Tag

Mùa lễ hội - mùa vui xuân náo nức

Người Hà Nội 10/02/2025 14:19
aa
TTTĐ - Với công tác chuẩn bị bài bản, chu đáo, việc kiểm tra được tiến hành thường xuyên, liên tục, mùa lễ hội của Hà Nội được mở ra an toàn, thân thiện, văn minh. Đây không chỉ là nơi để người dân gửi gắm ước vọng đầu năm mà còn giúp cho những chuyến du xuân thêm vui náo nức, hứa hẹn một năm trọn vẹn những thành công.
Đảm bảo an toàn lễ hội, phát huy giá trị văn hoá truyền thống Lễ hội kỷ niệm ngày Đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ giáng lâm Những lễ hội xuân độc đáo của Hà Nội

Để người dân vui lễ hội

Đến Lễ hội Chùa Hương năm nay, điều du khách cảm nhận rõ nhất là Ban Tổ chức đã chuẩn bị rất bài bản, chu đáo cho lễ hội được diễn ra thành công tốt đẹp, khẳng định Chùa Hương là một điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Lễ khai hội chùa Hương năm 2025
Lễ khai hội chùa Hương năm 2025

Ban Quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn chủ trì phối hợp cùng các đơn vị xây dựng giải pháp tích hợp vé thắng cảnh và xuồng đò đảm bảo thuận tiện cho du khách, giảm thiểu các đầu mối phát hành vé, kiểm soát vé cho du khách và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật (bao gồm vé gộp thắng cảnh - đò thuyền và vé đò bù tải).

Về giá vé các dịch vụ tại lễ hội năm nay, Ban Tổ chức công bố giá vé tích hợp phí tham quan và dịch vụ vận chuyển bằng thuyền đò tuyến Hương Tích là 230.000 đồng/người lớn, 65.000 đồng/trẻ em. Tuyến Long Vân - Tuyết Sơn có giá 85.000 đồng/người lớn, 50.000 đồng/trẻ em.

Mùa lễ hội - mùa vui xuân náo nức

Dịch vụ cáp treo từ chùa Thiên Trù đi động Hương Tích có giá vé khứ hồi 260.000 đồng/người lớn, 180.000 đồng/trẻ em; vé một lượt là 180.000 đồng/người lớn, 120.000 đồng/trẻ em.

Tại lễ hội Gióng đền Sóc, nghi lễ rước và cung tiến lễ phẩm giò hoa tre và trầu cau được quan tâm nhất và những năm trước thường xảy ra tình trạng tranh cướp lộc sau nghi thức tán lộc. Tuy nhiên, từ năm 2018, việc tán lộc giò hoa tre đã được Ban Tổ chức thay đổi, vừa bảo đảm các nghi lễ truyền thống, vừa bảo đảm an toàn, văn minh trong lễ hội.

Lễ dâng vật phẩm voi chiến tại Hội Gióng đền Sóc
Lễ dâng vật phẩm voi chiến tại Hội Gióng đền Sóc

Theo Giám đốc Trung tâm Quản lý khu du lịch - di tích đền Sóc, Phó Trưởng ban tổ chức Lễ hội Gióng đền Sóc năm 2025 Đào Anh Tú, trong những mùa lễ hội gần đây, việc tán lộc giò hoa tre đã được địa phương thay đổi phương thức. Việc thay đổi này được đông đảo người dân và du khách thập phương đồng tình, ủng hộ nhằm bảo đảm trật tự và văn minh cho Lễ hội Gióng.

Đại diện Ban Tổ chức cho biết, tại Lễ hội Gióng đền Sóc năm 2025, các hoạt động dịch vụ như trông giữ xe và kinh doanh buôn bán tại lễ hội được siết chặt hơn; nghiêm cấm việc nâng giá bán sản phẩm, buôn bán hàng giả, hàng nhái, ấn phẩm mê tín dị đoan tại lễ hội. Tình trạng bán hàng rong sẽ được kiểm soát chặt chẽ. Các trò chơi mang tính bạo lực, cờ bạc trá hình, ăn tiền cũng bị nghiêm cấm tại lễ hội Gióng đền Sóc năm 2025.

Điểm khác biệt nhất của lễ hội gò Đống Đa năm 2025 là tổ chức vào tối 2/2 tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì buổi sáng như các năm trước đây
Điểm khác biệt nhất của lễ hội gò Đống Đa năm 2025 là tổ chức vào tối 2/2 tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì buổi sáng như các năm trước đây

Lễ kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lần đầu tiên được tổ chức vào buổi tối 2/2 và truyền hình trực tiếp trên kênh H1 Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người dân Hà Nội, du khách cũng như khán giả xem truyền hình.

Điểm nhấn của chương trình là phần nghệ thuật đặc biệt "Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước" với hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại, có sự tham gia của hơn 400 diễn viên quần chúng khiến người xem như được hòa mình vào đoàn quân chiến thắng hiển hách năm xưa.

Điều này chẳng những sống dậy những dấu son huy hoàng của dân tộc mà còn khơi dậy niềm tự hào và lòng yêu nước sâu sắc trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay.

Không gian thiêng liêng của lễ hội Cổ Loa với nhiều nghi lễ truyền thống được tái hiện
Không gian thiêng liêng của lễ hội Cổ Loa với nhiều nghi lễ truyền thống được tái hiện

Lễ hội Cổ Loa năm nay cũng tái hiện những nghi lễ dân gian truyền thống thông qua nghi thức rước kiệu bát xã Loa Thành tại Khu di tích quốc gia đặc biệt, di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa. Sau nghi thức dâng hương, tế lễ là nghi lễ nghênh rước kiệu vua An Dương Vương và rước kiệu của bát xã Loa Thành, gồm: Cổ Loa, Văn Thượng, Mạch Tràng, Sằn Giã, Ngoại Sát, Đài Bi, Cầu Cả, Thư Cưu.

Các hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc tổ chức tại lễ hội Cổ Loa mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, gồm: Giải bóng chuyền cúp Loa Thành, giải vật dân tộc, bắn nỏ truyền thống, thi đấu cờ người, đu tiên, biểu diễn tuồng cổ, hát chèo, nghệ thuật múa rối nước Đào Thục, hát quan họ thuyền rồng…

Điểm nổi bật tại lễ hội Cổ Loa năm nay là đã di chuyển 100% các điểm kinh doanh dịch vụ ra ngoài không gian tổ chức lễ hội, bảo đảm không gian sáng, xanh, sạch, đẹp.

Chuẩn bị kĩ càng, kiểm tra sát sao

Có được điều đó là bởi ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.

Vào những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ cận kề cũng là lúc chuẩn bị bước vào mùa lễ hội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị, Sở, ngành tổ chức đoàn kiểm tra công tác quản lý, tổ chức tại nhiều địa điểm sẽ diễn ra lễ hội lớn và sớm nhất.

Mùa lễ hội - mùa vui xuân náo nức

Trưởng Ban Quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn Bùi Văn Triều cho biết, điểm nổi bật của Lễ hội du lịch chùa Hương năm 2025 là Ban Tổ chức tiếp tục tập trung đổi mới công tác tổ chức lễ hội với mục tiêu hướng đến khẳng định chùa Hương là một điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn Hồ Việt Hùng cho biết để đảm bảo an toàn cho số lượng du khách lớn tham dự lễ hội Gióng đền Sóc, công tác an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy đã được Công an huyện lập kế hoạch chi tiết, đặc biệt chú trọng trong quá trình diễn ra lễ rước và lễ tế.

Các phương án về an toàn giao thông, kiểm tra phòng cháy chữa cháy cũng đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Trung tâm Quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc đã tiến hành sửa chữa hệ thống điện, khắc phục các tồn tại từ mùa lễ hội trước và thực hiện đầy đủ các yêu cầu về công tác y tế.

Trong ngày khai hội, đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội ghi nhận, lễ hội được tổ chức quy mô, chuyên nghiệp, đúng tinh thần giữ gìn bản sắc truyền thống mang đến sự tươi vui cho người dân và du khách. Các nghi lễ tiến hành bảo đảm trật tự, không để xảy ra tình trạng lộn xộn, tranh cướp lộc.

Mùa lễ hội - mùa vui xuân náo nức

Theo Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin quận Đống Đa Đặng Thị Mai, quận đã có chủ trương tổ chức Lễ hội Gò Đống Đa từ tháng 6/2024 với mục tiêu đột phá trong việc sử dụng công nghệ số hóa. Với quy mô dự kiến có khoảng 2.500 người tham dự, quận đã có phương án phân luồng giao thông chi tiết và bố trí các điểm đỗ xe thuận tiện cho người dân.

Tại các buổi kiểm tra công tác chuẩn bị, quản lý lễ hội, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Phạm Xuân Tài yêu cầu các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch quản lý, tổ chức lễ hội đảm bảo trang nghiêm, thành kính, tiết kiệm, hiệu quả, tránh phô trương, hình thức, phù hợp với thuần phong mỹ tục và các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; xây dựng chương trình, kịch bản tổ chức lễ hội cần phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng.

Các nghi lễ cần được thực hiện đúng truyền thống văn hóa, đồng thời phải đảm bảo nếp sống văn minh và quy tắc ứng xử của thành phố, đặc biệt là tại nơi thờ tự.

Đọc thêm

Một vòng Hà Nội... Người Hà Nội

Một vòng Hà Nội...

TTTĐ - Thời tiết giữa xuân đẹp mơ màng đến nỗi nhiều người muốn đạp xe chầm chậm, đi một vòng Hà Nội để tận hưởng không khí lãng mạn trong làn mưa bụi mỏng manh, dìu dịu...
Đừng để những cành hoa cũng biết buồn... Người Hà Nội

Đừng để những cành hoa cũng biết buồn...

TTTĐ - Ngày xuân vẫn còn nối dài trong tiết trời ẩm ướt trong làn mưa mỏng nhẹ. Mùa xuân là mùa cây lá đâm chồi và muôn hoa khoe sắc. Yêu hoa, chơi hoa là nét đẹp truyền thống của người Hà Nội, dù vậy, đừng để những đóa hoa cũng phải buồn phiền bởi sự vô tâm, lối ứng xử "thiếu trước thiếu sau" khi những cành hoa đã hết giá trị sử dụng.
Những chuyển biến tích cực trong nhận thức về vị trí của văn hóa Người Hà Nội

Những chuyển biến tích cực trong nhận thức về vị trí của văn hóa

TTTĐ - Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã có những bước tiến đáng kể, góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức của các cấp, ngành, các tầng lớp Nhân dân và toàn xã hội về vai trò, vị trí của văn hóa cũng như trách nhiệm trong việc phát triển văn hóa trong giai đoạn mới.
Mùa xuân vui hội Đống Ba Người Hà Nội

Mùa xuân vui hội Đống Ba

TTTĐ - Hằng năm, từ ngày 10 đến 12 tháng 2 Âm lịch, Làng Đống Ba (thuộc phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lại tưng bừng mở hội. Người dân địa phương cùng hàng ngàn du khách thập phương lại được chứng kiến những nét đẹp văn hoá truyền thống được trao truyền qua nhiều thế hệ...
Nâng cao chất lượng trong tuyên truyền, thực hiện Luật Thủ đô 2024 Người Hà Nội

Nâng cao chất lượng trong tuyên truyền, thực hiện Luật Thủ đô 2024

TTTĐ - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thanh Trì (Hà Nội) tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô và các văn bản triển khai hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô 2024; triển khai, hướng dẫn thực hiện Kế hoạch số 40/KH-BCĐ ngày 17/1 của UBND huyện Thanh Trì về tổ chức phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng gia đình “5 có, 3 sạch”.
NSƯT Cao Ngọc Ánh và những "ngọn lửa"  từ tình yêu Hà Nội Người Hà Nội

NSƯT Cao Ngọc Ánh và những "ngọn lửa" từ tình yêu Hà Nội

TTTĐ - Bằng vở nhạc kịch "Lửa từ Đất", NSƯT Cao Ngọc Ánh không chỉ thực hiện lời hứa, tình yêu với Thủ đô mà còn tri ân Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Hà Nội cùng đồng đội của ông, những thanh niên trí thức làm nên lịch sử của mảnh đất thiêng liêng này. Bên cạnh đó, chị cũng muốn thổi bùng lên ngọn lửa của lý tưởng, của khát vọng xây dựng Thủ đô phát triển hơn trong kỉ nguyên vươn mình của dân tộc, xứng đáng với công lao mà cha ông ta đã cống hiến và hi sinh cho Hà Nội và đất nước.
Thêm kỳ vọng về ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô Người Hà Nội

Thêm kỳ vọng về ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

TTTĐ - Vừa qua, 2 làng nghề Bát Tràng và Vạn Phúc (Hà Nội) đã chính thức gia nhập Mạng lưới các Thành phố Thủ công Sáng tạo thế giới.
Khoanh vùng bảo vệ 4 di tích mới được xếp hạng của Hà Nội Người Hà Nội

Khoanh vùng bảo vệ 4 di tích mới được xếp hạng của Hà Nội

TTTĐ - Quyết định số 735/QĐ-UBND ngày 17/2/2025 nêu rõ xếp hạng di tích cấp thành phố đối với 4 di tích gồm: Di tích lịch sử - lưu niệm danh nhân nhà thờ họ Nguyễn (xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ); Di tích lịch sử văn hóa đình Sen Trì (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất); Di tích lịch sử văn hóa quán Gò Mận (xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất); Di tích lịch sử văn hóa nhà thờ dòng họ Nguyễn Chính (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai).
Hà Nội: Thêm một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Người Hà Nội

Hà Nội: Thêm một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ VHTT&DL vừa ký Quyết định số 324 ngày 19/2/2025 về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội truyền thống hội chùa Tây Phương tại xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Vinh dự, tự hào khi được vào vai đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ Người Hà Nội

Vinh dự, tự hào khi được vào vai đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ

TTTĐ - Sinh ra và lớn lên tại Thủ đô, được vào vai đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ - Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ Hà Nội, nghệ sĩ Lê Việt Anh cảm thấy rất vinh dự, tự hào và sẽ cố gắng hết sức mình để hoàn thành xuất sắc vai diễn này góp phần giáo dục truyền thống, lan tỏa lý tưởng tuổi trẻ đến khán giả ngày nay đồng thời giúp Nhân dân hiểu rõ hơn về bước trưởng thành đầy gian khổ và vinh quang của Đảng bộ thành phố.
Xem thêm