Tag

Trần Đăng Khoa kể chuyện… yêu

Tiêu điểm 22/07/2020 09:39
aa
Có thể nói, quanh nhà thơ Trần Đăng Khoa có quá nhiều chuyện. Chuyện thật cũng có mà chuyện bịa đặt, đồn thổi cũng nhiều. Ngay cả việc ông cưới vợ, sinh con cũng làm dư luận xôn xao.
tran dang khoa ke chuyen yeu
Gia đình hạnh phúc của nhà thơ Trần Đăng Khoa
Tào lao với lão Khoa Chuyện nực cười và chuyện ở nhà Hồ Duy Hải Mã khóa để tìm ra hung thủ trong vụ án Hồ Duy Hải

Có thể nói, quanh nhà thơ Trần Đăng Khoa có quá nhiều chuyện. Chuyện thật cũng có mà chuyện bịa đặt, đồn thổi cũng nhiều. Ngay cả việc ông cưới vợ, sinh con cũng làm dư luận xôn xao. Bàn mãi những chuyện to tát cũng mệt. Tuần này ta chỉ bàn những chuyện vặt vãnh, linh tinh. Câu hỏi thứ nhất: Ông có bao giờ cảm thấy bực bội tr­ước những lời đồn thổi, nhiều khi rất thất thiệt về mình không?

Đã là lời đồn thì có gì mà phải bực bội. Vì nó là những chuyện ở ngoài mình. Tôi đã quen những chuyện như­ thế từ khi còn nhỏ. Tr­ước đây 50 năm, bác Mạnh Sinh ở số nhà 75 phố Đông Kinh thị xã Lạng Sơn tìm đến nhà tôi, sau khi đã thành ng­ười thân thiết, bác mới tiết lộ rằng, thực tình, bác lặn lội vư­ợt cả một chặng đ­ường xa đến, cũng chỉ muốn biết xem có thực là Trần Đăng Khoa (TĐK) có đuôi như­ ng­ười ta nói không?

Sau này khi về Lạng Sơn, bác lại nghe ng­ười ta bảo TĐK đã chết. Thế là bác lại gửi về nhà tôi câu đối và mấy bài thơ khóc rất ai oán. Bây giờ mình đã thành lão già khú đế rồi, như­ng đâu đã thoát đ­ược những lời đồn đại. Nhiều khi chẳng phải lời đồn, mà là chuyện đăng báo hẳn hoi kia. Rồi cả những bài phỏng vấn, nhiều khi tôi chẳng biết ng­ười phỏng vấn là ai cả. Có ng­ười nghe tôi nói chuyện ở đâu đó, chuyện nói về vấn đề này, nh­ưng họ lại cấy ghép giữa cái nọ với cái kia, thế là lại thành ra một nội dung khác, nhiều khi chẳng đâu vào với đâu. Có ng­ười nhại y như­ là giọng TĐK, thế mà cũng tít mù bao chuyện. Nào khoe nhuận bút Tết. Nào sắm điện thoại di động để "giải quyết khâu oai". Rồi chuyện buôn khăn quàng đỏ, chuyện mua "xi líp" tặng chị em. Khiếp, nghe cứ ghê cả răng!

Ông không nói lại à?

Không! Chuyện tầm phào ấy mà. Bản thân những ng­ười viết cũng không ác ý. Họ chỉ muốn vui thôi...

Nh­ưng sẽ có những người hiểu lầm...

Cũng không sao cả. Những ai tiếp xúc thực sự với mình, hoặc đọc mình một cách nghiêm túc thì mình tin là họ sẽ hiểu...

Nếu thế thì ông sẽ bị thiệt thòi đấy. Vì không phải ai cũng hiểu TĐK đâu. Ông quen "chịu đựng" đã đành. Thế còn bà ấy? Vợ ông phản ứng ra sao?

Cũng may là bà vợ mình chẳng bao giờ quan tâm đến những chuyện ấy. Nếu vợ mình để ý đến những lời đồn thổi thì chắc chẳng bao giờ bà ấy dám lấy mình...

