Tag

Người phụ nữ hơn một thập kỷ dành trọn yêu thương cho trẻ em khuyết tật

Phóng sự 13/07/2021 11:04
aa
TTTĐ - Không tiếng trống trường rộn rã, cũng không có khuôn viên khang trang nhưng lớp học của cô Lê Thị Hòa tại chùa Hương Lan (thôn Đông Cựu, xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) bình dị, chan chứa tình yêu thương. Những đứa trẻ kém may mắn, khiếm khuyết, không thể hòa nhập với cộng đồng tề tựu về đây học tập theo phương pháp đặc biệt của cô Hòa. Từng là đứa trẻ rụt rè nép sau lưng mẹ ngày nào, giờ đây, nhiều em tự tin hơn, có thể đọc, viết và giao tiếp một cách bình thường.
Nghị lực của cô học trò khuyết tật Tuổi trẻ Chương Mỹ triển khai Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2021 Cuộc thi vẽ tranh “Ước mơ vượt khó” về trẻ em khuyết tật

Làm được việc gì có ích cho đời thì hãy cố gắng

Năm 1992, cô Lê Thị Hòa tốt nghiệp trường Trung cấp Sư phạm (nay là trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây) và được phân công dạy học tại trường Tiểu học Trường Yên (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Sau một thời gian, cô chuyển công tác về trường Tiểu học Đông Sơn và làm Tổng phụ trách Đội từ đó cho tới nay.

Người phụ nữ hơn một thập kỷ dành trọn yêu thương cho trẻ em khuyết tật
Cô giáo Lê Thị Hòa ân cần chỉ dạy, uốn nắn từng nét chữ cho các em khuyết tật

Cô Hòa sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, cả 2 bố mẹ đều là trẻ mồ côi và không biết chữ. Vì vậy, cô giáo Hòa luôn tâm niệm rằng, nếu làm được việc gì đó tốt có ích cho đời thì sẽ cố gắng làm.

Sau khi lấy chồng, thấy nhiều trẻ nhỏ trong xóm không đi học, hỏi ra mới biết các em đều bị khuyết tật trí tuệ. Nhìn thấy thương, cô Hòa rủ các em sang nhà chơi, ban đầu chỉ hướng dẫn các em tập hát, viết chữ, vẽ tranh trong căn bếp rộng chừng 10m2. Thời gian đầu có 23 cháu theo học, cứ lúc nào rảnh lại đến nhà để cô dạy. Các cháu cũng chưa được đi học bao giờ.

Sau đó, do học sinh tìm đến ngày một đông, nhà chật, điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, năm 2007, cô Hòa đề nghị mượn nhà khách của chùa Hương Lan để dạy học.

Lớp đầu tiên được khai giảng vào ngày 14/9/2007 với 16 học sinh khuyết tật, 28 học sinh học yếu của trường Tiểu học Đông Sơn. Cô Hòa vừa làm nhiệm vụ chuyên môn tại trường Tiểu học Đông Sơn, vừa là cô giáo dạy trẻ em khuyết tật vào thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần.

Việc dạy và học của cô, trò ở lớp học tình thương những ngày đầu gặp không ít khó khăn. Cơ sở vật chất chật chội, đồ dùng dạy học thiếu thốn, việc giảng dạy cho các em nhỏ khuyết tật gặp nhiều trở ngại. Đa số học sinh ở lớp học tình thương đều bị khuyết tật bẩm sinh, tự kỷ, nhiều em phải ngồi xe lăn. Có em tính tình thất thường, bướng bỉnh. Khó khăn tiếp nối khó khăn, tưởng chừng như không thể duy trì được nhưng với sự động viên, giúp đỡ của đồng nghiệp, cô Hòa từng bước vượt qua và duy trì lớp học đến tận bây giờ.

Cô giáo Lê Thị Hòa với hành trình 12 năm “gieo chữ” nơi cửa Phật
Hành trình 12 năm “gieo chữ”cho những học sinh khuyết tật của cô khiến nhiều người nể phục

Mỗi trang giáo án là một trang cuộc đời học sinh

Không chỉ dừng lại ở việc dạy các em biết đọc, biết viết, điều đặc biệt ở cô Hòa sự thấu hiểu và đồng cảm với những học trò khuyết tật của mình. Chính vì lẽ đó, 12 năm miệt mài dạy trẻ khuyết tật là 12 năm cô không theo bất kỳ một trang giáo án soạn mẫu nào. Bởi lẽ học sinh ở lớp học tình thương em nào cũng mang khiếm khuyết. Em thì không nói được, em thì bị khiếm thính, em thiểu năng trí tuệ, tật nguyền... Vì thế, trong mỗi tiết học, cô Hòa phải cố gắng phân tách từng đối tượng và khả năng tiếp thu rồi chia thành nhóm nhỏ, từ đó truyền đạt kiến thức theo nhiều cách khác nhau giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ. Một buổi học có khi áp dụng linh hoạt nhiều giáo án khác nhau.

