Tag

Nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ba Vì

Nông thôn mới 11/10/2021 13:44
aa
TTTĐ - Huyện Ba Vì (Hà Nội) có 7 xã miền núi gồm Ba Trại, Minh Quang, Khánh Thượng, Ba Vì, Tản Lĩnh, Vân Hòa và Yên Bài với tổng dân số trên 77.400 người. Trong đó, có trên 28.700 người là đồng bào dân tộc thiểu số. Với sự quan tâm của các cấp chính quyền, nhiều chính sách quan trọng được triển khai đã thúc đẩy đời sống kinh tế - xã hội nơi đây ngày càng phát triển.
Hàng chục hộ dân huyện Ba Vì sống trong nguy hiểm, sợ hãi vì sạt lở đê sông 30 máy tính "cùng em học trực tuyến" trao tặng tới thiếu nhi Ba Vì Ba Vì đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nông thôn mới tại các xã Ba Vì tập trung nguồn lực hoàn thành các tiêu chí huyện Nông thôn mới

Phát triển nhiều mô hình kinh tế hiệu quả

Ba Vì là huyện còn nhiều khó khăn của Thủ đô Hà Nội do đó những năm qua, huyện được thụ hưởng nhiều chương trình, dự án của Trung ương và thành phố để hỗ trợ phát triển khu vực miền núi.

Chỉ tính riêng giai đoạn năm 2016 - 2020, huyện Ba Vì được thành phố Hà Nội hỗ trợ đầu tư 85 dự án với tổng mức đầu tư trên 1.500 tỷ đồng. Các quận nội thành đã hỗ trợ trên 82 tỷ đồng xây dựng các nhà văn hóa thôn; Ngân sách thành phố đầu tư hơn 12 tỷ đồng xây dựng các dự án nước sạch.

Đến nay, huyện Ba Vì đã hoàn thành và đưa vào sử dụng được 6 công trình nước sạch và 44 nhà văn hóa. Ngoài các công trình trên, trong giai đoạn vừa qua trên địa bàn 7 xã miền núi còn có một số công trình quan trọng khác được thành phố đầu tư đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Qua đó tạo động lực quan trọng tiếp sức cho đồng bào vùng dân tộc miền núi đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện thu nhập và thoát nghèo bền vững.

Nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ba Vì
Tổng diện tích chè đạt 1.300ha tập trung chủ yếu ở các xã Ba Trại, Vân Hòa, Tản Lĩnh, Minh Quang và Yên Bài (Ảnh tư liệu)

Ông Nguyễn Đăng Vận, ở thôn xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì chia sẻ: “Được quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng, nguồn vốn sản xuất, đồng bào 7 xã miền núi vươn lên phát triển toàn diện các mặt đời sống. Người dân đã dần xóa bỏ tập quán canh tác lạc hậu. Thay vào đó, họ đã biết tận dụng lợi thế tiềm năng sẵn có để phát triển sản xuất, chăn nuôi và làm du lịch, dịch vụ”.

Việc triển khai đề án “Phát triển sản xuất và tiêu thụ chè an toàn”, tại 7 xã miền núi đã hình thành nhiều mô hình sản xuất, thâm canh chè sạch theo hướng VietGAP. Đến nay, tổng diện tích chè của 7 xã miền núi đạt 1.300ha, tập trung chủ yếu ở các xã Ba Trại, Vân Hòa, Tản Lĩnh, Minh Quang và Yên Bài.

Chăn nuôi bò sữa đã trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực tại các xã miền núi, với trên 12.000 con bò sữa; Chăn nuôi đà điểu cũng phát triển mạnh đã góp phần đưa Ba Vì là huyện dẫn đầu thành phố về chăn nuôi bò sữa và gia súc, gia cầm.

Trên địa bàn huyện còn có nhiều làng nghề chế biến, sản xuất đã có lịch sử lâu đời và đang ngày một phát triển như làng nghề miến Dong Minh Hồng, làng nghề sản xuất, chế biến chè búp khô ở làng Đô Trám và một số thôn, làng của xã Ba Trại; Làng nghề chế biến thuốc Nam tại thôn Yên Sơn - xã Ba Vì, giúp giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Đặc biệt, UBND Ba Vì đã xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm nông sản của 7 xã miền núi, đến nay đã có 20 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, qua đó góp phần kích thích sản xuất, tiêu dùng, tăng thu nhập cho nông dân.

Diện mạo vùng đồng bào dân tộc có nhiều khởi sắc

Từ việc triển khai hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đến nay diện mạo vùng đồng bào dân tộc 7 xã miền núi của huyện Ba Vì có nhiều khởi sắc. Trong 5 năm trở lại đây, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của 7 xã miền núi huyện Ba Vì cơ bản đạt kế hoạch đề ra.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm nhóm ngành nông, lâm nghiệp, phát triển nhóm ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - du lịch - dịch vụ; Đưa thu nhập bình quân đầu người 7 xã miền núi năm 2020 đạt 39 triệu đồng/ người; Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,12%…

Nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ba Vì
Diện mạo vùng miền núi huyện Ba Vì có nhiều khởi sắc

Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, một trong những chỉ tiêu mà 7 xã miền núi đang nỗ lực thực hiện đó là xây dựng thành công chương trình mục tiêu quốc gia về Nông thôn mới. Với quyết tâm cao độ của Chính quyền và đồng bào các dân tộc 7 xã miền núi đã đẩy lùi tư tưởng trông chờ, ỷ lại, phát huy nội lực đầu tư xây dựng Nông thôn mới để thoát nghèo.

Đến nay, đã có 3 xã miền núi gồm Yên Bài, Ba Trại và Minh Quang đạt chuẩn Nông thôn mới, 4 xã còn lại đang phấn đấu về đích Nông thôn mới trong năm 2021.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Vân Hòa cho biết: Qua 10 năm xã Vân Hòa bắt tay vào triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, đến nay địa phương đã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí. Tính đến tháng 4/2021, toàn xã đã huy động được tổng mức gần 305 tỷ đồng để nâng cấp, hoàn thiện các tiêu chí.

Đáng nói, dù đời sống kinh tế còn khó khăn, nhưng toàn xã cũng đã huy động được gần 4 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa trong Nhân dân. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người dân xã Vân Hòa đạt hơn 51 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, hiện còn 1,4%. Trên địa bàn đã không còn nhà tạm, nhà ở dột nát…

Mới đây, đoàn công tác Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới TP Hà Nội đã có buổi khảo sát và chấm điểm xã Vân Hòa đạt 96,9 điểm. Với điểm số này, xã Vân Hòa đã đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ trình thành phố Hà Nội xem xét, phê duyệt đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2021.

Sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, TP Hà Nội như một đòn bẩy để kinh tế - văn hóa giúp vùng núi Ba Vì ngày càng đi lên. Ông Bùi Huy Giáp, Trưởng phòng dân tộc huyện Ba Vì cho biết: Thời gian qua, huyện Ba Vì đã hoàn thành nhiều công trình trọng điểm như trường học, trạm y tế, thủy lợi, đường điện, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Nhân dân các xã miền núi với những việc làm thiết thực như hiến đất, hiến công, ủng hộ tiền của... để xây dựng các công trình.

Đến nay, có 22 trường ở 3 cấp học đạt chuẩn, chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, tái mù chữ đạt được kết quả cao; 100% trẻ em vùng đồng bào dân tộc đúng độ tuổi được đến trường; Cả 7 xã miền núi đều đạt chuẩn quốc gia về y tế. Các chương trình khám bệnh, cấp thuốc miền phí cho đồng bào được nhiều cơ quan, đơn vị phối hợp triển khai; 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Thời gian tới huyện Ba Vì tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội vùng 7 xã miền núi, đặc biệt là tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế toàn diện, tạo bứt phá về tốc độ và chất lượng tăng trưởng, thu hẹp dần khoảng cách giữa vùng miền núi với đồng bằng.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm