Người trẻ quê vùng dịch ở lại thành phố: Lạc quan đón Tết xa nhà
Sân chơi năng động, trí tuệ của người trẻ trường Mở Người trẻ hiện đại cần kỹ năng quản lý tài chính Nhiều phần quà của người trẻ Thủ đô đến tay người dân Quảng Bình |
Lần đầu đón Tết xa quê
Tết là dịp để những người con đi làm, đi học xa quê trở về đoàn tụ, sum vầy bên gia đình và những người thân yêu. Tuy nhiên, không ít bạn trẻ quê tại các vùng dịch xác định tâm lý ở lại thành phố.
Nhiều người trẻ quê ở vùng dịch lựa chọn cách ở lại Hà Nội đón Tết để giữ an toàn cho bản thân và gia đình |
Nguyễn Khánh Hưng (quê Quảng Ninh, sinh viên Đại học Hà Nội) chia sẻ: “Từ ngày Quảng Ninh có ca lây nhiễm trong cộng đồng, tiếp đến nhiều ngày phát hiện thêm các trường hợp dương tính, em đã chuẩn bị tâm lý ở lại Hà Nội.
Mấy ngày nay, bố mẹ em gọi điện liên tục hỏi xem có về quê ăn Tết không? Khi em bảo, con ăn Tết trên Hà Nội bố mẹ cũng hơi buồn vì em đi học cả năm lịch học kín mít, rồi tranh thủ đi làm thêm nên cũng ít có dịp về quê. Định bụng Tết này về quê ăn Tết xong ở lại chơi đến qua rằm tháng Giêng mà dịch lại bùng phát. Đây là lần đầu tiên em ăn Tết xa gia đình, tâm trạng lúc nào cũng nhớ bố mẹ", Khánh Hưng nói.
Cùng quê Quảng Ninh với Khánh Hưng, Đào Thục Anh (sinh viên Đại học Ngoại thương) cũng quyết định ở lại thành phố để tránh việc di chuyển giúp dịch bệnh được kiểm soát nhanh hơn trong những ngày cận Tết.
“Em với hai bạn cùng phòng trọ đều gọi điện về báo với bố mẹ là ăn Tết trên Hà Nội. Đọc tin tức em thấy dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, cuối năm mọi người đi lại cũng đông nên em và các bạn lựa chọn ở yên tại chỗ tránh lây nhiễm”, Thục Anh nói.
Các bạn trẻ chuẩn bị mâm cơm đầy đủ hương vị Tết |
Những ngày này, lên mạng xã hội, thấy các bạn được đoàn tụ với gia đình, được cùng mẹ đi chợ Tết, trang hoàng nhà cửa làm em nhớ bố mẹ vô cùng. Hai hôm nay, em gọi về liên tục để hỏi thăm xem ở nhà chuẩn bị Tết đến đâu rồi, nói chuyện với bố mẹ, dù chỉ được nhìn thấy bố mẹ qua màn hình điện thoại nhưng cũng làm em mọi người trong gia đình, dù chỉ nhìn thấy mọi người qua màn hình điện thoại nhưng cũng giúp em vơi bớt nỗi nhớ nhà. Bố mẹ em cũng động viên giữ sức khỏe, sau Tết dịch được kiểm soát thì về nhà sau cũng được, cứ thấy con về là bố mẹ vui rồi. Lần đầu tiên đón Tết không có bố mẹ bên cạnh cũng sẽ là kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời, để bản thân biết dù đi đâu thì gia đình luôn là nơi chốn để trở về, Thục Anh tâm sự.
San sẻ yêu thương
Tình yêu thương, sự sẻ chia càng có ý nghĩa hơn đối với những người trẻ đón Tết xa quê. Nó là động lựa để lạc quan hơn và tin tưởng vào một năm mới với nhiều ước vọng.
Đặng Thái Ngân (quê Hải Dương, sinh viên Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) đang cùng nhóm bạn chuẩn bị các món ăn trong ngày Tết. “Em và một số bạn đồng hương không về quê ăn Tết do dịch bệnh đã tụ nhau lại cùng ăn Tết. Mỗi người làm một món để dù ăn Tết xa nhà thì cũng vẫn có mùi vị Tết truyền thống, Tết đầm ấm”, Thái Ngân chia sẻ.
Không chỉ nấu đồ ăn, em cùng các bạn còn ra chợ hoa Quảng Bá (Hà Nội) mua một cành đào, một bó hoa lay ơn về cắm trong phòng để có sắc xuân. Không được về nhà đón Tết, nhưng chúng em không ai phải đón Tết một mình. Có các bạn cùng ở lại đến chung vui thì Tết này vẫn đầm ấm, vẫn tràn đầy yêu thương, Thái Ngân nói trong háo hức.
Trong những bạn trẻ ở lại thành phố đón Tết xa gia đình, còn có Ngô Huỳnh Việt Anh (Thành phố Hồ Chí Minh, sinh viên Đại học Y Hà Nội), mặc dù đã học ở Hà Nội 3 năm nhưng đây cũng là lần đầu tiên Việt Anh đón Tết tại Thủ đô.
“Em quyết định ở lại Thủ đô đón Tết từ khi nhà trường cho sinh viên nghỉ về quê ăn Tết. Ở lại Hà Nội đón Tết giúp em tiết kiệm được chi phí đi lại, hơn nữa cũng tránh tình trạng lây nhiễm tại các điểm đông người ngày Giáp Tết”, Việt Anh chia sẻ.
Dù được nghỉ Tết, nhưng những ngày này Việt Anh vẫn tất bật với công việc tại bệnh viện, với chàng trai thì đó là sự tất bật có ý nghĩa.
Niềm vui là chia sẻ với bệnh nhân trong những ngày Tết |
Lịch nghỉ Tết ở trường khá dài nhưng để có thể kinh nghiệm đối với ngành em đang theo học, em đã tình nguyện xin đi trực Tết tại bệnh viện. Đối với riêng em, dù đón Tết xa nhà nhưng nó vô cùng ý nghĩa vì em đã góp một phần công sức nhỏ bé vào việc chăm sóc các bệnh nhân điều trị nội trú không thể về quê đón Tết và hỗ trợ các anh chị, cô chú tại bệnh viện trong việc thăm khám, Việt Anh nói trong niềm vui.
Một cái Tết đang đến rất gần, với sự san sẻ và tình thương của những người trẻ ở lại thành phố thì dù có đón Tết xa nhà, xa người thân họ hàng thì niềm vui, sự yêu thương vẫn tràn ngập trong những ngày xuân.
Người trẻ mưu sinh trong cái rét “cắt da, cắt thịt” |