Tag

Nhiều chính sách đột phá, chưa có tiền lệ cho kinh tế tư nhân

Thị trường - Tài chính 15/05/2025 21:44
aa
TTTĐ - Theo đánh giá của đại biểu Quốc hội, Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp mang tính chất đột phá, chưa có tiền lệ dành cho kinh tế tư nhân. Người dân và doanh nghiệp hết sức quan tâm, mong đợi các chính sách này sớm được cụ thể hóa.
Tháo gỡ ngay các vấn đề cấp bách tác động đến kinh tế tư nhân Ngày 16/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận cơ chế đặc thù cho kinh tế tư nhân

Đánh dấu bước ngoặt về tư duy

Chiều 15/5, Quốc hội thảo luận ở tổ dự thảo luận về dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.

Thảo luận về cơ chế, chính sách cho kinh tế tư nhân tại tổ 13 (gồm đoàn Hậu Giang, Bắc Ninh, Đắk Lắk, Lào Cai), đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (đoàn Bắc Ninh) đánh giá, Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân là một văn kiện có tính lịch sử thể hiện quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết đánh dấu bước ngoặt về tư duy, nhận thức và hành động của Đảng, Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân; khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là lựa chọn sống còn để thúc đẩy sản xuất vật chất, phát triển về kinh tế, xã hội, tạo sức bật về trình độ công nghệ, đào tạo nghề, gia tăng khả năng hấp thụ vốn, thúc đẩy năng suất lao động, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

Nhiều chính sách đột phá, chưa có tiền lệ cho kinh tế tư nhân
Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (đoàn Bắc Ninh)

"Nghị quyết 68 đưa ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp mang tính chất đột phá, chưa có tiền lệ. Người dân và doanh nghiệp hết sức quan tâm, mong đợi các chính sách này sớm được cụ thể hóa. Vì vậy người dân, đặc biệt là khối các doanh nghiệp rất kỳ vọng vào Nghị quyết của Quốc hội lần này", đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo nhấn mạnh.

Đánh giá chung về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân, đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng, dự thảo Nghị quyết đã bảo đảm được nguyên tắc bao trùm về các nội dung cốt lõi như: Cải thiện môi trường kinh doanh; nguyên tắc xử lý sai phạm và giải quyết các vụ việc cũng như là một số cơ chế, chính sách cho cộng đồng doanh nghiệp liên quan đến đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ...

Mặt khác, dự thảo Nghị quyết cũng đã có những nội dung rất cụ thể, hướng tới những chính sách rất cụ thể, đặc thù để tạo động lực và hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, đại biểu cũng cho rằng, cần cụ thể hóa hơn nữa bằng các quy định tại các luật, bộ luật hoặc văn bản hướng dẫn.

Kéo dài thời gian miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp

Cũng tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Như So (đoàn Bắc Ninh) đánh giá cao dự thảo Nghị quyết đã bước đầu thể chế hoá nhiều chủ trương lớn, quan trọng được Đảng đề ra tại Nghị quyết số 68-NQ/TW, đặc biệt là quan điểm xác lập khu vực kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhiều chính sách đột phá, chưa có tiền lệ cho kinh tế tư nhân
Đại biểu Nguyễn Như So (đoàn Bắc Ninh)

“Dự thảo cho thấy tư duy đổi mới trong hoạch định chính sách, với cách tiếp cận toàn diện, đồng bộ trên nhiều phương diện cốt lõi như đất đai, thuế, tín dụng, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực và cải cách thủ tục hành chính.

Đây là bước đi rất đáng ghi nhận, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Nhà nước trong việc tạo lập môi trường thuận lợi, bình đẳng và minh bạch cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững, lâu dài”, đại biểu Nguyễn Như So đánh giá.

Góp ý cụ thể để Nghị quyết thực sự phát huy hiệu quả khi đi vào thực tiễn, đại biểu Nguyễn Như So đề nghị cần nâng thời hạn miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên 5 năm, sau đó tiếp tục giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm kế tiếp (tại khoản 1 Điều 10), để tạo “không gian tài chính” đủ dài cho nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Theo đại biểu phân tích, việc chỉ miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm và giảm 50% thuế trong 4 năm tiếp theo như dự thảo luật là quá ngắn so với chu kỳ phát triển thực tế của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; chưa tạo động lực đủ mạnh để khuyến khích doanh nghiệp tích luỹ nội lực, đầu tư cho nghiên cứu phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ông So cho rằng, đặc thù của nhóm doanh nghiệp này là phải đầu tư rất lớn và kéo dài cho các hoạt động như: Nghiên cứu, phát triển sản phẩm, thử nghiệm mô hình kinh doanh, xây dựng công nghệ lõi, tuyển dụng và giữ chân đội ngũ nhân sự chất lượng cao, đồng thời phải liên tục điều chỉnh để thích nghi với biến động của thị trường. Trong suốt quá trình đó, họ phải chấp nhận nguy cơ thua lỗ cao và kéo dài, thậm chí có thể không có lãi trong 5-7 năm đầu.

“Chính sách thuế cần được thiết kế theo hướng thực sự đồng hành với doanh nghiệp trong suốt giai đoạn hình thành và tích luỹ nội lực ban đầu, thay vì dừng lại ở hỗ trợ ngắn hạn. Việc kéo dài thời gian miễn, giảm thuế sẽ tạo dư địa tài chính quan trọng, giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực cho đổi mới sáng tạo.

Đây chính là một giải pháp thiết thực để Nhà nước thể hiện vai trò kiến tạo, nuôi dưỡng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lực lượng tiên phong góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững”, đại biểu Nguyễn Như So nhấn mạnh.

Đại biểu cũng đề nghị cần nâng thời hạn miễn thuế thu nhập cá nhân lên 5 năm đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các chuyên gia, nhà khoa học nhận được từ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (tại khoản 3 Điều 10), bởi đây là lực lượng nòng cốt, trực tiếp tạo ra giá trị công nghệ, đổi mới sáng tạo và đưa sản phẩm ra thị trường.

Dẫn chứng thực tiễn, ông Nguyễn Như So nêu rõ, nhiều quốc gia có chính sách cạnh tranh rất mạnh mẽ trong lĩnh vực này. Như Thái Lan miễn thuế thu nhập cá nhân tới 10 năm cho nhà đầu tư và chuyên gia làm việc trong 10 lĩnh vực công nghệ - sáng tạo chiến lược.

“Nếu chúng ta không có chính sách đủ hấp dẫn, cạnh tranh thì sẽ bỏ lỡ cơ hội thu hút nhân tài và khó tạo được bước đột phá về công nghệ trong dài hạn”, đại biểu Nguyễn Như So cho biết.

Tại tổ 13, các cũng đặc biệt nhấn mạnh vấn đề tổ chức thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Bộ Chính trị. Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội đã giao trách nhiệm cho các cơ quan chức năng ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết.

Tuy nhiên, các đại biểu cũng đề nghị cần đặc biệt lưu ý vấn đề tiếp cận chính sách, điều kiện hưởng chính sách để đảm bảo các chính sách thực sự đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả cao.

Đại biểu cũng đề nghị cần nghiên cứu, bổ sung nội dung về việc thiết lập thể chế đại diện và cơ chế tham vấn chính sách có hiệu lực, hiệu quả với cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp.

Theo đó, doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân cần được công nhận là đối tác chính thức trong quá trình xây dựng và hoạch định các chính sách kinh tế có liên quan.

Việc tham vấn doanh nghiệp hiện nay phần lớn còn mang tính hình thức, thiếu chiều sâu và ít phản hồi chính sách rõ ràng. Vì vậy, cần có cơ chế lấy ý kiến doanh nghiệp một cách thực chất, có quy trình minh bạch, thời gian hợp lý và nghĩa vụ phản hồi rõ ràng từ phía cơ quan Nhà nước.

Các kết quả tổng hợp ý kiến cần được báo cáo định kỳ lên Quốc hội, Chính phủ và công khai trong quá trình xây dựng chính sách nhằm tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Đọc thêm

Trang bị kiến thức chuyển đổi số cho tiểu thương chợ truyền thống Thị trường - Tài chính

Trang bị kiến thức chuyển đổi số cho tiểu thương chợ truyền thống

TTTĐ - Trong bối cảnh cuộc cách mạng số diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ sản xuất, dịch vụ cho đến thương mại. Tuy nhiên, bên cạnh những bước tiến đáng kể trong môi trường số hóa, lực lượng tiểu thương tại các chợ truyền thống, vốn là nhóm đối tượng yếu thế trong hệ sinh thái số, đang đứng trước nhiều thách thức để thích nghi và phát triển.
Giảm 2% thuế VAT, mở rộng nhiều lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế Thị trường - Tài chính

Giảm 2% thuế VAT, mở rộng nhiều lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế

TTTĐ - Sáng 17/6, với 452/453 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Quyết định 7 vị trí làm Khu thương mại tự do Đà Nẵng Kinh tế

Quyết định 7 vị trí làm Khu thương mại tự do Đà Nẵng

TTTĐ - Khu thương mại tự do Đà Nẵng với 7 khu chức năng tại quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang.
TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giải ngân 30% vốn đầu tư công vào cuối quý II/2025 Thị trường - Tài chính

TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giải ngân 30% vốn đầu tư công vào cuối quý II/2025

TTTĐ - Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh vừa có ý kiến chỉ đạo về chỉ tiêu giải ngân vốn đầu tư công quý II/2025, trong đó yêu cầu đạt tối thiểu 30% trên tổng kế hoạch vốn được giao.
Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền Thị trường - Tài chính

Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 88/CĐ-TTg ngày 12/6/2025 về việc tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng.
HDBank hợp tác cùng BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững Thị trường - Tài chính

HDBank hợp tác cùng BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững

TTTĐ - Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) vừa tổ chức ký kết Hợp đồng Vay phụ với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với hạn mức tín dung ban đầu 500 tỷ đồng, để cho vay lại nguồn vốn tín dụng Dự án Tài chính Nông thôn (TCNT) và Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững (VnSAT), do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ.
Giá xăng RON95-III tăng lên sát ngưỡng 20.000 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III tăng lên sát ngưỡng 20.000 đồng mỗi lít

TTTĐ - Bộ Công thương vừa ban hành văn bản hỏa tốc gửi các thương nhân đầu mối và phân phối xăng dầu về việc điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước.
Quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ, cá nhân Thị trường - Tài chính

Quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ, cá nhân

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 117/2025/NĐ-CP quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ, cá nhân.
Sacombank góp phần thúc đẩy kinh tế số Thị trường - Tài chính

Sacombank góp phần thúc đẩy kinh tế số

TTTĐ - Hưởng ứng chiến lược phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Sacombank vẫn giữ vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy hành vi tiêu dùng. Năm nay, ngân hàng tiếp tục với vai trò nhà tài trợ Bạc cho chương trình “Ngày không tiền mặt” 2025 - do Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), Thời báo Ngân hàng, Báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh và Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) tổ chức với chủ đề “Thanh toán không tiền mặt thúc đẩy kinh tế số”.
Nhiều chương trình giảm giá, ưu đãi lên đến 100% giá trị hàng hóa Thị trường - Tài chính

Nhiều chương trình giảm giá, ưu đãi lên đến 100% giá trị hàng hóa

TTTĐ - Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia năm 2025 - Vietnam GrandSale 2025 sẽ diễn ra từ ngày 14/6 đến 14/7 trên phạm vi toàn quốc.
Xem thêm