Tag

Mai Kiều Liên - “nữ tướng” và “Ô sin”

Doanh nghiệp 20/10/2020 08:35
aa
Thương hiệu Vinamilk được Forbes Việt Nam định giá hơn 2,4 tỷ USD, chiếm hơn 20% tổng giá trị của Top 50 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam năm 2020. Với hơn 40 năm dẫn dắt Vinamilk, bà Mai Kiều Liên được coi là linh hồn của công ty sữa lớn nhất Việt Nam.
Tổng Giám đốc Mai Kiều Liên tái đắc cử Bí thư Đảng ủy Vinamilk Người lao động Vinamilk góp sức để những mảnh đời yếu thế không bị bỏ lại phía sau 'Vinamilk không phải là bị bông, không phải ai muốn nói gì thì nói' Tổng Giám đốc Vinamilk Mai Kiều Liên được vinh danh "Thành tựu trọn đời"

Không có cạnh tranh không có phát triển

“Những ngày qua, chúng ta đã nghe nói nhiều về phòng chống dịch như chống giặc, chiến đấu và chiến thắng dịch bệnh. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chiến đấu với những người bị nhiễm, nghi nhiễm như những kẻ thù. Chỉ có sự đồng lòng, tương thân tương ái mới giúp cộng đồng có được sức mạnh đoàn kết - đây chính là chiếc lá chắn mạnh mẽ nhất giúp chúng ta chiến thắng dịch bệnh. Covid-19 đã tạo ra một không khí ảm đạm cho tất cả chúng ta vào những ngày đầu thập kỷ. Nhưng việc nó có phá hủy đi những giá trị của con người và cuộc sống hay không lại nằm ở hành động của mỗi người, ở cách chúng ta ứng xử với từng góc cạnh của đời sống xã hội”.

Đó là một đoạn trong bức tâm thư mà Tổng giám đốc Vinamilk Mai Kiều Liên gửi đến toàn bộ cán bộ công nhân viên Vinamilk trong những ngày đất nước gồng mình lên chống dịch Covid-19. Bức tâm thư nhẹ nhàng nhưng quyết liệt, mạnh mẽ mà vẫn tràn đầy tình tương thân tương ái ấy không những động viên, tạo sự đoàn kết của toàn thể cán bộ công nhân viên, mà còn tiếp tục ghi danh Vinamilk ở một trong những đơn vị đi đầu trong việc vừa đẩy mạnh sản xuất, vừa tham gia chống dịch. Cái chất quyết liệt, mạnh mẽ mà bình dân, giàu lòng tương thân tương ái ấy cũng được vị nữ tướng này áp dụng vào việc làm “tỏa sáng” thương hiệu Vinamilk trong gần nửa thập kỷ qua.

Mai Kiều Liên - “nữ tướng” và “Ô sin” -0Bà Mai Kiều Liên hướng dẫn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham quan dây chuyền sản xuất của nhà máy Sữa nước Việt Nam

Nhìn vị trí của Vinamilk hiện giờ, có lẽ ít người biết rằng, doanh nghiệp này cũng đã từng trải qua quá trình gian nan buổi ban đầu cổ phần hóa. Ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Thường trực Bộ Chính trị khóa VIII từng nhận xét: “Chị Liên là người phụ nữ thông minh, đôn hậu, chân thực nhưng quyết liệt, sáng tạo. Tôi nhớ các lần họp Trung ương khóa VIII, chị đều có những phát biểu sâu sắc, giúp Trung ương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Chị luôn đòi hỏi phải nhanh chóng xóa bỏ cơ chế xin – cho, đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với sản xuất kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy cao độ tính tự chủ, sáng tạo”.

Tính cách quyết liệt của bà Mai Kiều Liên được khắc họa rõ nét trong tình cảnh Vinamilk buộc phải lựa chọn trở thành liên doanh (đối tác nước ngoài nắm 70% cổ phần) hay tự mình cạnh tranh với các sản phẩm ngoại, ở thời điểm cuối thập niên 90. Thời điểm đó, bà trình bày với lãnh đạo Bộ Công thương là chấp nhận cạnh tranh, không đề nghị Nhà nước có ưu tiên gì, cạnh tranh về mọi phương diện, về chất lượng, về giá cả, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở tất cả các tầng lớp dân cư.

