Tag

Người trẻ đang tự chữa lành như thế nào?

Camera 360 trẻ 23/03/2024 13:13
aa
TTTĐ - Khi gặp những “vết thương” bất ngờ trong cuộc sống hiện đại, nhiều người trẻ đã tìm cho mình những lối đi khác, những phương pháp mới để tự chữa lành tâm lý cho chính mình và những người xung quanh.
Kết nối, phát huy trí tuệ của các nhà khoa học trẻ Báo Tuổi trẻ Thủ đô trong mắt các bạn trẻ Kiều bào trẻ và khát vọng nâng tầm vị thế quốc gia

“Căn bệnh” phía sau nhiều người trẻ

“Thế hệ cần phải chữa lành” là cách mà gen Z đã tự nhận định bởi những đổ vỡ, cô đơn mà người trẻ phải đối mặt trong hành trình của mình. Thảo Trang (sinh viên năm 3 một trường đại học tại Hà Nội) là ví dụ điển hình. Cô gái trẻ sinh ra ở Hà Nội, gia đình khá giả, có cuộc sống đủ đầy nhưng Trang vẫn mắc các vấn đề về tâm lý, luôn trong trạng thái trầm uất, căng thẳng.

Một thời gian dài, Trang tự nhận mình là con người “hướng nội”. Cô chỉ duy trì những mối quan hệ cũ, quen thuộc, ít giao tiếp, ngại đám đông. Đầu năm 2023, cô gái trẻ quyết định bảo lưu học một năm, đến nông trại nhỏ của người thân tại Đà Lạt làm tình nguyện viên để nhìn nhận lại mọi thứ.

Người trẻ đang tự chữa lành như thế nào?
Thế hệ Z đang đối diện nhiều hơn với những vết thương tâm lý

Trang nhận ra rằng cuộc sống đủ đầy, có tất cả nhưng điều khiến cô ngày càng bất an, stress chính là sự kì vọng của gia đình. Bởi từ nhỏ, cô gái 21 tuổi đã học giỏi, luôn đứng đầu lớp, nổi bật trong trường. Chính kì vọng của gia đình, sự áp lực lên bản thân để đáp đã khiến Trang ngày càng mệt mỏi. Thiếu bày tỏ cảm xúc, không dám sẻ chia khiến Trang một mình ôm áp lực vào trong, để rồi căn bệnh tâm lý ngày một lớn hơn trong khi gia đình vẫn không hề hay biết.

Trường hợp như của Thảo Trang không phải hiếm trong cuộc sống hiện nay. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, với thế hệ trẻ, đặc biệt là gen Z, sinh ra giữa sự phát triển của công nghệ số và mạng xã hội, mọi thứ đều thuận lợi, dễ dàng, có sẵn nhưng cũng tước đi của họ nhiều nỗ lực, phấn đấu. Thậm chí, nhiêu người trẻ hoang mang không xác định được mục tiêu sống của mình.

Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội cũng dẫn đến sự thay đổi lớn trong các quan hệ. Mối quan hệ ảo dần tăng lên, những kết nối truyền thống đứt gãy, dẫn đến con người dễ cô đơn hơn. Bên cạnh đó, những áp lực, sự so sánh, hệ quả tiêu cực từ mạng xã hội ra đời thực, sự khác biệt thế hệ và thiếu thấu hiểu giữa cha mẹ và con cái... cũng dẫn đến những nỗi đau, sự tổn thương không dễ thấy.

Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia, giới trẻ Việt Nam đang ngày càng gặp nhiều áp lực hơn. Việc kết nối 24/7 khiến họ dễ tiếp cận với những điều lệch chuẩn hay những bạo lực, bào mòn sức khỏe tâm thần, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Tiếp cận nhiều thông tin không có chọn lọc khiến họ cảm thấy thế giới nguy hiểm, bất an, nên càng lo lắng, cô đơn hơn.

Người trẻ đang tự chữa lành như thế nào?
Du lịch trở thành liều thuốc giúp Thế Hùng vượt qua căng thẳng, mệt mỏi

Mặt khác, chính sự phân tâm, làm quá nhiều việc một lúc khiến cho giới trẻ không chú ý đến cảm xúc của người khác, mất dần khả năng thấu cảm. Cha mẹ, con cái cũng bị xa cách bởi thiết bị, công nghệ.

Gen Z là thế hệ thông minh, thành thạo nhiều ngoại ngữ nhưng kỹ năng sống đang kém hơn so với các thế hệ trước vì thiếu tương tác trong cuộc sống thực. Hơn nữa, do đặc điểm của thông tin số là thỏa mãn lập tức khi cần nên càng ngày người trẻ càng thiếu sự kiên trì và nỗ lực.

Không những thế, họ còn là thế hệ mang tính toàn cầu, sống đa nhiệm nên thiếu sự chú ý, dẫn đến dễ hiểu nhầm. Thậm chí, họ bộc lộ cảm xúc cũng bằng biểu tượng nên diễn đạt bằng ngôn ngữ ngày càng ít, dễ dàng hiểu sai ý nhau. Thế hệ gen Z còn gặp phải vấn đề rối loạn giấc ngủ, lo âu, trầm cảm, nguy cơ bị bắt nạt trực tuyến… nhiều hơn.

Con đường chữa lành “trái tim”

Sống giữa một thế hệ luôn cảm thấy cô đơn, không ít người trẻ đã tìm cho mình lối đi khác, những phương pháp để tự chữa lành những vết thương bên trong.

“Vất vả và tốn kém một chút cũng được, miễn sao là năng lượng trở lại”. Đó là tâm sự Thế Hùng (sống tại quận Đống Đa, Hà Nội) sau chuyến đi du lịch Hà Giang 4 ngày vừa qua.

Người trẻ đang tự chữa lành như thế nào?
Để chữa lành tinh thần, Hà Linh nhận thấy phải buông bỏ suy nghĩ và gác lại trách nhiệm

Tự nhận mình tham công tiếc việc nên cảm thấy kiệt sức, tâm lý bất ổn là điều thường xuyên xảy ra với Hùng. Dù vậy, thời gian thư giãn và giải phóng mệt mỏi là điều quá đỗi xa xỉ.

"Mình đã suy nghĩ rất nhiều, có nên đi du lịch hay không? Bởi đó là lúc mình sẽ tự đến những nơi xa lạ, thoát khỏi vùng an toàn thường ngày. Khát khao được chữa lành luôn thôi thúc nên mình quyết định đến một nơi hoàn toàn mới mẻ, không quá nhiều người biết, để được giải phóng bản thân, nghỉ ngơi và loại bỏ những ưu phiền trong lòng.

Nhiều người thường nói đùa với mình về khái niệm du lịch rằng: "Đó chỉ đơn giản là đi từ nơi sống chán nản của mình đến nơi sống chán nản của người khác" hoặc: "Dùng tiền túi của mình để làm giàu cho cuộc sống của người khác". Tuy nhiên, mình không bao giờ nghĩ vậy.

Mình luôn tự hỏi, một năm chúng ta có bao nhiêu ngày đầu tắt mặt tối, ôm đống tài liệu và bao nhiêu ngày cho phép bản thân được nghỉ ngơi. Vì vậy, việc đi đến nơi mà chúng ta muốn đặt chân tới sẽ là những cuộc phiêu lưu mới lạ để thêm yêu chính mình và thêm yêu thiên nhiên, cuộc sống. Vất vả một chút cũng được, tốn kém một chút thì đã sao, miễn là chuyến đi đó không vô ích", Thế Hùng nói.

Đứng trên những đỉnh núi cao nhìn xuống, xung quanh thênh thang và rộng lớn, mọi cảm xúc dồn nén trong lòng đều bung tỏa, tan vào không gian. Đó là những điều giúp Hùng cảm thấy như được thanh lọc, an yên hơn.

Giống như Hùng, việc gặp bế tắc trong cuộc sống chính là lúc Hà Linh (27 tuổi, sống tại quận Ba Đình, Hà Nội) cảm thấy phải cho bản thân một khoảng thời gian nghỉ ngơi. Cô gái trẻ quyết định xin tạm dừng công việc cuối tháng 2 vừa qua và tìm đến một không gian gần gũi với thiên nhiên tại Măng Đen (Kon Tum) để thư giãn; được tĩnh lặng để ngẫm, hiểu về bản thân.

Người trẻ đang tự chữa lành như thế nào?
Người trẻ đang có những cách riêng để tự chữa lành

Đều đặn 5h30 mỗi ngày, Hà Linh được tiếng chuông đánh thức. Sau khi vệ sinh cá nhân, cô cùng mọi người thiền, đi chợ, dọn dẹp và chuẩn bị các bữa ăn chay. Vào mỗi bữa cơm, sẽ có một tiếng chuông để mọi người dành 10 phút im lặng, tập trung thưởng thức món ăn.

Trong những ngày ở đây, cô gái trẻ tự tay trồng rau, gieo các loại cây, tiếp xúc với người dân địa phương và hiểu thêm về văn hóa bản địa. Phần lớn thời gian cô dành để đọc sách và viết nhật ký nhằm sắp xếp suy nghĩ của mình.

Cuộc sống nơi đây đơn sơ giản dị nhưng Hà Linh luôn thấy đủ đầy, được gắn bó và mở lòng với những người bạn mới. "Mỗi người đều mang tổn thương riêng nhưng khi sẵn sàng chia sẻ, mọi người đều đồng cảm và chạm đến câu chuyện của nhau", Hà Linh nói.

Sau gần 2 tuần sống tại đây, cô gái 27 tuổi nhận ra để chữa lành tinh thần phải buông bỏ suy nghĩ và gác lại trách nhiệm. Hiện tại, khi đã trở lại cuộc sống thường ngày với tinh thần thoải mái hơn, Hà Linh đã có thể tự trò chuyện với bản thân để bình tĩnh đón nhận khó khăn và không bị cảm xúc chi phối.

"Khi cảm thấy phải đối mặt với quá nhiều việc, trở nên thiếu sáng suốt và không thể bình tĩnh thì việc đến những nơi trong lành, ngồi xuống để kết nối với chính mình có lẽ sẽ là một liều thuốc hữu hiệu mà mình sẽ luôn tìm đến”, Hà Linh chia sẻ.

Khi chọn cách tìm về thiên nhiên để được nghỉ ngơi và thực sự hồi sinh tinh thần thoát khỏi căng thẳng, mệt mỏi, nhiều người trẻ chọn ngắt kết nối với các hoạt động công việc, internet, mạng xã hội… Bên cạnh đó, khi đã hiểu giá trị của thiên nhiên đem lại, ngay cả khi sống trong đô thị, người trẻ vẫn có thể tự tạo quãng nghỉ cho mình bằng việc sắp xếp không sống, làm việc mà không dựa dẫm hay trông đợi vào những ngày nghỉ ngắn hạn. Đó chính là cách mà thế hệ Z đang tự chữa lành cho bản thân.

Đọc thêm

"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn Camera 360 trẻ

"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn

TTTĐ - Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thảo khẳng định mô hình “Vì cổng trường bình yên” đang được các cơ sở Đoàn triển khai hiệu quả, góp phần giảm ùn tắc và va chạm giao thông trước cổng trường.
Ngày hội Mở - Open Fest: Đặc sắc, ấn tượng và “bùng cháy” Camera 360 trẻ

Ngày hội Mở - Open Fest: Đặc sắc, ấn tượng và “bùng cháy”

TTTĐ - Ngày hội Mở - Open Festnăm 2024 do Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên trường Đại học Mở Hà Nội vừa tổ chức tại Ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội), với quy mô lớn và đa dạng hoạt động sáng tạo. Đây là sân chơi bổ ích để sinh viên thể hiện bản thân; giao lưu, học hỏi từ bạn bè, thầy cô.
“Cơn sóng ngầm” gây nghiện đối với học sinh Camera 360 trẻ

“Cơn sóng ngầm” gây nghiện đối với học sinh

TTTĐ - Không chỉ hút thuốc lá điếu, thuốc lào, mà trong những năm gần đây,sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trở thành hiện tượng phổ biến, đặc biệt với giới trẻ. Điều đáng lo ngại là tình trạng hút thuốc lá điện tử (vape) đang có dấu hiệu gia tăng trong lứa tuổi học sinh, gây ra mối nguy hiểm không chỉ đối với sức khỏe của thế hệ trẻ mà còn ảnh hưởng đến môi trường học đường.
Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới

TTTĐ - Tối 14/11, đoàn đại biểu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản trên tàu SSEAYP đã có buổi gặp mặt và đối thoại với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh. Hoạt động như là lời chào, thể hiện sự hiếu khách của thành phố mang tên Bác đối với bạn bè quốc tế.
TP Hồ Chí Minh đón tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản Camera 360 trẻ

TP Hồ Chí Minh đón tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản

TTTĐ - Chiều 14/11, Thành đoàn TP Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ đón tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP), chở theo 168 đại biểu đến từ 9 quốc gia ASEAN và Nhật Bản đến thăm và hoạt động tại thành phố.
Nỗi niềm của nữ Thiếu tá Công an dạy học ở trường giáo dưỡng Camera 360 trẻ

Nỗi niềm của nữ Thiếu tá Công an dạy học ở trường giáo dưỡng

TTTĐ - Cũng như các giáo viên trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”, Thiếu tá Hoàng Thị Ngọc Xuyến (công tác tại Trường Giáo dưỡng số 4, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an) luôn đau đáu nỗi niềm, với mong mỏi lớn nhất là làm được điều gì đó cho học trò, để các em có môi trường giáo dục hạnh phúc và tương lai tươi sáng.
Tỷ lệ học sinh 13-15 tuổi hút thuốc lá điện tử gia tăng nhanh Camera 360 trẻ

Tỷ lệ học sinh 13-15 tuổi hút thuốc lá điện tử gia tăng nhanh

TTTĐ - Xu hướng trẻ hóa của các bệnh mạn tính đang trở thành mối lo ngại lớn cho sức khỏe cộng đồng. Thực tế cho thấy có sự gia tăng và biến đổi của các yếu tố nguy cơ, trong đó có tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng gây bệnh.
Hỗ trợ sinh viên phát huy tiềm năng của bản thân Camera 360 trẻ

Hỗ trợ sinh viên phát huy tiềm năng của bản thân

TTTĐ - Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Ninh Thuận phối hợp với Chi hội Doanh nghiệp huyện Ninh Sơn vừa tổ chức chương trình hỗ trợ, kết nối, phát huy “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”, “Học sinh 3 tốt” tại Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ TrueCoop Ma Nới.
Vòng 2 cuộc thi Speak up 2024, nơi 600 thí sinh nhí tỏa sáng Camera 360 trẻ

Vòng 2 cuộc thi Speak up 2024, nơi 600 thí sinh nhí tỏa sáng

TTTĐ - Speak up 2024 là cuộc thi tài năng tiếng Anh cho học sinh từ 8 - 16 tuổi do Thành đoàn, Hội đồng Đội TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ phối hợp cùng Tổ chức Giáo dục ILA tổ chức.
Bình Thuận phổ biến kỹ năng tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội Camera 360 trẻ

Bình Thuận phổ biến kỹ năng tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội

TTTĐ - Nhằm hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) và nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên về tác hại của tệ nạn mại dâm, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Thuận vừa tổ chức Hội nghị tuyên truyền phòng chống tệ nạn mại dâm.
Xem thêm