Tag

Người Hà Nội đằm sâu niềm vui “non sông liền một dải”

Người Hà Nội 30/04/2019 08:31
aa
TTTĐ - Hà Nội là trái tim thiêng liêng của cả nước. Trái tim đau khi một phần cơ thể Việt Nam vẫn còn bị chia lìa. Những ngày này 44 năm về trước, trái tim Việt Nam đã được đập những nhịp yêu thương khi “đất nước trọn niềm vui”. Gần nửa thế kỷ trôi qua, hạnh phúc ấy vẫn đằm sâu trong tâm hồn những người dân Hà Nội.

Người Hà Nội đằm sâu niềm vui “non sông liền một dải”

Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa; Ảnh: Vương Đức

Bài liên quan

Chùa Trấn Quốc được bầu chọn là một trong 10 chùa đẹp nhất thế giới

“Cả thế giới ra đây mà xem, Hà Nội hoa sưa bung nở trắng trời!"

Các điểm tham quan, nhà hát của Hà Nội sẵn sàng đón khách

Hà Nội- thành phố thân thiện và mến khách

Nâng cao trách nhiệm, tinh thần mến khách của nhân dân Thủ đô

Hà Nội gấp rút bổ sung hoa tươi, lắp đặt thiết bị phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên

Những năm chiến tranh ác liệt, Hà Nội đã cống hiến rất nhiều sức người, sức của, góp phần trở thành “hậu phương lớn” chi viện cho “tiền tuyến lớn”. Dù tiếng súng đã tạm ngưng ở miền Bắc nhưng những tin tức thời sự nóng hổi về chiến trường miền Nam vẫn được người dân Hà Nội đón đợi từng ngày.

Sau trận “Điện Biên Phủ trên không” tại Hà Nội năm 1972, người Hà Nội càng thấu hiểu sự ác liệt, mất mát, đau thương mà đồng bào ta ở những nơi còn bom đạn còn rền vang phải gánh chịu. Điều đó càng đẩy quyết tâm phải nhanh chóng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, để hòa bình thực sự trở lại Tổ quốc thân yêu.

Thời điểm những năm 1970, cũng giống như cả nước, thanh niên Hà Nội sục sôi lên đường nhập ngũ. Biết bao thế hệ thanh niên Hà Nội “xếp bút nghiên theo việc đao cung”, nối gót cha anh mình đi vào chảo lửa của chiến tranh với niềm hy vọng bất diệt về chiến thắng ngày mai.

Những người Hà Nội sống thời đó, nhất là những sinh viên đại học Tổng hợp khoa Văn ra chiến trường với những trang thơ, cuốn sổ nhật ký thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước. Nhiều người còn nhớ lại, trong buổi tiễn các sinh viên ưu tú lên đường, thầy hiệu trưởng Ngụy Như Kon Tum xúc động rưng rưng. Chính ông cũng tiễn người con trai út của mình lên đường nhập ngũ năm 1975.

Ông Phạm Thành Hưng, sinh viên Văn khoa ngày ấy kể lại: “Ngày 6/9/1971, trường làm lễ xuất quân cho chúng tôi trên sân vận động Thượng Đình… Gần 500 tân binh của trường đội ngũ chỉnh tề, im lặng lắng nghe lời dặn dò nhỏ nhẹ của thầy. Mái tóc của thầy như trắng hơn dưới màu đỏ của lá cờ treo cao trên khán đài…

Suốt những năm tháng gian nan khốc liệt ở vùng vĩ tuyến 17, tôi nhớ bạn, nhớ thầy của một năm đại học với nỗi khát khao được trở lại học hành. Lý tưởng chiến đấu của tôi không xa xôi, trừu tượng mà trở nên cụ thể. Tôi cầm súng vì phía sau mình là trường Đại học Tổng hợp Hà Nội với mái đầu huyền thoại của thầy hiệu trưởng Ngụy Như Kon Tum”.

Sau đó, gần 500 người chào bạn, chào thầy ra đi buổi ấy. Nhiều người đã trở thành liệt sĩ, vĩnh viễn không về. Lác đác trong số sinh viên hai khoa Văn - Sử, có mấy người trở thành nhà thơ. Chiến tranh cộng với tri thức đại học không rèn họ trở thành anh hùng mà thành thi sĩ. Tất cả những chàng trai trai trẻ ấy đều là những anh hùng âm thầm, vô danh của cuộc kháng chiến. Bởi vì tất cả đều có những giây phút hành động một cách cao cả.

Trong cuốn truyện nổi tiếng “Quân khu Nam Đồng” của tác giả Bình Ca, người đọc cũng sẽ nhận ra chất trai Hà Nội qua các nhân vật Giang, Việt. Họ viết đơn xin nhập ngũ từ những năm cuối cấp ba, khi chưa đủ tuổi.

Con nhà lính, dù có ngang tàng quậy phá theo lứa tuổi hoa niên nhưng trong sâu thẳm con người họ vẫn là khát khao cống hiến cho Tổ quốc, mong được chiến đấu cho hòa bình. Những người con của Hà Nội ấy được lấy từ nguyên mẫu đời thật nên sự hy sinh của họ trong chiến tranh càng để lại trong lòng bạn đọc những xót xa, ngậm ngùi.

Bước chân vào chiến trường, những người con của Hà Nội không chỉ chiến đấu quả cảm, hy sinh anh dũng mà còn trở thành những nhà văn, nhà thơ ghi lại, kể lại và nhiều năm sau còn tiếp tục hành trình viết về chiến tranh. Có thể kể đến các liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc với những cuốn nhật ký để lại truyền cảm hứng sống và cống hiến cho các thế hệ trẻ tuổi cả nước sau này.

Có thể kể đến các nhà văn, nhà thơ như Phạm Ngọc Tiến, Hoàng Nhuận Cầm với các tác phẩm “Tàn đen đốm đỏ” hay các tập thơ “Xúc xắc mùa thu”, kịch bản phim “Mùi cỏ cháy”, “Hà Nội mùa đông năm 46” lay động tâm hồn biết bao người đọc.

Còn rất nhiều những người con của Hà Nội chiến đấu tại chiến trường miền Nam đã ngã xuống hay may mắn được trở về với Hà Nội của mình. Bây giờ, hầu hết các phường, các quận của Hà Nội đều có nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và các nghĩa trang liệt sĩ. Những địa điểm này vẫn được nhân dân thắp nhang khói quanh năm và trở thành nơi giáo dục lý tưởng cho các thế hệ thanh, thiếu niên Hà Nội.

Cụ Nguyễn Thị Xuân (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, ngày này cách đây 44 năm, khi tin chiến thắng dội về, cụ cũng như bao nhiêu người Hà Nội khác vỡ òa niềm vui. Suốt nhiều ngày liền, nhân dân tim đập rộn ràng, làng phố tưng bừng các bản hòa ca, lòng người reo vui vì hạnh phúc nhưng cụ vẫn giấu một nỗi niềm sâu kín.

Người chồng và người con trai của cụ vào chiến trường đã lâu không tin tức gì. Vui thì vui đấy mà sự thấp thỏm, âu lo vẫn khiến cụ mong ngóng, đợi chờ. May mắn thay, một thời gian sau, cả gia đình đã được đoàn tụ bên nhau. Cụ bảo, lúc ấy niềm vui như lắng lại, bởi hàng xóm, bạn bè của cụ cho đến giờ vẫn có người đợi chờ chồng, con dù biết họ chẳng bao giờ về nữa.

44 năm đã trôi qua, những mất mát đau thương đã lùi xa, nhiều người Hà Nội kìm nén nỗi niềm riêng tư để hòa chung niềm vui của dân tộc. Phố phường Thủ đô những ngày này rộn rã cờ hoa. Trong nhiều ngôi nhà, tiếng nhạc, những bài ca thống nhất, những bài hát nhạc cách mạng phát đi phát lại không khiến những người xung quanh cảm thấy ồn ào mà còn hòa giọng hát theo.

“Ta đi trong muôn ánh sao vàng rừng cờ tung bay, rộn ràng và mê say những bước chân dồn về đây. Sài Gòn ơi, vững tin đã bao năm rồi một ngày vui giải phóng. Ta nghe như vang tiếng Bác Hồ dậy từ non sông, rạo rực sao hôm nay Bác vui với hội toàn dân. Thành đồng ơi sắt son đã vang khải hoàn. Ôi hạnh phúc vô biên hát nữa đi em những lời yêu thương...”. Những giai điệu rộn rã tươi vui ấy đã nói lên tấm lòng của người Hà Nội gửi gắm vào miền Nam yêu dấu.

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, nhiều người về quê, người đi chơi xa nhưng cũng có rất nhiều gia đình chọn ở lại Hà Nội để cùng nhau làm những việc thật ý nghĩa. Những người lính đóng bộ quân phục, đeo quân hàm, quân hiệu và những huân, huy chương lấp lánh trang trọng dắt con, cháu đi viếng nghĩa trang liệt sĩ.

Những cựu chiến binh, các bà mẹ cùng con dọn dẹp ngõ phố để chào đón ngày lễ lớn của đất nước. Có những đoàn thanh niên đến thăm hỏi, tri ân các gia đình Mẹ Việt Nam anh hùng, những người có công với Tổ quốc.

Còn có những người Hà Nội vào với thành phố Hồ Chí Minh, ngắm sự đổi thay của “thành đồng Tổ quốc” sau 44 năm cơ thể Việt Nam trọn vẹn, miền Nam miền Bắc anh em một nhà.