Dù vậy, bấy nhiêu năm cô Hòa chưa bao giờ nản chí và chưa từng dao động muốn bỏ cuộc. Thậm chí khó khăn chỉ khiến cô càng quyết tâm hơn. Nhiều trường hợp học sinh bỏ ngang, cô Hòa lại dành thời gian đến từng gia đình để vận động, động viên phụ huynh cho các em đến lớp.

Để có phương pháp truyền tải kiến thức dành cho những em khuyết tật đặc biệt như vậy, hàng ngày, ngoài giờ lên lớp, cô Hòa lại dành thời gian vào mạng tra cứu thông tin, đọc báo và thậm chí phải khăn gói lên tận các trung tâm dạy học dành cho người khuyết tật để học hỏi thêm kinh nghiệm của những đồng nghiệp đi trước. Từ đó, cô tự chắt lọc kiến thức và rút ra những phương pháp phù hợp nhất đối với học sinh của mình.

Theo cô Hòa, để hiểu và nhớ một đoạn thơ, một bài hát, cả cô và trò có thể phải mất tới vài ba tháng, thậm chí nửa năm. Ngược lại, quyết tâm của cô chưa bao giờ nguội tắt, hành trình với trẻ em khuyết tật chưa bao giờ gián đoạn.

Tình thương, sự tận tụy của cô giờ đây đã bắt đầu ra trái ngọt. Từ lớp học bình dị này, nhiều em có thể tốt nghiệp, hòa nhập với cộng đồng như em Nguyễn Thị Miền, Nguyễn Thị Xuân (ở xã Thanh Bình, huyện Chương Mỹ). Trong số, 58 em theo học thì có khoảng 30 em biết chữ, biết hát. Một số em cũng đã tìm được việc làm, nuôi sống được bản thân mình và luôn nhớ đến công lao của cô và gọi với cái tên vô cùng giản dị nhưng chứa đựng đầy tình thương yêu “mẹ Hòa”. Người “mẹ” đã không ngại gian khó, uốn nắn từng nét chữ, tiếp thêm nghị lực sống để các em thêm vững bước và thành công như ngày hôm nay.

Thấu hiểu được những thiệt thòi của những em nhỏ khuyết tật, cô Hòa còn thường xuyên cùng đồng nghiệp tổ chức các buổi ngoại khóa cho học sinh tham quan di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sĩ... từ đó khơi gợi lòng biết ơn, lòng trắc ẩn trong tâm hồn mỗi đứa trẻ.

Từ những trang giáo án không soạn mẫu của cô giáo Hòa, lớp học tình thương Hương Lan và những ước nguyện: “Em muốn làm công nhân”, “Em muốn làm cô giáo”… đã được nuôi dưỡng để nhiều trẻ em thiệt thòi có cơ hội biết đọc, biết viết và từ đó có cơ hội cống hiến những giá trị riêng biệt cho cuộc đời.

Đọc thêm

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước Phóng sự

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước

TTTĐ - Từ chiều 9/9, nước sông Hồng dâng cao, khiến xã đảo Minh Châu (Ba Vì, Hà Nội) nhanh chóng bị bủa vây. Đến hôm sau, dòng nước đục ngầu đã nhấn chìm một phần xã đảo. Nước chảy siết, cuốn theo những khúc củi đen xì và rác từ thượng nguồn. Hai phương thức kết nối giữa Minh Châu với “đất liền” là phà và đập tràn đều bị tê liệt. Xã hoàn toàn rơi vào cảnh cô lập, dập dềnh như chiếc lá mỏng giữa cơn lũ…
Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử Phóng sự

Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử

TTTĐ - Đồng chí Lê Đức Vân (SN 1928) là Trưởng Ban liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu. Ông là nhân chứng lịch sử đã giương cao ngọn cờ cách mạng trong những ngày tháng Tám năm 1945.
Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương

TTTĐ - Vừa qua, CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương

TTTĐ - Tháng 6 vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Từ những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Chiều 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia. Biển người đau buồn nói lời từ biệt cuối cùng trước linh cữu Tổng Bí thư tưởng chừng sẽ không bao giờ dứt.
Tình người trong những xóm nghèo Phóng sự

Tình người trong những xóm nghèo

TTTĐ - Bôn ba, tha phương, lăn lộn mưu sinh ở xứ người, trong tận cùng của cái nghèo, cái khó, họ - những người lao động tự do - vẫn hun đúc, gìn giữ những giá trị đẹp trong đời. Nhiều câu chuyện về họ thoạt nghe cứ ngỡ như trong cổ tích.
Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm