Tag

Người dân Hà Nội chi tiền triệu vào thú chơi hoa lê sau Tết

Người Hà Nội 17/02/2022 08:31
aa
TTTĐ - Sau Tết Nguyên đán, khi hoa đào đã phai, người dân Thủ đô bắt đầu chuyển sang thú chơi hoa lê. Nhiều người yêu hoa sẵn sàng chi hàng triệu đồng để mang cành hoa lê về nhà.
Độc đáo vựa hoa lớn nhất miền Tây Hoa xuân khoe sắc trên đường phố TP Hồ Chí Minh Hà Nội đảm bảo không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá vào dịp Tết Làng đào Nhật Tân tất bật "chở Tết" đến mọi nhà

Những ngày gần đây, trên dọc tuyến đường Lạc Long Quân, Âu Cơ, chợ hoa Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội), nhiều người dân Thủ đô tìm đến để sắm những cành lê rừng trắng muốt về cắm tại nhà.

Hoa lê thường nở vào mùa Xuân sau dịp Tết Nguyên đán. Hoa có màu trắng tinh khôi, khi nở 5 cánh bật ra từ thân cành xù xì, tạo vẻ đẹp hoang dã mà tinh khiết. Hoa lê rừng (hay còn gọi là hoa mắc cọp, hoa lê trắng) được trồng nhiều ở các tỉnh như Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai…

Người dân Hà Nội chi tiền triệu vào thú chơi hoa lê sau Tết
Hoa lê được bày bán trên dọc tuyến đường Lạc Long Quân, Âu Cơ, chợ hoa Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội)

Hoa lê được các tiểu thương lấy về bày bán tại Hà Nội từ ngày mùng 8 tháng Giêng. Mặc dù hoa năm nay nở muộn nhưng đã được thương lái chuyển về thành phố bày bán cho những người yêu hoa thưởng thức sau Tết. Các tiểu thương cho biết, những cành lê được người dân miền núi trồng đến khi không còn hiệu quả kinh tế sẽ cắt bán cành để trồng mới. Tiểu thương mua lại, thuê chở về Hà Nội để bán.

Theo ghi nhận của phóng viên, những cành lê rừng đang được bày bán nhiều tại khu vực chợ hoa Quảng Bá (Tây Hồ), chợ đầu mối phía Nam (quận Hoàng Mai), dọc vỉa hè đường Lạc Long Quân... Giá mỗi cành lê rừng dao động từ 400.000 đến vài triệu đồng tùy kích thước. Thậm chí, những cành dáng độc, thế cổ, thân mốc, sai lộc có thể bán với giá lên đến chục triệu đồng.

Người dân Hà Nội chi tiền triệu vào thú chơi hoa lê sau Tết
Hoa lê được các tiểu thương lấy về bày bán tại Hà Nội từ ngày mùng 8 tháng Giêng

Chị Vũ Huyền Nghi (ở quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi yêu màu trắng của hoa lê. Thường vào dịp đầu năm, tôi hay cùng với bạn bè tổ chức các chuyến đi du lịch tới các tỉnh miền núi phía Bắc. Khi chở về Hà Nội, chúng tôi đều mang theo những cành lê, mận để về cắm chơi trong nhà. Năm nay vì tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, tôi không có điều kiện đi chơi nên đã quyết định ra chợ hoa Quảng Bá chọn một cành lê to, đẹp để về ngắm cho thỏa nỗi nhớ núi rừng Tây Bắc”.

Cũng đam mê với thú chơi hoa lê, anh Quang Huy (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho hay: Thường thì sau ngày mùng 5 - 6 Tết, gia đình tôi sẽ bỏ cành đào trang trí trong những ngày Tết, thay vào đó là cành lê trắng muốt với đủ hoa, quả và lá xanh để ngắm. Việc cắm cành lê trong nhà giúp cho tôi có cảm giác “níu” giữ mùa Xuân ở lại. Chỉ cần ngắm nhìn những cánh hoa mỏng manh, trắng muốt tôi cũng cảm thấy hòa mình vào thiên nhiên với đầy hương sắc.

Người dân Hà Nội chi tiền triệu vào thú chơi hoa lê sau Tết
Hiện tại rất khó tìm hoa lê mọc tự nhiên trong rừng, đa số những cành lê bày bán được mua của người dân trồng

Để phục vụ người chơi hoa Thủ đô, từ ngày 10/2, chị Lò Thị Lan ở tỉnh Lai Châu đã cùng 3 xe ô tô tải chở hoa lê về Hà Nội bán dịp sau Tết. Chị Lan cho biết: “Năm nay lượng khách đến mua hoa lê tấp nập, nhộn nhịp hơn so với năm ngoái. Thời gian chơi lê bền hơn so với đào hay mai, những cành nhiều nụ, có thể chơi đến 2 tháng. Do đó, loại hoa này rất được người dân Thủ đô ưa chuộng”.

Anh Vũ Hoành Long, bán hoa lê rừng ở đường Lạc Long Quân (Hà Nội) chia sẻ: "Những cành hoa lê chủ yếu được chúng tôi vận chuyển từ Lạng Sơn. Để có được những cành lê xuống Hà Nội là một quá trình rất khó khăn. Đầu tiên, chúng tôi phải vào bản rồi đặt mua vườn lê của người dân. Sau đó, phải chọn kỹ càng, cành nào rất nhiều nụ và lộc non, cành nào có quả, thân xù xì, rêu mốc để cắt về".

Người dân Hà Nội chi tiền triệu vào thú chơi hoa lê sau Tết
Ngoài bền, đẹp, màu trắng của hoa lê còn mang ý nghĩa cho sự thanh khiết, bình yên và ấm áp trong cuộc sống

Anh Long cũng khẳng định, hiện tại rất khó tìm hoa lê mọc tự nhiên trong rừng, đa số những cành lê bày bán được mua của người dân trồng. "Ngoài bền, đẹp, màu trắng của hoa lê còn mang ý nghĩa cho sự thanh khiết, bình yên và ấm áp trong cuộc sống. Đây cũng là loài hoa tượng trưng cho mùa xuân nên được rất nhiều người ưa chuộng", anh Long nhấn mạnh.

Nếu như hoa đào là loài hoa đặc trưng, truyền thống của người dân vào dịp Tết Nguyên đán, thì hoa lê lại được người dân Hà thành ưa chuộng trong những dịp ra Giêng. Trong tiết trời phảng phất mưa xuân, những bông hoa lê trắng bung nở, chồi lộc trên cành cây cổ thụ, khẳng khiu luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ.

Những khách sành chơi thường tìm cho được loại hoa lê cổ thụ, thân, cành mốc meo, rêu phong. Cành lê lâu năm thường có cả cây sống tầm gửi trên thân cây. Giống như đào thất thốn, đào rừng, cây lê càng già, hoa càng tinh khiết, nảy lộc xanh rờn, mơn mởn sức sống.

Đọc thêm

Phát triển kinh tế đêm tại cửa ngõ Tây Nam Thủ đô Người Hà Nội

Phát triển kinh tế đêm tại cửa ngõ Tây Nam Thủ đô

TTTĐ - Tại thị xã Sơn Tây, trong vài năm gần đây, các sản phẩm kinh tế đêm hoạt động hiệu quả khiến bức tranh kinh tế sau 18h ở địa phương này có nhiều khởi sắc.
Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường Người Hà Nội

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường

TTTĐ - Giữ gìn văn hóa trà là cách người trẻ ngày nay được hiểu về văn hóa tiền nhân, phát triển nó trong đời sống hiện đại và làm phong phú thêm cho thành phố của mình. Bằng ý thức đó, họ đang góp nên những ngọn gió để hương vị trà lan tỏa xa hơn trong phảng phất phố phường Hà Nội.
Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh Người Hà Nội

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Vì Hà Nội xứng đáng... Người Hà Nội

Vì Hà Nội xứng đáng...

TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xem thêm