Tag

Nâng bước em tới trường, thơm ngát mầm yêu thương

Giáo dục 25/08/2024 06:01
aa
TTTĐ - Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng đã nhận nuôi dưỡng, chăm sóc, đỡ đầu cho hàng nghìn em học sinh nghèo ở khu vực biên giới có hoàn cảnh khó khăn được tới trường học tập. Theo chương trình "Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn Biên phòng" do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phát động, xuất phát từ tình cảm và trách nhiệm của người lính, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cốc Pàng (Cao Bằng) và Sơn Vĩ (Hà Giang) trong những năm qua đã triển khai chương trình này khá tốt, là điểm sáng đáng ghi nhận…
Hoàn thành “Phòng học yêu thương - Nâng bước em tới trường”

Các cháu nhỏ vươn lên trong gian khó

Đồn Biên phòng Cốc Pàng (Cao Bằng) có địa bàn hoạt động rộng, nằm trên hai xã Cốc Pàng (huyện Bảo Lạc) và Đức Hạnh (huyện Bảo Lâm). Khí hậu, thời tiết nơi đây khá thất thường, đường sá đi lại rất khó khăn, có nhiều bà con dân tộc sinh sống như Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ…

Nâng bước em tới trường, thơm ngát mầm yêu thương
Đồn Biên phòng Cốc Pàng (Cao Bằng)

Những năm gần đây, đường lên Cốc Pàng không còn khó đi như nhiều năm trước nhưng với những ai lần đầu đặt chân đến mới thấy được sự can trường của những người lính biên phòng nơi đây. Giữa bốn bên là vực sâu hun hút là vách đá dựng đứng, ánh nắng trải dài trên các bản làng, hòa lẫn màu xanh của những cánh rừng hồi, rừng sở... tạo nên khung cảnh bình yên của dải biên cương. Tọa lạc trên một ngọn đồi cao, bao quát cả một vùng rộng lớn, Đồn Biên phòng Cốc Pàng có khuôn viên thoáng mát, rợp bóng cây xanh...

Nâng bước em tới trường, thơm ngát mầm yêu thương
Cán bộ Đồn Biên phòng Cốc Pàng kèm cặp, hướng dẫn con nuôi của đồn trong học tập, đời sống

Thượng tá Chu Xuân Đồng, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cốc Pàng cho biết: Thực hiện Công văn số 1159/BCH-CT, ngày 7/8/2014 và Kế hoạch số 719/KH-PCT, ngày 30/5/2014 của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng về việc thực hiện chương trình "Nâng bước em tới trường" và Kế hoạch số 1181/KH-BCH, ngày 13/8/2019 của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng về thực hiện mô hình "Con nuôi đồn Biên phòng, từ đó đến nay, cán bộ, đảng viên, chiến sỹ trong đơn vị đã cụ thể hóa chương trình nhận đỡ đầu 2 cháu học sinh trên địa bàn xã Cốc Pàng, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp các em tiếp tục được cắp sách đến trường.

Nâng bước em tới trường, thơm ngát mầm yêu thương
Thượng tá Lý Ngọc Danh, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cốc Pàng chụp ảnh lưu niệm cùng các con nuôi của đồn

Đến năm 2019 - 2020, 2 cháu đã kết thúc chương trình học bậc THCS và chuyển cấp học tại trường Cao đẳng Du lịch Cộng đồng tại Thái Nguyên. Đơn vị tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Cốc Pàng và Trường PTDTBT THCS xã Cốc Pàng rà soát, lựa chọn 2 có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Cốc Pàng; 2 cháu đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tiếp tục thực hiện chương trình.

Nâng bước em tới trường, thơm ngát mầm yêu thương
Hội nghị triển khai dự án "Cán bộ, chiến sĩ quân đội nâng bước em tới trường" năm 2022 của Đồn Biên phòng Cốc Pàng

Qua sự quan tâm trực tiếp và phản ánh từ phía nhà trường, 2 cháu là Đặng Thị Lâm, học sinh lớp 8A và Hứa thị Nga học sinh lớp 9B, trường PTDTBT THCS xã Cốc Pàng luôn có ý chí vươn lên trong học tập, kết quả hằng năm đều đạt khá trở lên.

Thượng tá Lý Ngọc Danh, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cốc Pàng chia sẻ: Đảng ủy Ban chỉ huy đồn đã chỉ đạo cho đơn vị phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền địa phương, nhà trường rà soát, lựa chọn các cháu học sinh trên địa bàn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (Mồ côi cha, mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ, là người dân tộc ít người có ý chí học tập).

