Tag

Nghề mạng áo, “vá” ký ức

Người Hà Nội 18/02/2023 10:06
aa
TTTĐ - Vào thế kỷ mà chiếc áo, chiếc quần có khi chỉ mặc qua một lần chụp ảnh đã thành cũ, thì chuyện vá lại những vết rách cũng là điều hiếm thấy. Thế mà ở đâu đó trong Hà Nội phồn hoa này, vẫn có một con ngõ với vài người già ngồi bên khung cửa cổ kính, lúp xúp giữa những xa hoa phố phường nhận vá lại những chiếc áo quần bị rách. Nghề ấy gọi là mạng quần áo, nay cũng chỉ còn vài người còn giữ nghề.
“Ký ức đô thị’’ Hà Nội xứng đáng được lưu giữ, bảo tồn

Từ Văn miếu Quốc Tử Giám, chúng tôi tìm đến con ngõ tên Thanh Miến, con ngõ nhỏ và hẹp, hai bên là những ngôi nhà nhỏ đã qua cơi nới, xây sửa. Thỉnh thoảng lại bắt gặp những biển hiệu đơn sơ với hiệu cắt may com-lê, váy đầm đủ loại. Nhìn thế đủ để người ta nhận ra đâu đó vài nét xưa cũ của Hà Nội cổ kính.

Người “nghệ nhân” nối nghiệp vá áo

Đi sâu vào ngõ, tìm đến số nhà 2B, chúng tôi ngờ ngợ về của hiệu của bà Hồng làm nghề mạng quần áo. Trước khung cửa nhỏ chỉ đủ 1 người ra vào, có một người phụ nữ đã lớn tuổi, mái tóc đã bạc trắng quá nửa đang gò lưng với cây kim và chiếc áo nom xa đã cũ lắm. Tám giờ sáng, cửa hiệu của bà với vài người khách qua lại.

Cửa hàng lưu giữ ký ức của Hà Nội
Cửa hàng lưu giữ ký ức của Hà Nội

Một đôi vợ chồng trung niên đến nhờ bà sửa lại chiếc áo sơ mi cho đứa con gái bị rách vì ngã ở trường. Nhìn cái áo sơ mi trắng rách toạch ở cầu vai, bà Hồng sờ sờ miếng vải, tay dùng kim lần qua vài đường chỉ: “Cái này hơi mất thời gian vì vải này khó làm, sáng ngày kia cô qua lấy nhé”.

Một lát sau, có người phụ nữ nom sang trọng với váy hoa, khoác chiếc khăn lụa đến nhờ bà mạng cho chiếc khăn len bị thủng một lỗ lớn, nhìn cái khăn đã ngả màu ngà ngà và sợi len đã xù ra nhiều phần, không chỉ bà mà ai cũng có thể đoán ra đó là một chiếc khăn đã có tuổi đời…

Theo lời bà Hồng, cửa hàng của bà từ ngày có nhiều người biết đến, lâu lâu bà lại tiếp vài vị khách Tây. Họ đi theo hướng dẫn viên, hoặc những người bạn Việt chỉ đến. Ban đầu chỉ là họ ghé thăm nhưng sau khi tận mắt chứng kiến thành phẩm khâu vá khéo léo của bà Hồng, những người khách Tây phải tỏ ra vô cùng ngạc nhiên, dành lời khen cho bà.

Bà Hồng ngồi mạng đồ cho khách
Bà Hồng ngồi mạng đồ cho khách

Bà Hồng kể: “Nghề này tôi được mẹ chồng truyền lại từ ngày mới về làm dâu, cũng gần 30 năm rồi. Mẹ chồng tôi khéo tay lắm, cụ tỉ mỉ, kiên nhẫn, chưa làm cái áo nào mà khách không ưng cả”.

Chiếc giường sắt kê chỉnh chện án ngay cửa ra vào được bà Hồng dùng làm sạp hàng chất ngổn ngang đủ thứ quần áo, từ quần vải bò, vải ka-ki đến tuýt-xi... Vào mùa đông, áo rét mang đi mạng, vá chất thành đống trên giường, trong đó có cả những bộ vét sang trọng, lịch lãm. Mỗi chiếc áo, quần bà mạng cho khách tùy vào phần lỗi bạn nhận về 20 - 50 ngàn đồng. Chỉ đống quần áo, bà Hồng chép miệng: Ba hôm nữa là phải trả hết cho khách chỗ này.

Mạng dở dang chiếc áo len của khách, bà từ từ nói về công việc với chiếc kim sợi chỉ của mình: “Nghề này không vất vả gì cả, nhàn lắm, chỉ là người làm phải thật tỉ mỉ, cẩn thận không được mất kiên nhẫn. Tôi được rèn đức tính này cũng bởi cái nghề này”.

Nghề mạng áo, “vá” ký ức

Cũng giống như đôi bàn tay khéo léo, đầy kiên nhẫn của bà, bà cứ tỉ mỉ, từng chút một chọn từng sợi chỉ được rút từ chính chiếc áo đang vá để sửa lại sao cho vừa vặn nhất. Nhìn công việc này có vẻ đơn giản giống như bao chiếc áo quần được vá bình thường. Nhưng khác với chiếc áo quần bị vá chằng chịt, nhăn nhúm, mất thẩm mỹ của một thời đói kém thì việc vá hay mạng quần áo lại là một kỹ thuật mà không phải ai cũng thực hiện được.