Nghĩ là làm, bà là một trong những người quyết liệt với quá trình cổ phần hóa của Vinamilk. Giai đoạn đầu thập niên 1990, ba nhà máy của Vinamilk đều tập trung ở phía Nam, công ty phải đưa sản phẩm vượt gần 2.000 cây số từ TP Hồ Chí Minh ra thị trường phía Bắc. Trước thực trạng đó, bà Liên lên kế hoạch xây dựng nhà máy sữa tại Hà Nội. Đề xuất lên cơ quan chủ quản, lãnh đạo hỏi: “Bán một hộp sữa giá hai ngàn bằng giá một gánh cà chua. Ai mua?” Bà trả lời: “So sánh như thế nào tôi không biết nhưng ngoài Bắc có nhu cầu. Không bán được sao Vinamilk đưa sản phẩm ra?”.

Phải mất hai năm, bà Liên mới thuyết phục được cấp trên chấp thuận dự án. Với tổng số vốn đầu tư 8 triệu USD, trong đó một nửa vốn tự có, Vinamilk khánh thành nhà máy sữa Hà Nội vào cuối năm 1994. Nhà máy sản xuất ra không đủ hàng để bán, người mua xếp hàng dài mua sữa. “Chưa bao giờ mà bán hàng thích như vậy,” bà Liên nhớ lại. Vinamilk mở hàng trăm đại lý, trở thành một trong các thương hiệu có mức độ nhận biết cao nhất tại Việt Nam.

“Không có cạnh tranh không có phát triển. Nó buộc các doanh nghiệp phát triển cao hơn”, bà Mai Kiều Liên khẳng định.

Một quyết định lịch sử khác của bà Mai Kiều Liên chính là quyết định phục hồi nhà máy sữa bột Dielac cho trẻ em, khi bà còn đang trên cương vị Phó Tổng giám đốc Vinamilk.

Nói về bối cảnh ngành sữa trước đổi mới, bà Mai Kiều Liên mô tả “rất yếu ớt, hoàn toàn không có gì”. Năm 1981 – 1982, Nhà nước bắt đầu có những chính sách để tháo gỡ cho sản xuất với 3 kế hoạch A, B, C. Kế hoạch A là toàn bộ nguyên vật liệu Nhà nước đưa bao nhiêu để sản xuất thì doanh nghiệp giao nộp hết. B là doanh nghiệp có quyền sử dụng máy móc thiết bị của Nhà nước, nguyên vật liệu tự kiếm, sản phẩm tự tiêu thụ. C là hoàn toàn không sử dụng máy móc thiết bị của Nhà nước, nguyên vật liệu tự lo, tiêu thụ tự lo.

“Việc đầu tiên là làm sao phải có ngoại tệ để có nguyên vật liệu. Chúng tôi mới kết hợp với SEAPRODEX để trao đổi”, bà Liên nói về quyết định lịch sử thời bấy giờ. Lúc ấy, SEAPRODEX có nguồn ngoại tệ khá lớn từ ngư dân.

Có ngoại tệ, Vinamilk mới nhập khẩu được phụ tùng thay thế, phục hồi nhà máy sữa bột Dielac cho trẻ em vào năm 1988. Nhà máy này do tập đoàn Netstlé (Thụy Sĩ) để lại trước ngày giải phóng, nhưng không hoạt động được do chủ nhà máy rút chạy, mang theo hồ sơ thiết bị công nghệ về nước.

“Chúng tôi có mời hai công ty lớn, một nơi đòi 2,7 triệu USD, một nơi đòi 3 triệu USD để phục hồi. Lúc đó thì làm gì có đồng nào? Chúng tôi bắt đầu đặt bài toán cho các giáo sư của các trường, mời xuống để họ khảo sát rồi họ nói họ làm được. Chúng tôi bảo nếu làm được thì ký hợp đồng”, bà Mai Kiều Liên thuật lại.

Mặc dù giá trị hợp đồng là 500.000 USD nhưng khi thanh toán cuối cùng, Vinamilk chỉ mất hơn 200.000 USD, do chi phí phục hồi thấp hơn dự kiến. “Đó là một điều rất quan trọng vì là lần đầu tiên nước Việt Nam mình có một nhà máy sản xuất sữa cho trẻ em, trước đây toàn là nhập hết”, vị tổng giám đốc Vinamilk nhấn mạnh.

Đây là bước đệm tiên quyết giúp Vinamilk trở thành công ty sữa lớn nhất Việt Nam hiện tại, đồng thời là một trong những công ty niêm yết lớn nhất nước với giá trị vốn hóa lên đến gần 10 tỷ USD.

Từ việc chinh phục thị trường trong nước, Vinamilk bắt đầu “đem chuông đi đánh xứ người”. Sau sản phẩm đầu tiên được đưa ra thị trường nước ngoài vào năm 1997, đến nay, Vinamilk đã chinh phục hàng loạt thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông… Nửa đầu năm 2020, doanh thu thuần kinh doanh nội địa đạt 25.456 tỷ đồng và xuất khẩu trực tiếp đạt 2.451 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng lần lượt là 7,7% và 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, bất chấp các tác động mạnh mẽ của Covid-19 trong sáu tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần hợp nhất của Vinamilk hiện đạt 29.648 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ 2019 và hoàn thành 50% kế hoạch năm. Trong đó, đáng chú ý, doanh thu cả thị trường nội địa và xuất khẩu của Vinamilk trong Quý 2/2020 đều tăng trưởng hai chữ số so với Quý 1/2020, khẳng định thương hiệu Vinamilk không chỉ trong nước mà còn khắp thế giới.

“Ở nhà, tôi là Ô sin”

Để làm tốt vai trò lãnh đạo doanh nghiệp, người đứng đầu Vinamilk coi trọng việc duy trì sức khỏe và sự cân bằng. Bà Liên giữ nếp sinh hoạt khá quy củ, hết thời gian làm việc bà dành hai tiếng tập yoga.

Mặc dù là lãnh đạo cấp cao nhất, bận rộn nhất nhưng một ngày của bà vẫn bắt đầu từ 8 giờ sáng tới 5 giờ chiều như bao nhân viên khác. Ở nhà, bà Liên không có người giúp việc, mà coi công việc nội trợ như một sở thích giúp bà giữ sự cân bằng. Mỗi cuối tuần, bà đi chợ, chuẩn bị đồ ăn cho cả tuần vào thứ bảy, chủ nhật. Thường ngày bà Liên hoặc ông Nguyễn Hiệp, chồng bà, công tác tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tự đứng bếp, chuẩn bị bữa ăn.

“Gia đình tôi rất bình thường. Tôi và ông xã là bạn học từ hồi phổ thông. Tôi có hai con. Về nhà tôi là ô sin. Chúng tôi là bạn học nên thực ra mọi việc chia sẻ rất thoải mái. Buổi tối, bên cạnh việc nhà thì tôi cũng vẫn trả lời email công việc. Ông xã tôi cũng thể nấu cơm, tôi lau nhà rất vui vẻ, thoải mái. Nhà tôi không thuê người giúp việc mà tất cả các thành viên tham gia vào công việc gia đình”, bà Liên vui vẻ kể về cuộc sống “bình dân” của mình. Và có lẽ, chính sự bình dân ấy là chất xúc tác để bà cân bằng lại với những quyết liệt trên thương trường.

Bà khẳng định, vai trò của người phụ nữ ngày càng được đề cao trong thời đại hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Người phụ nữ đang tạo ra ngày càng nhiều những giá trị mới, đó chính là giúp giải quyết công ăn việc làm cho xã hội và đưa các thương hiệu Việt Nam vươn ra thế giới.

