Tag

"Nhà ăn 0 đồng" gieo duyên lối sống yêu thương

Người Hà Nội 16/03/2022 10:47
aa
TTTĐ - Không chỉ là những suất cơm chay chia sẻ phần nào khó khăn với người lao động, "nhà ăn 0 đồng" Nhất Tâm (đường Lê Đức Thọ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) còn mong muốn mang đến những giờ phút thư thái, rời xa cuộc sống đầy áp lực, xô bồ, hướng con người sống tích cực, ý nghĩa hơn.
Nể phục chàng trai cùng mẹ khiếm thị thành lập bếp ăn 0 đồng trong đại dịch Đà Nẵng: Gian hàng 0 đồng chia sẻ yêu thương nơi góc phố Bùng nổ ngày hội mua sắm cuối năm với cơn mưa vé 0 đồng từ Vietjet "Chuyến xe 0 đồng" mang yêu thương tới đoàn viên Công an Nhân dân

Từ giữa tháng 2/2022, "nhà ăn 0 đồng" tại số 30, ngõ 7 đường Lê Đức Thọ bắt đầu mở cửa đón những thực khách đầu tiên. Không gian hơn 40 mét vuông trở nên ấm cúng khác thường với tiếng cười, tiếng nói, lời hỏi han của cả chủ và khách lẫn các tình nguyện viên phục vụ. Những món ăn nóng hổi được đưa lên dù không quá cầu kỳ nhưng đều được thực khách đón nhận với cái tâm hoan hỉ.

Không đơn giản chỉ là một quán ăn bình thường, quán như một căn phòng ấm cúng, nơi những người trong gia đình ngồi lại cùng nhau sau giờ làm, bỏ ngoài kia những áp lực cuộc sống.

"Nhà ăn 0 đồng" đang trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều người dân

Chị Hoàng Kim Ngọc, quản lý "nhà ăn 0 đồng" Nhất Tâm cho biết: Đây là chi nhánh số 23 trong hệ thống chuỗi “cơm chay 0 đồng Nhất Tâm” đã quen thuộc với người dân cả nước trong vài năm trở lại đây. Chuỗi "nhà ăn 0 đồng" này do anh Trần Thanh Long sáng lập nhằm hướng đến giúp đỡ những mảnh đời khó khăn giảm đi nỗi lo “cơm áo gạo tiền”.

“Luôn ấp ủ được chung tay cùng làm nên những điều ý nghĩa nên khi nghe mẹ mình chia sẻ về ý nguyện mở một quán ăn dành cho những người thích đồ chay và cũng là để bà gieo duyên lối sống yêu thương, mình đã đứng ra làm người trợ duyên thực hiện ý nguyện của mẹ”, chị Ngọc chia sẻ.

Sau một thời gian sửa chữa, chuẩn bị, quán ăn chay 0 đồng đã chính thức mở cửa và đi vào hoạt động với sự chung tay giúp sức của các tình nguyện viên. Quán mở cửa bán buổi trưa từ thứ 2 tới thứ 6, tuy nhiên, để có thể chuẩn bị đủ 200 suất ăn miễn phí, từ 6 giờ sáng, thành viên trong quán có mặt để bắt tay vào chế biến thực phẩm.

Thời gian đầu, quán chủ yếu phục vụ mấy món ăn chay đơn giản, như giò, nem, thịt đều được làm từ nấm, tuy nhiên, thực đơn được thay đổi theo ngày để không gây nhàm chán cho thực khách. Mỗi tuần, sẽ có từ 2-3 ngày quán phục vụ món bún, phở chay. Đặc biệt ở "nhà ăn 0 đồng" còn chuẩn bị đồ tráng miệng được để sẵn ở từng bàn.

Mỗi ngày, sẽ có khoảng 10 người tình nguyện đến phục vụ nhà ăn, từ chuẩn bị nguyên liệu, chế biến, phục vụ thực khách cho tới dọn dẹp, vệ sinh dụng cụ... Chị Ngọc cho biết, sau khi nhà ăn hoạt động, hàng xóm, người thân, bạn bè... đã tìm đến chung tay giúp đỡ quán. “Điều này khiến mình thấy rất vui, vì những năng lực tích cực đã được lan tỏa, để không chỉ mình mà mọi người xung quanh mình đều sống ý nghĩa hơn”, chị Ngọc chia sẻ.

Từ ngày "nhà ăn 0 đồng" mở cửa, bà Trần Cẩm Tuyến (mẹ chị Hoàng Kim Ngọc) thường xuyên có mặt, hối hả phục vụ thực khách. Không chỉ là những món ăn chay, thứ người phụ nữ 70 tuổi muốn trao đi là một cái tâm hoan hỉ, yêu thương từ chính sự phục vụ chân thành.

“Tiêu chí của quán là đón tất cả mọi người, không kể giàu nghèo, chỉ cần thích ăn chay đều có thể tới. Những món ăn được chế biến công phu và đảm bảo vệ sinh như một bữa cơm nhà và thực khách sẽ dùng bữa trong tiếng nhạc thiền ấm cúng”, bà Tuyến chia sẻ.

Có lẽ xuất phát từ ý nghĩa tốt đẹp đó, mà sau 1 tháng khai trương quán lúc nào cũng đông đúc, tấp nập. Không gian nhỏ luôn tràn ngập sự thân thiện, gần gũi, người với người trao cho nhau những nụ cười yêu thương , những ánh mắt vui tươi và một năng lượng tích cực.

Dù có giá 0 đồng nhưng các suất ăn đều được chuẩn bị rất công phu, tỉ mỉ

Trong những ngày đầu mở cửa, quán ăn chay đón đa phần khách hàng nữ. Chị Nguyễn Thị Thủy (39 tuổi, trú tại quận Bắc Từ Liêm) cho biết: "Tôi giữ thói quen ăn chay vì thực sự đây là phong cách ăn uống mang đến nhiều tác dụng và lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Đồ chay nhưng ở đây chế biến rất cầu kỳ và ngon".

Anh Lê Văn Tuyến, một lao động tự do cho hay: “Đồ ăn ở đây rất ngon, hợp khẩu vị, mình đã ăn hết sạch cả cơm lẫn thức ăn. Mình ủng hộ mô hình "nhà ăn 0 đồng" này, mong sao được nhân rộng ra để có thể giúp đỡ được nhiều người".

Biết đến "nhà ăn 0 đồng" trên mạng xã hội, bạn Nguyễn Thị Lan (quê Nghệ An) đã đến làm tình nguyện viên tại đây. Lan chia sẻ: "Cứ được nghỉ học là mình lại tới phụ giúp các anh, chị chuẩn bị những suất cơm chay. Mình rất vui khi được đến đây làm".

Được biết, để mọi người đến ăn thoải mái nhất, quán quyết định không đặt hòm từ thiện. Hiện chi phí duy trì quán sẽ được trích một phần từ doanh thu công ty mỹ phẩm của chị Hoàng Kim Ngọc cũng như đóng góp thêm của mạnh thường quân. Dự kiến trong năm 2022, sẽ có thêm 5 quán ăn chay 0 đồng được mở tại Hà Nội.

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm