Tag

Nhiều âu lo trước thời khắc chính thức cấm dạy thêm, học thêm

Giáo dục 13/02/2025 11:23
aa
TTTĐ - Chính thức có hiệu lực từ ngày 14.2, thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm đang khiến nhiều phụ huynh, giáo viên và học sinh “đứng ngồi không yên”. Phụ huynh mỗi người một nỗi lo, người loay hoay tìm đường học thêm hợp pháp, người thấp thỏm trước viễn cảnh con “học ít, chơi nhiều”.
Phụ huynh loay hoay tìm nơi học thêm cho con cuối cấp Nhiều trường lên kế hoạch bổ trợ cho học sinh cuối cấp TP Hồ Chí Minh triển khai Bộ tiêu chuẩn công nhận trường học số

Mỏi mắt đi tìm trung tâm “đủ điều kiện”

“Học thêm ở đâu?” là mối lo của nhiều bậc phụ huynh lúc này, khi nhiều giáo viên, trung tâm tạm thời “cửa đóng then cài”.

Theo thông tư 29, việc học thêm ngoài trường vẫn có thể diễn ra nếu được tổ chức tại các trung tâm có giấy phép hoạt động. Nhưng trên thực tế, số lượng trung tâm “đủ điều kiện” này lại ít đến mức đáng báo động. Số lượng trung tâm đã ít, theo nhiều bậc phụ huynh, vị trí các trung tâm này cũng không thuận tiện cho con mình theo học thường xuyên.

Những băn khoăn trước thời khắc chính thức cấm dạy thêm, học thêm
Học trò Hà Nội quảng bá sản phẩm địa phương nơi mình sinh sống

Tại nhiều địa phương đã diễn ra tình trạng phụ huynh phải chạy đôn, chạy đáo tìm nơi gửi gắm con em, trong khi không ít giáo viên loay hoay chuyển mình sang giảng dạy tại các cơ sở hợp pháp hoặc buộc phải “gác bút”. “Nhà tôi sống ở ngoại thành, chỉ có trung tâm dạy tiếng Anh chứ không có các môn khác. Bây giờ con buộc phải tạm dừng học hai môn chính là toán và văn vì tìm không thấy trung tâm dạy mà điều kiện gia đình có thể đáp ứng” chị Đinh Hoài (47 tuổi, hộ khẩu Đan Phượng, Hà Nội) than thở.

Học sinh trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương đều mặc áo ấm khi đến trường.
Học sinh trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương (Bà Đình, Hà Nội) trong buổi đến trường.

Cùng ý kiến với chị Hoài, chị Nguyễn Khánh Vân (40 tuổi, hộ khẩu Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, mấy hôm nay gia đình phải huy động lực lượng họ hàng tìm kiếm trung tâm dạy học uy tín, có đầy đủ giấy phép. “Cả nhà quay cuồng vì phải xem ai dạy thật, ai dạy đối phó để con được học hành đúng với số tiền mà bố mẹ đầu tư, quan trọng là không phải “đứng gánh giữa đường” vì vớ phải trung tâm dởm”, chị Khánh Vân bày tỏ.

Đáng lo hơn, khi cầu đang vượt cung, mức học phí tại nhiều trung tâm hợp pháp cũng đang tăng chóng mặt. Nhiều người cũng bày tỏ sự ái ngại, lo sợ sẽ xuất hiện “chợ đen” học thêm, nơi việc dạy và học diễn ra dưới hình thức lách luật, biến tướng. Gia sư bắt đầu dạy chui dưới danh nghĩa “kèm cặp tự nguyện”, các nhóm học tập tự phát mọc lên như nấm tại các quán cà phê, khu chung cư… Nếu không có biện pháp, giải pháp cụ thể, hiệu quả, việc cấm dạy thêm, cũng có thể chỉ là “ném đá ao bèo”.

Nỗi lo quản lý con

Song song với áp lực tìm kiếm lớp học thêm phù hợp, nhiều bậc phụ huynh đứng trước nỗi lo hiện hành khác: con cái sẽ làm gì nếu quỹ thời gian rảnh rỗi quá lớn?

Vốn biết rằng, ngoài chuyện học, nhiều gia đình cũng đầu tư cho con rèn luyện nhiều kỹ năng, bộ môn như thể thao, âm nhạc, hội hoạ… Tuy nhiên, trong quỹ thời gian trống vì bố mẹ phải tìm nơi học mới, học sinh có thể bắt đầu mê mẩn với “người bạn tâm giao” là điện thoại hay máy tính.

Từ lâu, phụ huynh đã có nỗi ám ảnh “thâm căn cố đế” với cảnh con mình ôm khư khư thiết bị công nghệ cả ngày. Nhiều người ví von rằng, khi “cải cách” học thêm, tiệm Internet là kẻ hưởng lợi nhiều nhất.

Tại các lớp học, những bài giảng kỹ năng sống liên quan mật thiết đến sức khỏe, thời tiết được các cô thường xuyên xây dựng cho học sinh.
Tại các lớp học, những bài giảng kỹ năng sống liên quan mật thiết đến sức khỏe, thời tiết được các cô giáo trường TH Nguyễn Tri Phương hướng dẫn học sinh.

Chị Nguyễn Thị Hương, một phụ huynh có con đang học lớp 9 tại Hà Nội lo lắng: “Cháu nhà tôi vốn thích chơi game. Giờ không còn học thêm, xung quanh trường rất nhiều quán chơi game, chỉ sợ nó dành toàn bộ thời gian ở đó. Mình đi làm cả ngày, đâu thể kè kè ở nhà mà quản lý, cũng không thể quản thúc con quá đáng vì đang ở độ tuổi nhạy cảm”.