Qua rà soát, đơn vị đã lựa chọn được 2 cháu là dân tộc Mông tại địa bàn xã Đức Hạnh để đón về đơn vị nuôi ăn học là cháu Vừ Mí Lầu, hiện là học sinh lớp 4, trường Tiểu học bán trú xã Cốc Pàng và Sùng Mí Lừ, hiện là học sinh lớp 9, trường PTDTBP THCS xã Cốc Pàng.

Ngay từ khi nhận về đơn vị Đảng ủy, chỉ huy đã phân công cán bộ, trực tiếp là đồng chí Chính trị viên phó phụ trách và giao cho đồng chí đội trưởng vận động quần chúng trực tiếp kèm cặp các cháu sinh hoạt, học tập. Qua sự rèn giũa, kèm cặp, giáo dục của các cán bộ, chiến sĩ đơn vị, từ mới đầu còn bỡ ngỡ, rụt rè, đến nay 2 cháu đã hòa nhập rất tốt môi trường đơn vị và nhà trường cũng như ở xã hội, kết quả học tập của 2 cháu hằng năm đều đạt học sinh khá giỏi..

Điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn 2 xã Cốc Pàng, Đức Hạnh còn rất nhiều khó khăn. Chủ tịch UBND xã Cốc Pàng Ma Văn Dũng tâm sự: Rất nhiều trường hợp học sinh trên địa bàn xã rất cần được giúp đỡ. Nhu cầu thì nhiều mà điều kiện của các đồng chí bộ đội biên phòng có hạn. Giúp đỡ được 2 cháu thuộc diện "nâng bước em tới trường" và 2 cháu thuộc diện "con nuôi đồn Biên phòng" là sự đóng góp đáng quý từ đồng lương, phụ cấp của toàn thể cán bộ, chiến sĩ đơn vị.

Để sự hy sinh đó không bị lãng phí, thật sự ý nghĩa, mang lại hiệu quả thiết thực, tôi đề nghị các cháu và phụ huynh các cháu cần phải trân trọng và mong các cháu cần cố gắng vươn lên trong học tập, rèn luyện để không phụ lòng của các chú, các bác, lãnh đạo địa phương và nhà trường.

Coi các cháu như con em trong gia đình

Đồn Biên phòng Sơn Vĩ (Mèo Vạc, Hà Giang) được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đoạn biên giới dài 17,457km, với tổng số 35 cột mốc (30 mốc chính, 5 mốc phụ), tiếp giáp với huyện Phú Ninh, tỉnh Vân Nam và huyện Nà Pô, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Xã Sơn Vĩ (Mèo Vạc, Hà Giang) gồm 19 thôn, có 9 thôn giáp biên, 10 dân tộc thiểu số cùng chung sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 80%. Địa hình chia cắt, chủ yếu là núi cao, vực sâu, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, trình độ nhận thức của nhân dân còn hạn chế.

Nâng bước em tới trường, thơm ngát mầm yêu thương
Niềm hạnh phúc của "bố" và "các con"

Trước thực trạng đó, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sơn Vĩ tích cực trong công tác phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia hỗ trợ bà con phát triển kinh tế.

Được biết, chương trình con nuôi Đồn Biên phòng được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang triển khai thực hiện rất có hiệu quả trong nhiều năm qua.

Nâng bước em tới trường, thơm ngát mầm yêu thương
Các chiến sĩ biên phòng luôn yêu thương, bảo ban, dạy dỗ, coi các cháu như con em trong gia đình

Giai đoạn 2019 - 2022, đơn vị nhận nuôi 6 cháu tại Đồn Biên phòng, hiện nay đã có 4 cháu hoàn thiện chương trình THCS, đăng ký và tham gia học tập tại các trường trung cấp và cao đẳng nghề ở Thái Nguyên: Cháu Thò Thị Di và cháu Hạng Mí Lử học tại trường Cao đẳng Công nghiệp, kinh tế và công nghiệp (trực thuộc Bộ Công thương); cháu Hạ Mí Sính học tại trường Cao đẳng Luật miền Bắc; cháu Thò Mí Vừ học tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên.

Nâng bước em tới trường, thơm ngát mầm yêu thương
Những bữa cơm ấm áp không khí gia đình

Từ tháng 10/2023, đơn vị tiếp tục nhận nuôi thêm 2 cháu học sinh lớp 6, Trường Phổ thông dân tộc bán trú - THCS xã Sơn Vĩ. Đó là cháu Thò Mí Lầu, dân tộc Mông, trú tại thôn Tù Lủng và cháu Sình Mí Sính, dân tộc Mông, trú tại thôn Nà Nũng B.

Thiếu tá Nông Quang Lập, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Sơn Vĩ cho biết: “Để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho các cháu ăn học, hằng ngày, cán bộ, chiến sĩ đơn vị sắp xếp thời gian hướng dẫn chỉ dạy, kiểm tra, nhắc nhở các cháu học bài; nhắc nhở việc đi lại trong quá trình học tập, cũng như đảm bảo các chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi, học tập; gần gũi, quan tâm chia sẻ trong việc sinh hoạt hằng ngày như dọn dẹp vệ sinh nơi ăn chốn ở, vệ sinh cá nhân, tham gia tăng gia cùng các bố nuôi.

Nâng bước em tới trường, thơm ngát mầm yêu thương
Các con nuôi của Đồn Biên phòng Sơn Vĩ tăng gia cùng chiến sĩ

Hằng tháng, cán bộ, chiến sĩ đơn vị trích một phần lương của mình để đảm bảo chế độ cho các cháu. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kêu gọi các cơ tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí, vật chất để động viên các cháu học tập và gia đình các cháu yên tâm lao động, sản xuất.

Chỉ tính riêng trong chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2024 và chương trình “Ngày Hội Biên phòng toàn dân” năm 2024, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sơn Vĩ đã kêu gọi hỗ trợ cho các cháu và gia đình được trên 50 triệu đồng”.

Hoàn cảnh các cháu được nhận nuôi cơ bản đặc biệt khó khăn như em Thò Mí Lầu, sinh năm 2012, trú tại thôn Tù Lủng mồ côi bố từ khi còn rất nhỏ, mẹ bỏ lại cháu đi lấy chồng mới…

Một trong số các con nuôi Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, cháu Sình Mí Sính bày tỏ: “Chúng con ở đây đều được các bố yêu thương, dạy bảo từ cái nhỏ nhất. Bên cạnh đó, các bố còn động viên, tạo nghị lực để chúng con có thể tự tin vươn lên trong cuộc sống, sau này trở thành người có ích cho xã hội”.

Thiếu tá Nguyễn Công Sơn, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Sơn Vĩ tâm sự: “Các con nuôi Đồn Biên phòng Sơn Vĩ đều gọi các cán bộ, chiến sĩ của đồn là bố, xưng con. Chúng tôi trực đồn phải xa quê, xa gia đình, nỗi nhớ con cũng vơi đi phần nào khi hằng ngày được tiếp xúc với các con nuôi của đồn. Hoàn cảnh nhiều cháu rất đáng thương. Chúng tôi luôn yêu thương, bảo ban, dạy dỗ, coi các cháu như con em trong gia đình”.

Ông Lò Minh Soòng, Chủ tịch UBND xã Sơn Vĩ đánh giá cao mô hình “Con nuôi Đồn Biên phòng” của Đồn Biên phòng Sơn Vĩ: “Chương trình đã giúp cho những đứa trẻ vùng cao biên giới, đồng bào dân tộc tiểu số có tương lai tươi sáng hơn để mai này góp sức xây dựng bản làng no ấm, giàu đẹp hơn.

Những việc làm nhân văn, sâu sắc của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sơn Vĩ trong thời gian qua góp phần củng cố thêm lòng tin của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây với Đảng, Nhà nước, tăng cường tình đoàn kết quân dân, xây dựng nền biên phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới của Tổ quốc”.

Thông qua mô hình “Con nuôi đồn biên phòng” đã giúp những đứa trẻ mồ côi, kém may mắn trên địa bàn Đồn Biên phòng Sơn Vĩ quản lý được đến trường và thực hiện những ước mơ trong tương lai. Việc làm trên cũng đã góp phần thực hiện hiệu quả nội dung Dự án 3, Tiểu dự án 3 - Phát triển kinh tế - xã hội mô hình bộ đội gắn với đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025.

Phát huy truyền thống đoàn kết nhân ái, phát huy những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua, chắc chắn trong thời gian tới, các chiến sỹ quân hàm xanh đang và sẽ vẫn triển khai tốt hơn nữa dự án, mô hình, chương trình của lực lượng Bộ đội Biên phòng sẽ ngày một lan tỏa và bền vững, hiệu quả ở khu vực biên giới, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương phục vụ xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, đặc biệt là xây dựng "thế trận lòng dân" bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc...

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Xem thêm