năm 2024 - 2025, thay thế các cầu yếu, cầu có tải trọng thấp (trên ĐT.817, ĐT.837B) nhằm đảm bảo khai thác đồng bộ về quy mô, tải trọng cũng như đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân trong khu vực.

Đọc thêm

Hà Nội hỗ trợ hơn 213 tỷ đồng phát triển sản xuất vụ Đông Nông thôn mới

Hà Nội hỗ trợ hơn 213 tỷ đồng phát triển sản xuất vụ Đông

TTTĐ - Sáng 4/10, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết Hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ Đông góp phần khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn TP năm 2024.
Nông nghiệp Hải Phòng ước thiệt hại gần 5.000 tỷ đồng sau bão số 3 Kinh tế

Nông nghiệp Hải Phòng ước thiệt hại gần 5.000 tỷ đồng sau bão số 3

TTTĐ - Chiều 3/10, Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí định kỳ tuần thứ 40 năm 2024 của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng tổ chức đã thông kê thiệt hại sau bão số 3 trên địa bàn ước là 4.881,898 tỷ đồng.
Nhiều giải pháp góp phần nâng cao chất lượng canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long Nông thôn mới

Nhiều giải pháp góp phần nâng cao chất lượng canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long

TTTĐ - Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa phối hợp với Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền tổ chức hội thảo quốc gia “Đất và phân bón” lần thứ nhất năm 2024 với chủ đề “Thực trạng độ phì nhiêu đất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác lúa”.
Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc Nông thôn mới

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc

TTTĐ - Sáng 3/10, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai mạc "Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 năm 2024". Hội chợ có quy mô 100 gian hàng tiêu chuẩn và trên 1.000 m2 diện tích đất trưng bày được thiết kế, trang trí đặc biệt.
Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 30/9/2024 công nhận huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu Nông thôn mới

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Có thể thấy, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai Nông thôn mới

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai

TTTĐ - Sau khi bão và hoàn lưu bão đi qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã và đang chuẩn bị mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả, khôi phục lại sản xuất nông nghiệp sau khi nước lũ rút nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong thời gian sớm nhất.
Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3 Nông thôn mới

Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

TTTĐ - TP Hà Nội đã triển khai một số chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất với tổng số kinh phí trong giai đoạn 2024-2025 là 2.346,18 tỷ đồng.
Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ Nông thôn mới

Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ

TTTĐ - Từng là nhữn g vùng quê trù phú, giờ đây, nhiều cánh đồng, trang trại, bãi bồi… tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trở nên tan hoang, xơ xác sau cơn bão số 3 và trận mưa lũ lịch sử. Phần lớn lúa, hoa màu, cây cảnh, vật nuôi… của bà con nông dân đều ra đi sau cơn thịnh nộ của đất trời. Ước tính thiệt hại của ngành nông nghiệp Thủ đô sau trận bão, lũ vừa qua lên tới trên 2.286 tỷ đồng.
Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ Nông thôn mới

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ

TTTĐ - Hơn hai tuần kể từ khi cơn bão số 3 (YAGI) đổ bộ vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nền nông nghiệp Thủ đô dường như trở về “con số 0”. Lúa, hoa màu, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm… đều bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, kéo theo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung hàng hóa, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong những tháng cuối năm. Vậy thành phố, các ban, ngành có giải pháp, chính sách như thế nào trong công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, giúp ngành nông nghiệp“vượt bão”, tiếp tục giữ vững vai trò là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô?
Xem thêm