Việc khuyến khích văn hoá tự học đã được triển khai nhiều năm, nhưng theo nhiều người chưa có sự cải tiến thực sự. “Mình từng trải qua nhiều đợt ôn thi, việc tự học và tạo động lực học nghe có vẻ dễ, nhưng thực chất để nó trở thành thói quen thì cần một hành trình rất dài. Bản thân những người vốn đam mê với game như mình, để từ bỏ là điều không dễ dàng. Nhiều em hẳn sẽ có suy nghĩ như mình ngày xưa “nước đến chân thì nhảy, nước đến cổ thì bơi”, chưa vấp nhiều chưa sợ” - bạn Quang Long (22 tuổi, Hà Nội) chia sẻ.

Các em chuẩn bị những tiết mục văn nghệ trong phần thì nhằm tăng sự thu hút, đồng thời khuấy động sân khấu.
Họ sinh huyện Thanh Oai và những tiết mục văn nghệ trong phần thi tìm hiểu văn hóa lịch sử dân tộc

Việc cải cách, trấn chỉnh lại việc học thêm, dạy thêm tư nhân, tự phát là một bước đi lớn của ngành giáo dục nhằm giảm tải áp lực học hành và ngăn chặn tiêu cực. Tuy nhiên, nếu không có hệ thống giáo dục bổ trợ hợp lý, có những giải pháp hỗ trợ thiết thực, hoạt động thay thế hữu ích việc thay đổi này có thể đẩy phụ huynh vào cảnh chật vật tìm lớp, học sinh vào vòng xoáy “rảnh rỗi” đầy cám dỗ.

Thông tư 29 không chỉ đặt ra bài toán quản lý giáo dục, mà còn đặt trên vai các bậc phụ huynh một nhiệm vụ mới: Làm thế nào để con cái không “rảnh rỗi sinh nông nổi”?

Anh Vũ

Đọc thêm

Bộ GD&ĐT chưa công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Bộ GD&ĐT chưa công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Trước một số thông tin lan truyền trên mạng về đáp án môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, 18h30 ngày 30/6, Bộ GD&ĐT ra thông báo khẳng định, đây là thông tin không đúng.
Sôi nổi vòng Chung kết giải đấu tranh biện tiếng Anh tại Hà Nội Giáo dục

Sôi nổi vòng Chung kết giải đấu tranh biện tiếng Anh tại Hà Nội

TTTĐ - Sau ba vòng loại khu vực, Vòng Chung kết toàn quốc giải tranh biện tiếng Anh Vietnamese Scholars Debating Championship 2025 được tổ chức tại Hà Nội đầy sôi nổi và hào hứng.
VinUni tổ chức lễ tốt nghiệp cho gần 150 sinh viên “thế hệ kiên cường” Giáo dục

VinUni tổ chức lễ tốt nghiệp cho gần 150 sinh viên “thế hệ kiên cường”

TTTĐ - Trong số gần 150 tân khoa khóa 2 của Trường Đại học VinUni, có tới 55% sinh viên được tuyển dụng trước lễ tốt nghiệp bởi các tập đoàn danh tiếng như: Google, Qualcomm, Boston Consulting Group (BCG), Unilever, P&G, VinRobotics…; 26% sinh viên trúng tuyển chương trình sau đại học tại các trường hàng đầu thế giới, trong đó gần một nửa thuộc nhóm đại học Top 20 toàn cầu.
Khi nào công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025? Giáo dục

Khi nào công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025?

TTTĐ - Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ được công bố sớm hơn năm ngoái 1 ngày.
Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp giao quyền tự chủ nhiều hơn Giáo dục

Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp giao quyền tự chủ nhiều hơn

TTTĐ - Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp giao quyền tự chủ nhiều hơn cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), cấp tỉnh và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
3 thí sinh sử dụng AI để giải đề thi tốt nghiệp THPT 2025 Giáo dục

3 thí sinh sử dụng AI để giải đề thi tốt nghiệp THPT 2025

TTTĐ - Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có 3 thí sinh dùng điện thoại, chụp đề thi tốt nghiệp rồi nhờ AI giải, 1 em khác dùng camera đính ở tay áo gửi đề ra ngoài.
Thí sinh “sốc” trước độ khó của đề thi, Bộ GD&ĐT đã có phản hồi Giáo dục

Thí sinh “sốc” trước độ khó của đề thi, Bộ GD&ĐT đã có phản hồi

TTTĐ - Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, 17h chiều 27/6, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì cuộc họp.
41 thí sinh vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

41 thí sinh vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 ghi nhận 41 thí sinh bị đình chỉ thi do sử dụng tài liệu và mang điện thoại vào phòng thi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội: An toàn, chủ động, nghiêm túc, tất cả vì quyền lợi thí sinh Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội: An toàn, chủ động, nghiêm túc, tất cả vì quyền lợi thí sinh

TTTĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính thức khép lại khi các thí sinh chương trình Giáo dục phổ thông 2006 hoàn thành bài thi Ngoại ngữ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội ghi dấu với sự an toàn, nghiêm túc, chủ động, tất cả vì quyền lợi của thí sinh.
Các môn tự chọn chú trọng đánh giá năng lực, phân hóa rõ Giáo dục

Các môn tự chọn chú trọng đánh giá năng lực, phân hóa rõ

TTTĐ - Là kỳ thi đầu tiên của chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đề thi các môn tự chọn được đánh giá chung là có cấu trúc mới mẻ, theo định hướng phát triển năng lực người học và sự phân hóa rõ ràng sau mỗi câu hỏi.
Xem thêm