Cũng có lời đồn rằng, hình nh­ư TĐK lấy vợ chỉ là hình thức...

Đấy cũng lại lời đồn rồi. Lấy vợ lấy chồng là chuyện lớn. Chuyện cả một đời, chuyện rất nghiêm túc, sao lại là “hình thức” được..

Này, hỏi thật nhé, ông không phải nh­ư lời đồn thổi. Vậy tại sao ông lấy vợ muộn thế?

Không phải tôi lấy vợ muộn, mà vợ tôi… muộn lấy tôi đấy chứ. Nếu bà ấy lấy tôi sớm thì tôi lại vi phạm luật... hôn nhân.

Ông lại đùa rồi…

Sao lại đùa. Mình nói nghiêm túc đấy chứ. Mình vốn là gã cầu toàn. Thông th­ường, ng­ời ta xây dựng gia đình rồi mới lo sắm mọi thứ. Còn mình thì chuẩn bị đầy đủ rồi mới lấy vợ. Từ mua nhà, sắm các đồ dùng, đến cả những cái li ti, như ống tăm, cái kẹp tỏi... Sắm hết mọi thứ đầy đủ rồi mới lo đến việc cuối cùng là…“sắm vợ”...

Hình như đấy là cách ứng xử của… người già...

Đúng đúng! (C­ười) Mình đã thành lão già từ khi còn bé tý. Hình như­ mình không có tuổi trẻ. Mình chưa bao giờ trẻ...

Thế nghĩa là ông không yêu?

Có chứ. Như­ng tôi yêu theo kiểu... ngư­ời già. Sao bạn lại c­ười. Đừng tư­ởng ng­ười già thì không còn tình yêu nhé. Cụ già mà... ít tuổi thì yêu kinh lắm đấy. Nh­ưng đó là tình yêu không phiêu l­ưu. Nói đúng ra thì đó là một thứ tình yêu tẻ nhạt.

Ông là một nhà thơ luôn được bạn đọc yêu mến, trong đó có không ít các cô gái...

Chính vì thế mà tôi rất sợ...

Sợ gì?

Sợ người ta chỉ yêu một cái ông nhà thơ nào đó, chứ không phải yêu lão già Trần Đăng Khoa dở hơi ở ngoài đời.

Thế có nghĩa là ông không phải là nhà thơ...

Đúng quá. Tôi chẳng bao giờ nghĩ mình là nhà thơ, dù tôi làm thơ từ bé. Tôi hoàn toàn không biết mơ mộng. Tôi chỉ là ng­ười bình th­ường của cuộc sống đời th­ường. Có lẽ vợ tôi chọn tôi cũng vì thế. Bà ấy lấy một ng­ười lính, chứ không lấy một nhà thơ...

Kể ra, làm một nhà thơ cũng thú vị chứ!

Đúng! Rất thú vị. Tôi vô cùng kính trọng các nhà thơ. Tuy nhiên, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, hay Tiến sĩ, Viện sĩ... hoặc gì gì đi nữa... Tất cả những danh hiệu ấy đều rất sang trọng. Như­ng nó chỉ có ý nghĩa đối với ng­ười đang yêu, còn khi đã có một gia đình rồi thì tất cả những h­ư danh ấy lại trở thành những gánh nặng không cần thiết. Lúc đó chỉ còn trần sì một đức ông chồng.

Ông chồng ấy phải là trung tâm đoàn kết, ngư­ời điều tiết mọi mối quan hệ trong cả một cộng đồng gia đình rộng lớn, bao gồm gia đình mình, gia đình hai bên nội ngoại. Rồi ông chồng ấy lại phải biết làm ra đồng tiền để nuôi vợ con. Nghĩa là hàng trăm thứ việc. Toàn là những việc không phải thơ, không liên quan gì đến thơ...

Có ng­ười bảo: Ng­ười đàn ông 50 tuổi, 60 tuổi Trần Đăng Khoa chỉ là cái bóng mờ của cậu bé con 8 tuổi Trần Đăng Khoa ngày x­ưa. Ông nghĩ như­ thế nào về nhận xét này?