Vài nét về bà Mai Kiều Liên và Vinamilk
Sinh năm 1953 tại Pháp, bà Mai Kiều Liên tốt nghiệp đại học tại Matxcova, Liên Bang Nga, chuyên ngành Chế biến sữa và thịt và có chứng chỉ Quản lý kinh tế – Đại học Kỹ sư Kinh tế Leningrad. Được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Vinamilk vào năm 1992, bà quyết tâm cổ phần hóa doanh nghiệp sữa này nhằm tạo ra động lực làm việc mới, khuyến khích cán bộ công nhân viên sáng tạo, đổi mới. Bà Mai Kiều Liên từng giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII nhiệm kỳ 1996 – 2001.

Mai Kiều Liên - “nữ tướng” và “Ô sin” -0Tăng trưởng doanh thu của Vinamilk trong ba năm gần đây

Năm 2018, Vinamilk đã đạt được những con số đáng ghi nhận như doanh thu đạt 52.800 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 4.200 tỷ đồng. Vốn hóa của Vinamilk hiện đạt hơn 11 tỷ USD, tăng gấp 110 lần so với thời điểm niêm yết năm 2006. Các sản phẩm của Vinamilk hiện đã có mặt tại 43 nước trên thế giới. Từ năm 1997 đến nay, tổng kim ngạch xuất khẩu của Vinamilk đã đạt khoảng 2 tỷ USD. Hiện công ty sữa lớn nhất Việt Nam này đang nắm giữ 50% thị trường sữa với danh mục hơn 200 sản phẩm.

Vinamilk hiện có hệ thống 10 trang trại trải dài khắp Việt Nam đạt tiêu chuẩn Global GAP với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Australia, Mỹ và New Zealand. Tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty (bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết) lên tới hơn 120 nghìn con, với sản lượng khoảng 950 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày. Dự kiến tổng đàn bò sẽ được nâng lên khoảng 200 nghìn con vào năm 2020, với sản lượng sữa tươi nguyên liệu dự kiến sẽ tăng lên hơn gấp đôi.

Các sản phẩm của Vinamilk được sản xuất bởi 13 nhà máy trải dài khắp Việt Nam, trong đó có hai siêu nhà máy sữa bột và sữa nước tại Bình Dương được trang bị công nghệ tiên tiến nhất thế giới với hệ thống thiết bị khép kín và tự động hóa hoàn toàn từ khâu chế biến đến thành phẩm và đóng gói, bảo đảm tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm và ba nhà máy chế biến ở Mỹ, New Zealand và Campuchia.

Mai Kiều Liên - “nữ tướng” và “Ô sin” -0Các nhà máy sữa của Vinamilk có công nghệ hiện đại, tự động hóa cao

Thành tựu của Vinamilk là nhờ sự đồng lòng quyết tâm của tập thể Thành tựu của Vinamilk là nhờ sự đồng lòng quyết tâm của tập thể

TTTĐ - Giữa làn sóng hàng nghìn doanh nghiệp cắt giảm nhân sự, sụt giảm kinh doanh vì "cú sốc" Covid-19, Vinamilk lội ngược dòng ...

Vinamilk thúc đẩy hợp tác trong, ngoài nước vì sức khỏe trẻ em và người cao tuổi nước nhà Vinamilk thúc đẩy hợp tác trong, ngoài nước vì sức khỏe trẻ em và người cao tuổi nước nhà

TTTĐ - Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk vừa ký kết hợp tác chiến lược với tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu ...

Nhờ “phổ cập” sữa học đường, trẻ có sự cải thiện về chất Nhờ “phổ cập” sữa học đường, trẻ có sự cải thiện về chất

TTTĐ - Đối với lứa tuổi mầm non, tiểu học, mong muốn lớn nhất của các bậc cha mẹ khi đưa con đến trường là ...

Gia tăng lợi ích sức khỏe và dinh dưỡng nhờ sữa học đường Gia tăng lợi ích sức khỏe và dinh dưỡng nhờ sữa học đường

TTTĐ - Hơn 300 đại biểu và cán bộ giáo dục đã tham dự “Hội nghị đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sản ...