44 năm trôi qua, hạnh phúc trọn vẹn, hạnh phúc đằm sâu để mỗi người trong chúng ta tự hào đi tới, học tập, lao động và cống hiến nhiều hơn cho đất nước mà cha ông đã dày công bảo vệ, giữ gìn, dựng xây cho hòa bình như ngày nay.

Tin liên quan

Đọc thêm

Hành trình giao hưởng qua ba miền ký ức và văn hóa Nghệ thuật

Hành trình giao hưởng qua ba miền ký ức và văn hóa

TTTĐ - Tối 9/5 tại Nhà hát Hồ Gươm, Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) đưa khán giả vào hành trình âm nhạc “tuyệt đối điện ảnh” qua Việt Nam, Scotland và Phần Lan trong đêm hòa nhạc “Landscapes of Legend”, với sự góp mặt đặc biệt của “thần đồng violin” Simone Porter.
Cuốn sách khắc họa tâm hồn cao cả của Bác Hồ Văn học

Cuốn sách khắc họa tâm hồn cao cả của Bác Hồ

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam cùng với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật hợp tác xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Bông sen vàng" của tác giả Sơn Tùng.
Lễ Thượng cờ tại Cột cờ A Pa Chải: Mốc son 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Văn hóa

Lễ Thượng cờ tại Cột cờ A Pa Chải: Mốc son 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, UBND tỉnh tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ Thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải. Đây là hoạt động chào mừng Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2025).
Hội đồng Anh chính thức khởi động chương trình tài trợ kết nối thông qua Văn hóa năm 2025 Văn hóa

Hội đồng Anh chính thức khởi động chương trình tài trợ kết nối thông qua Văn hóa năm 2025

TTTĐ - Hội đồng Anh chính thức nhận hồ sơ đăng ký cho Chương trình tài trợ kết nối thông qua Văn hóa (Connection Through Culture) (CTC) - cơ hội dành cho các nghệ sĩ và tổ chức sáng tạo tại Vương quốc Anh và 19 quốc gia đối tác trên khắp Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Âu để kết nối, cùng sáng tạo và hiện thực hóa các dự án kết nối văn hóa mạnh mẽ.
Xây dựng bản sắc văn hóa sáng tạo mang đặc trưng của Thủ đô Nghệ thuật

Xây dựng bản sắc văn hóa sáng tạo mang đặc trưng của Thủ đô

TTTĐ - Chiều 6/5, TP Hà Nội tổ chức gặp gỡ không gian văn hóa sáng tạo, kêu gọi các nhóm và tổ chức đăng ký trở thành thành viên Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội.
Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào? Nghệ thuật

Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào?

TTTĐ - Không chỉ là nơi trình diễn nghệ thuật, nhiều nhà hát từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa, kiến trúc và niềm tự hào quốc gia. Một dự án nhà hát tầm cỡ quốc tế tại Hà Nội sắp xuất hiện tới đây hứa hẹn trở thành “đại sứ văn hóa”, góp phần định hình diện mạo và nâng cao vị thế Việt Nam trong dòng chảy văn hóa thế giới.
Nhiều hoạt động hấp dẫn trong "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội" Nghệ thuật

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội"

TTTĐ - Diễn ra từ ngày 16 - 18/5 tại các địa điểm trung tâm, “Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025” sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, thú vị để giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng đến với Nhân dân Thủ đô và bạn bè quốc tế.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam Văn hóa

Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam

Học viện Phật giáo Việt Nam cơ sở Lê Minh Xuân (Huyện Bình Chánh, TPHCM) những ngày này đón dòng người dài như bất tận về chiêm bái xá lợi Phật (tôn trí trong chùa Thanh Tâm, kế bên học viện) và tham gia nhiều hoạt động trong đại lễ Vesak 2025. Trong nội viện của học viện có một con đường với nhiều tiểu cảnh đẹp.
Renzo Piano - Huyền thoại của ngành kiến trúc toàn cầu kiến tạo Nhà hát Opera Hà Nội Nghệ thuật

Renzo Piano - Huyền thoại của ngành kiến trúc toàn cầu kiến tạo Nhà hát Opera Hà Nội

TTTĐ - Không chỉ ghi danh tên tuổi với các công trình thay đổi bộ mặt đô thị như Trung tâm Georges Pumpidou ở Paris hay tòa The Shard ở London, kiến trúc sư bậc thầy người Italy còn khiến nhiều thế hệ kiến trúc sư tôn vinh bởi những dự án thấm đẫm triết lý vì nhân loại, những rung cảm mạnh mẽ với thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và con người.
Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia Nghệ thuật

Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia

TTTĐ - Không chỉ là biểu tượng thu hút du khách cho mỗi điểm đến, các nhà hát opera còn góp phần bảo tồn di sản và trở thành linh hồn của nhiều quốc gia. Nơi nào có công trình nhà hát biểu tượng, nơi ấy văn hóa sẽ được tôn vinh.
Xem thêm