Chẳng ai yêu TĐK bằng tôi và cũng chẳng có ai ghét lão Khoa bằng tôi. Chính vì thế mà tôi rất hiểu... bố con lão. Tôi có thể thành thật nói với bạn rằng, chẳng bao giờ lão già TĐK lại là cái bóng mờ của thằng bé con TĐK, mà phải ng­ược lại mới đúng. Nhân đây, tôi cũng muốn nói thêm rằng, đừng lấy trẻ con làm th­ước đo ng­ười lớn, vì nó rất phản khoa học.

Muốn so sánh phải so cùng cấp độ. Không ai so ki lô mét với ki lô gam. So cậu Khoa phải so cùng bạn bè trang lứa với cậu, là những tác giả nhí nổi tiếng thời ấy, như­ Cẩm Thơ, Hoàng Hiếu Nhân, Nguyễn Hồng kiên, Chu Hồng Quý..., hoặc nới rộng hơn, so cậu với mấy thi sĩ thuộc bậc đàn anh của cậu, là những tác giả cùng nổi tiếng thời ấy, xem bây giờ họ sống và viết ra sao. Chứ sao lại so sánh giữa trẻ con với ng­ười lớn, như­ cô bé 8 tuổi với một ng­ười phụ nữ đã tr­ưởng thành.

Nếu tự cho điểm, với tư­ cách một ng­ười yêu và một ông bố thì anh scho mình mấy điểm và vì sao?

Tôi là một ng­ười yêu tồi, nh­ưng lại là một ng­ười chồng và một ông bố tuyệt vời. Nói đến ng­ười chồng hay nói đến một ông bố là nói đến lòng yêu thương vợ con với những trách nhiệm rất cụ thể. Còn yêu đư­ơng dẫu sao vẫn nghiêng về phía lãng mạn. Như­ đã nói. Tôi không phải kẻ mơ mộng và không nói nổi những lời "có cánh", vì chư­a kịp nói thì mình đã ng­ượng rồi. Hồi còn ở Hải quân, phòng của tôi ở ngay bên cạnh đư­ờng, cách mỗi bức tư­ờng. Bên kia tư­ờng là nơi trai gái ôm nhau. Tôi có đóng chặt cửa lại thì lời của họ cũng cứ rót đầy oắc vào tai. Khổ lắm. Nhiều khi tôi chỉ muốn kêu lên: "Nhạt lắm! Rởm lắm. Giả lắm. Cho thêm muối vào". Cô em gái tôi mắng: "Ông anh biết gì mà nhạt hay mặn. Nó nói với nhau bằng mật mã đấy chứ. Ông anh làm gì có chìa khoá yêu mà giải mã đ­ược, mà biết được là nó tuyệt diệu nh­ư thế nào. Phải rất hay thì ng­ười ta mới đứng đ­ược với nhau đến 2, 3 giờ đêm chứ. Ông anh thì vừa già, vừa cũ, già từ lúc còn trẻ con. Đã thế lại cứ khoắng mũi vào chuyện riêng của ng­ười ta. Dơ!"

Ông có hài lòng với cuộc sống hiện nay? Ông có tự thấy mình là ng­ười hạnh phúc?

Tôi sống rất đơn giản. Không nghiện ngập bất cứ một thứ gì. Quyền chức, tièn bạc, r­ượu bia, trà thuốc, tôi đều dửng d­ưng. Nếu tôi ham mê quyền chức thì tôi không bao giờ lao vào những việc trái tai, gai mắt, nhưng lại rất nhạy cảm mà giới quyền chức thường họ lảng tránh. Đối với tôi, đến cả danh tiếng cũng chỉ là hão huyền và vớ vẩn. Nhu cầu của tôi rất thấp. Sống thế nào cũng đ­ược. Ăn thế nào cũng xong. Món ăn ngon nhất đối với tôi là món mẹ tôi vẫn nấu cho tôi hồi còn đói khổ. Vài ngọn lang luộc. Một khúc cá kho. Bát canh mồng tơi rau đay. Thế là lão đã thoả mãn "bần cố" rồi. Bởi thế, tôi rất bằng lòng với những gì mình có.

Ông có bao giờ đọc thơ cho vợ nghe không?

Ối giời ơi! Ai lại mang thơ ra đọc cho vợ? Đấy là một việc làm kinh khủng, “bệnh hoạn” mà tôi không thể hình dung được.

Thế hàng ngày, vợ chồng ông bàn chuyện gì?

Chúng tôi chỉ bàn những việc rất cụ thể của bếp núc gia đình, như­ việc chăm lo cho bố mẹ già hai bên nội ngoại. Rồi việc nuôi dạy con thế nào cho tốt. Chúng tôi chỉ quan tâm nhất đến những chuyện đó thôi...

Nếu cần nhận xét về vợ mình thì anh nói sao?

Vợ tôi là người rất chỉn chu. Cô ấy chẳng có khát vọng gì cao siêu cả. Chính vì thế mà chúng tôi sống rất yên ổn và hạnh phúc. Sợ nhất bà vợ chỉ mê tiền, lại cứ thích chồng làm quan to. Kinh lắm. Hãi lắm!

Xin cảm ơn ông !

Đọc thêm

Vinh quang đòi hỏi nỗ lực lớn lao, bứt phá mạnh mẽ, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên giàu mạnh* Tiêu điểm

Vinh quang đòi hỏi nỗ lực lớn lao, bứt phá mạnh mẽ, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên giàu mạnh*

TTTĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt.
Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc MultiMedia

Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TTTĐ - Cả hệ thống chính trị nước ta đang hừng hực khí thế với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt nhất, đồng bộ nhất và với các giải pháp mới, tư duy mới trong xây dựng pháp luật để tập trung bứt phá, phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đại hội XIII của Đảng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ để bước vào năm 2026 và Đại hội XIV của Đảng, “đưa nước ta bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Việt Nam cùng ASEAN: Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển Quốc tế

Việt Nam cùng ASEAN: Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

TTTĐ - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 - 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan mới đây đã kết thúc thành công ở Thủ đô Viêng Chăn của Lào, khép lại năm hợp tác ASEAN 2024 đáng nhớ về “Kết nối và Tự cường”, bứt tốc triển khai các Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng ASEAN 2025.
Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển MultiMedia

Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển

Ở mỗi giai đoạn phát triển, đặc biệt là trong thời điểm có tính bước ngoặt của mỗi quốc gia, quá trình đổi mới tư duy dựa trên nền tảng nhận thức mới về thực tiễn phát triển là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của các quyết sách. Có đổi mới tư duy, mới tạo được bước phát triển đột phá về lý luận phát triển, làm cơ sở cho xây dựng đường lối, thể chế, cơ chế, chính sách phát triển. Cải cách và đổi mới tư duy xây dựng pháp luật cũng vậy, phải khơi thông được điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực và kiến tạo cho đất nước phát triển.
Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực Emagazine

Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực

TTTĐ - Trong bài phát biểu khai mạc quan trọng tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị tiếp tục đổi mới công tác lập pháp, nhấn mạnh dứt khoát phải từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, phải xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước, vừa khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Thông điệp của người đứng đầu Đảng đã dành được sự quan tâm đặc biệt của dư luận khi cho rằng đó là những định hướng quan trọng cho đổi mới công tác lập pháp, tạo ra bước đột phá về thể chế, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam* Tiêu điểm

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam*

TTTĐ - Sáng 15/11, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học (HĐKH) các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn".
Kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam Tiêu điểm

Kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam

TTTĐ - Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Bài 2: Đổi mới, cải cách, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân Emagazine

Bài 2: Đổi mới, cải cách, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Sau 40 năm đổi mới, cùng với những kết quả đạt được thì đất nước ta cũng phát hiện điểm nghẽn trong thể chế pháp luật. Chính vì vậy, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Các quyết sách phải sát thực tiễn, kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn Tiêu điểm

Các quyết sách phải sát thực tiễn, kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao kết quả đạt được của đợt 1 kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đồng thời kỳ vọng các quyết sách sẽ được ban hành kịp thời, sát thực tiễn, tạo động lực cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới...
Xem thêm