Sữa học đường nhân đôi niềm vui đến trường của trẻ trong năm học mới Sữa học đường nhân đôi niềm vui đến trường của trẻ trong năm học mới

TTTĐ - Sôi nổi và vui vẻ là ghi nhận chung về không khí của giờ uống sữa học đường tại các trường mầm non ...

nhandan.com.vn

Đọc thêm

Chuyến thăm của Chủ tịch Tập đoàn Standard Chartered củng cố cam kết mạnh mẽ của ngân hàng đối với Việt Nam Doanh nghiệp

Chuyến thăm của Chủ tịch Tập đoàn Standard Chartered củng cố cam kết mạnh mẽ của ngân hàng đối với Việt Nam

TTTĐ - Ngài José Viñals, Chủ tịch Tập đoàn Standard Chartered, tái khẳng định cam kết lâu dài và mạnh mẽ của ngân hàng với Việt Nam trong chuyến thăm Việt Nam mới đây, nhân kỷ niệm 120 năm ngân hàng hiện diện tại Việt Nam.
Thấy gì qua bức tranh chi trả quyền lợi bảo hiểm Prudential Việt Nam? Kinh tế

Thấy gì qua bức tranh chi trả quyền lợi bảo hiểm Prudential Việt Nam?

TTTĐ - Trong báo cáo kết quả kinh doanh công bố đầu tháng 4/2024, Prudential Việt Nam cho thấy số liệu chi trả bồi thường bảo hiểm năm 2023 là 1.900 tỷ đồng với 179.000 trường hợp.
Đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở ngành nghề nông thôn Doanh nghiệp

Đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở ngành nghề nông thôn

TTTĐ - Sáng 5/7, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì Hội nghị đối thoại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình hoạt động tại các làng nghề.
Hà Nội: Đối thoại, gỡ khó cho các doanh nghiệp làng nghề Doanh nghiệp

Hà Nội: Đối thoại, gỡ khó cho các doanh nghiệp làng nghề

TTTĐ - Ngày 5/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình hoạt động tại các làng nghề.
BSR tổ chức lễ ra mắt sản phẩm mới PP định hình nhiệt TF4035 Doanh nghiệp

BSR tổ chức lễ ra mắt sản phẩm mới PP định hình nhiệt TF4035

TTTĐ - Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) vừa tổ chức Lễ ra mắt sản phẩm mới PP định hình nhiệt TF4035 với ưu thế “tăng hiệu suất gia công, trong, cứng, bền với nhiệt độ và thẩm mỹ cao”.
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ đảng viên Doanh nghiệp

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ đảng viên

TTTĐ - Những năm qua, Đảng ủy Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 đã triển khai hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho quần chúng và người lao động (NLĐ).
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 vượt sản lượng điện trong đợt phát động thi đua Doanh nghiệp

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 vượt sản lượng điện trong đợt phát động thi đua

Là một trong 12 nhà máy nhiệt điện than ký cam kết thi đua theo Chỉ thị số 6506/CTLT-EVN-CĐĐVN của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc giảm sự cố, đảm bảo sẵn sàng phát điện giai đoạn mùa khô 2023 - 2024, đến nay Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 đã đạt được những kết quả đáng tự hào.
Có gì lạ ở lễ kỷ niệm 32 năm thành lập CT Group? Doanh nghiệp

Có gì lạ ở lễ kỷ niệm 32 năm thành lập CT Group?

TTTĐ - Là một đơn vị khá kín tiếng, ít người biết về tập đoàn lâu đời này, càng ít người biết về các hoạt động những ngày đầu - cách đây 32 năm của CT Group…
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung Doanh nghiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung

Trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, ngày 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm Tổ hợp bán dẫn của Tập đoàn Samsung tại tỉnh Gyeonggi.
Alibaba.com ra mắt KEL Award vinh danh tài năng thương mại điện tử B2B Doanh nghiệp

Alibaba.com ra mắt KEL Award vinh danh tài năng thương mại điện tử B2B

TTTĐ - Giải thưởng Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử lần đầu tiên (KEL Award) tôn vinh các nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc từ 7 quốc gia: Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Pakistan, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Xem thêm