Tag

Mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm động vật phục vụ xuất khẩu

Thị trường - Tài chính 20/04/2022 14:16
aa
TTTĐ - Những năm gần đây, việc xuất khẩu động vật cũng như các sản phẩm động vật có nhiều chuyển biến tích cực, mang lại giá trị kinh tế cao, tạo điều kiện cho các địa phương chuyển hướng chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Tuy nhiên, thời gian tới nước ta cần phải mở rộng thị trường xuất khẩu và hình thành những vùng chăn nuôi trọng điểm quy mô lớn.
Trái cây cấp đông Việt Nam phải đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc Lối đi dành cho chuỗi cung ứng và vận chuyển để vượt qua thách thức toàn cầu trong năm 2022 TP Hồ Chí Minh: Kinh tế trên đà hồi phục, xuất nhập khẩu tăng trưởng ấn tượng Phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng nông sản phục vụ xuất khẩu Một số thị trường xuất khẩu nông sản chính của Việt Nam quý I/2022

Tiềm năng xuất khẩu lớn

Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Văn Long cho biết: Việt Nam có tổng đàn gia súc gia cầm lớn với quy mô hơn 28 triệu con lợn; 525 triệu con gia cầm, 8,6 triệu con bò; Sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 6,69 triệu tấn/năm, sữa tươi đạt gần 1,2 triệu tấn, trứng hơn 17,5 tỷ quả.

Đến nay, sữa và sản phẩm sữa Việt Nam đã đến với hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ; Sản phẩm sữa đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc; Xuất khẩu thịt gà chế biến chính ngạch sang nhiều thị trường, trong đó có cả Châu Âu… Việt Nam còn xuất khẩu mật ong và sản phẩm từ ong, thịt lợn đông lạnh, tổ yến, bột cá...

Thống kê của ngành Nông nghiệp cho thấy, trong năm 2021, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật và thức ăn chăn nuôi mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nhưng vẫn tăng trưởng ở mức cao cả về số lượng và kim ngạch (đạt trên 1,5 tỷ USD), trong đó có phần đóng góp quan trọng của ngành chăn nuôi.

Mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm động vật phục vụ xuất khẩu
Việt Nam có tổng đàn gia cầm lớn với khoảng 525 triệu con

Đặc biệt, sự hình thành, đầu tư của các doanh nghiệp lớn như Công ty CP Việt Nam, Công ty Japfa Comfeed, Công ty Dabaco, Công ty GreenFeed... đã góp phần tạo nền tảng phát triển bền vững cho chăn nuôi Việt Nam trong tương lai; Tạo điều kiện cho chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh trong những năm qua; . Nhờ đó, bảo đảm cung cấp nguồn thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và mỗi năm xuất khẩu đạt gần 1 tỷ USD.

Đồng Nai được biết đến là một trong số những địa phương phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại quy mô lớn, gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, tổ chức sản xuất theo chuỗi khép kín. Theo đó, chăn nuôi là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai với gần 62%. Đến nay, tỉnh có 7 vùng an toàn dịch và xây dựng 84 trại chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh với bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Do đó, bên cạnh việc tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh của cơ sở chăn nuôi, kê khai chăn nuôi, giám sát chủ động và kiểm tra, đôn đốc thực hiện phòng chống dịch tại địa bàn, nhất là các địa bàn có ổ dịch cũ, tỉnh Đồng Nai đã đẩy mạnh xã hội hóa tiêm phòng, xây dựng các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, nhất là bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Cùng với tỉnh Đồng Nai, thành phố Hà Nội cũng là địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, đứng tốp đầu của cả nước và có tốc độ phát triển tăng trưởng tốt. Đặc biệt những năm qua, Hà Nội tiếp tục tập trung phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư đang mang lại hiệu quả rõ nét cả về số lượng, chất lượng.

Bên cạnh đó, hiện các trang trại quy mô lớn có xu hướng tăng nhanh và đang giảm dần quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ với 110 trang trại quy mô lớn; 1.609 trang trại quy mô vừa; 5.809 trang trại quy mô nhỏ; 195.539 hộ chăn nuôi. Đến nay, Hà Nội có 37 cơ sở chăn nuôi gia súc an toàn dịch bệnh, trong đó có 4 cơ sở chăn nuôi bò; 20 cơ sở chăn nuôi lợn, 13 cơ sở chăn nuôi gia cầm.

Mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm động vật phục vụ xuất khẩu
Hiện tại các trang trại quy mô lớn có xu hướng tăng nhanh và đang giảm dần quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ

Theo ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, bên cạnh chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ trọng cao, Hà Nội lại có nhu cầu lượng thực phẩm cao nên việc vận chuyển lưu thông động vật và sản phẩm động vật ra vào thành phố rất lớn và khó kiểm soát. Hà Nội có trên 700 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhưng mới có 7 cơ sở giết mổ công nghiệp, 57 cơ sở giết mổ bán công nghiệp, còn lại phần lớn là giết mổ thủ công rất khó khăn trong quản lý và đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Vì vậy, Hà Nội đang từng bước quản lý chăn nuôi, giết mổ, xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung, đảm bảo các sản phẩm đưa ra thị trường có kiểm soát. Thành phố cũng xây dựng chuỗi liên kết, gắn các cơ sở giết mổ với các hộ chăn nuôi quy mô lớn, tạo quy trình đồng bộ từ chăn nuôi - giết mổ - tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, các sản phẩm từ động vật được chế biến sâu để vừa đảm bảo quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững, hiệu quả.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao nhằm tiết kiệm chi phí

Mặc dù Việt Nam có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, nhiều vùng chăn nuôi trang trại quy mô lớn, tuy nhiên, sản lượng thịt và các sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế.

Đơn cử như năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi cả nước đạt 440 triệu USD nhưng nhập khẩu lên tới hơn 3,4 tỷ USD. Dù đứng thứ năm thế giới về sản lượng thịt lợn nhưng trong thị trường thịt lợn toàn cầu quy mô 28,5 tỷ USD, mỗi năm Việt Nam chỉ thu về 45 triệu USD từ việc xuất khẩu thịt lợn.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, cho biết: Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục đồng hành cùng các địa phương, triển khai quyết liệt và đồng bộ việc chuyển đổi số vào chăn nuôi; Ứng dụng công nghệ cao nhằm tiết kiệm chi phí; Đẩy mạnh chăn nuôi gắn với chế biến để tăng năng suất và chất lượng xuất khẩu.

Cùng với đó, Bộ sẽ chú trọng công tác xúc tiến thương mại một cách quyết liệt liệt hơn; Hỗ trợ việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh tại các địa phương; Lưu ý đề án chọn con giống, đề án thức ăn, đề án chế biến và giết mổ, đề án xử lý môi trường và thiết bị chuồng nuôi…

Mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm động vật phục vụ xuất khẩu
Việt Nam đang từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật

Về kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật giai đoạn 2022 - 2025, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu; Nâng cao chất lượng sản phẩm động vật nhằm đáp ứng được quy định của các thị trường nhập khẩu; Xây dựng thành công các chuỗi sản xuất đạt yêu cầu an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của quốc tế và của nước nhập khẩu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y sẽ thành lập tổ công tác kỹ thuật thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật; Hướng dẫn xây dựng cơ sở, chuỗi chăn nuôi, vùng an toàn dịch bệnh; Đàm phán thống nhất các yêu cầu, điều kiện xuất khẩu sản phẩm động vật; Chuẩn bị làm việc với đoàn thanh tra các nước; Tổ chức các đoàn công tác sang các nước nhập khẩu để đàm phán.

Cục Thú y cũng yêu cầu UBND các cấp chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng các cơ sở, chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm hướng đến xuất khẩu; Chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp phòng và kiểm soát dịch bệnh động vật.

Có chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư; Bố trí kinh phí giám sát các bệnh trên gia súc, gia cầm. Giám sát các chỉ tiêu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm tại các vùng chung quanh chuỗi sản xuất sản phẩm động vật phục vụ xuất khẩu theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Đọc thêm

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng Thị trường - Tài chính

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Chỉ thị 28/CT-TTg ngày 26/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng.
Kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước Thị trường - Tài chính

Kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 27/8/2024 về việc kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước.
Grab ra mắt Tài khoản Gia đình dành cho người dùng tại Việt Nam Thị trường - Tài chính

Grab ra mắt Tài khoản Gia đình dành cho người dùng tại Việt Nam

TTTĐ - Grab Việt Nam vừa chính thức ra mắt Tài khoản Gia đình dành cho người dùng tại Việt Nam, giúp người dùng dễ dàng quản lý các chuyến xe của người thân và tham gia vào hành trình của họ trên ứng dụng Grab, đồng thời an tâm hơn khi biết các chuyến xe đều được áp dụng hàng loạt tính năng an toàn, tiện lợi.
Eximbank “sát cánh” MSME vượt nỗi khó “dậm chân tại chỗ” Thị trường - Tài chính

Eximbank “sát cánh” MSME vượt nỗi khó “dậm chân tại chỗ”

TTTĐ - Với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp quy mô nhỏ (MSME) thích ứng với xu thế mới, Chính phủ và các ngân hàng đã đồng loạt triển khai nhiều chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp này nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
Chính sách thuế - tài sản số và trách nhiệm của doanh nghiệp Thị trường - Tài chính

Chính sách thuế - tài sản số và trách nhiệm của doanh nghiệp

TTTĐ - Chiều 21/8, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Chính sách thuế - tài sản số và trách nhiệm của doanh nghiệp".
Thúc đẩy các giải pháp nâng cao vị thế hàng Việt Thị trường - Tài chính

Thúc đẩy các giải pháp nâng cao vị thế hàng Việt

TTTĐ - Để giữ vững và nâng cao vị thế hàng Việt, nhiều chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục đổi mới cách thức thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chú trọng hoạt động xúc tiến, quảng bá hàng Việt và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước về vốn, tiếp cận công nghệ, phương thức quản trị tiên tiến.
TikTok Tết Hút 2025 – Vui hút hồn, Tết hút hàng Thị trường - Tài chính

TikTok Tết Hút 2025 – Vui hút hồn, Tết hút hàng

TTTĐ - Những insight quý báu và bí quyết xây dựng chiến lược Tết Vui hút hồn – Tết hút hàng đã được chia sẻ tại sự kiện TikTok Tết Hút 2025, diễn ra vào ngày 20/8.
Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện? Thị trường - Tài chính

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

TTTĐ - Ngày 20/8, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện".
Thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt chống gian lận thương mại Thị trường - Tài chính

Thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt chống gian lận thương mại

TTTĐ - Để đối phó với tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ngày càng tinh vi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và xã hội, tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt.
Giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn trong giải ngân đầu tư công Thị trường - Tài chính

Giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn trong giải ngân đầu tư công

TTTĐ - Đây là chủ đề được báo Người Lao động đưa ra cho các chuyên gia phân tích, bàn luận tại phiên thứ 3 Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 diễn ra vào sáng nay 15/8.
Xem thêm