Nguyên tắc của mạng nằm ở con mắt, sự cẩn thận của người làm, họ phải rút chỉ từ chính mảnh vải cần vá sau đó xâu vào kim, từng mũi một sao cho khớp nối nhất với đường may cũ. Hoặc đối với những “ca” khó hơn, người làm phải tìm được mảnh vải gần giống nhất về chất liệu, màu sắc sau đó cùng với kỹ thuật tương tự để sửa lại cho khéo léo.

“Cô nhìn này, chiếc áo len này giặt máy đó, nó bị sổ hết len rồi tạo ra các lỗ thủng, việc của tôi là phải quan sát dùng kim tìm đúng phần chỉ của áo này để mạng, lại vừa dùng móc để móc lại những sợi len bị xù ra”, bà Hồng chỉ tay vào chiếc áo đang mạng mà giải thích. Quả thật, nhìn vào chiếc áo len bà làm xong, nếu không biết hay dân nhà nghề mà soi kỹ, thật chẳng ai tin được nó đã từng sắp bị bỏ đi.

Hơn 30 năm “vá” màu ký ức

Chúng tôi hỏi bà, rằng tại sao bà vẫn giữ nghề trong khi quần áo cũng không còn hiếm như xưa, nhu cầu vá mạng quần áo cũng chẳng còn quá nhiều? Tay bà vẫn thoăn thoắt với chiếc áo len sờn vải, bà bảo: “Có những thứ không phải cứ rách là bỏ, cứ hỏng là vứt, vá lại có khi cả đến chục lần mặc dù biết nó vẫn sẽ hỏng thôi, thời gian mà nhưng đó là kỷ niệm, mà kỷ niệm thì người ta vẫn sẽ giữ. Tôi yêu cái nghề này lắm, chừng nào tôi còn ngồi ở đây tức là còn có khách cần vá víu lại những ký ức”.

Nghề mạng áo, “vá” ký ức

Bà Hồng, gần 30 năm vá áo. Cứ mỗi sáng, bà ngồi đây, bên khung cửa nhà, loanh quanh chỉ tầm 30m2 với chiếc ghế tựa bên cạnh là chiếc hộp kim chỉ đủ màu đủ loại. Cố vài bước chân là chiếc giường đủ loại quần áo của khách hàng chờ bàn tay bà vá lại. Bà mạng quần áo, vá lại những vết xưa cũ, dù là khó đến mấy bà cũng sẽ làm, sẽ bằng hết sự khéo léo của bàn tay người “nghệ nhân” bằng cái tâm yêu nghề, sửa sang lại cho tròn vẹn nhất ký ức của người ta.

Ngay bên cạnh cửa hàng của bà Hồng có một cửa tiệm cũng mạng, cũng vá áo quần, ở Hà Nội còn đâu tồn tại nữa những người phụ nữ giữ cái nghề với cây kim, sợi chỉ thế này? Cái nghề chẳng có hào hoa, chẳng phải “hot trend” nó tồn tại đâu đó theo dòng thời gian xưa cũ của lịch sử dân tộc, của một Hà Nội văn hiến, nơi đã từng có người bà, người mẹ, người vợ dựa cửa soi trăng, chằm vá những chiếc áo manh quần trong những năm tháng khó khăn.

Nghề mạng áo, “vá” ký ức

Bà Hồng tiếp tục ngồi mạng chiếc khăn lụa của vị khách ban sáng. Vẫn dáng ngồi ấy, trên chiếc ghế tựa đầu hồi, bàn tay bà tỉ mỉ… Trong một thoáng ánh nắng trưa len qua khung cửa hắt vào người phụ nữ ấy, tôi tự hỏi: Bà là người thợ mạng hay người “vá víu” màu thời gian?

Đọc thêm

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị Người Hà Nội

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị

TTTĐ - Tại Phố đi bộ Hoàn Kiếm vừa diễn ra Triển lãm LIXIL ALP Pavilion. Triển lãm trưng bày kết quả của 5 đề tài nghiên cứu trong chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024, mang đến những giải pháp sáng tạo cho bài toán "Trẻ hóa đô thị" tại Việt Nam.
Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố Nhịp điệu cuộc sống

Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố

TTTĐ - Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm nay, các tài năng trẻ có mặt ở khắp các nhóm từ nghệ sĩ, kiến trúc sư, giám tuyển đến điều phối viên... đang ngày đêm miệt mài làm việc, cống hiến sức lực cho sự thành công của sự kiện. Thông qua đó, tinh thần sáng tạo trẻ được khơi dậy, lan tỏa, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển Người Hà Nội

Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển

TTTĐ - Chiều 16/11, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại liên khu dân cư xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội Người Hà Nội

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội

TTTĐ - Diễn ra trong 9 ngày (từ 9/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng

TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Song, hiện tại, để “giấc mơ” Công viên văn hóa đa chức năng ven sông Hồng thành hiện thực, rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng Người Hà Nội

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng

TTTĐ - Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực thi luật, giúp các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống.
Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người Người Hà Nội

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

TTTĐ - “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời của cha ông ta trong thời hiện đại càng được người Hà Nội phát huy, tỏa sáng, thể hiện tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người.
Thầy nêu gương, trò chuẩn mực Người Hà Nội

Thầy nêu gương, trò chuẩn mực

TTTĐ - Trong những mái trường tại Hà Nội, văn hóa ứng xử có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nhân lên những việc làm tốt, hành động đẹp, giáo dục nếp sống cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng hình ảnh con người Thủ đô đẹp và văn minh hơn.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại

TTTĐ - Tối 12/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cộng đồng dân cư Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và lãnh đạo huyện Thanh Trì.
Xem thêm