Tag

Nhiều người trẻ mắc nợ dù thu nhập ổn định

Nhịp sống trẻ 22/11/2022 14:00
aa
Có thu nhập ổn định so với bạn bè đồng trang lứa nhưng nhiều người trẻ đang rơi vào vòng xoáy nợ nần khi thường phải vay tiền trước khi đến kỳ lương do tiêu hết tiền cho những cuộc vui, quá tay trong chi tiêu cá nhân hay mua sắm không tính toán.
Đằng sau việc cày cuốc, kiếm tiền khi còn trẻ

Chi tiêu không kiểm soát

Cuộc sống hiện đại cùng những nhu cầu ngày một ra tăng khiến không ít bạn trẻ thường xuyên gặp các vấn đề tài chính do quản lý tiền bạc sai cách. Dù nhận định được cách chi tiêu của mình có vấn đề, phần lớn vẫn loay hoay để khắc phục.

Không có kế hoạch hay nguyên tắc chi tiêu cụ thể, Bảo Ngọc (26 tuổi, sống tại quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết cô thường mua đồ phần lớn dựa theo cảm hứng dù sớm biết khoản chi này có thể không cần thiết.

“Mỗi buổi sáng đi làm, mình thường ăn sáng rồi uống cà phê hoặc sinh tố rồi mới đi làm, như vậy là mình sẽ tốn khoảng từ 70.000 - 100.000 đồng. Đến trưa, mình tốn thêm 50.000 - 100.000 đồng ăn ngoài, chiều "vui miệng" gọi trà sữa với đồng nghiệp. Đôi lúc đi làm về lại mua gì đó ăn vặt, chưa kể mua sắm linh tinh. Có những ngày mình tiêu ít hơn, có ngày còn vượt con số này nhiều lần”, Bảo Ngọc nói.

Nhiều người trẻ mắc nợ dù thu nhập ổn định
Giới trẻ đang rơi vào vòng xoáy chi tiêu không kiểm soát

Cô gái 26 tuổi cho rằng vấn đề lớn nhất của bản thân là không biết kiềm chế, “kiếm đồng nào xào đồng ấy”. Đến thời điểm này của tháng 11, Bảo Ngọc đã tiêu khoảng 20 triệu đồng, vượt thu nhập 14 triệu của cô mỗi tháng. Ngoài ăn uống linh tinh, đi cà phê cùng bạn bè, cô rất thích mua sắm quần áo và son.

“Mình chưa có kế hoạch gì dài hạn, cũng chưa lập gia đình nên tiền kiếm được chỉ để dùng cho bản thân, không có nhiều áp lực. Vì vậy, cứ thấy thích gì là mình mua luôn, nếu không đủ tiền thì tặc “mượn tạm bạn rồi tháng sau trả”. Vì thế, dù đã đi làm cả năm nay, mình vẫn không để ra được đồng nào, thậm chí là còn đang nợ”, Bảo Ngọc chia sẻ.

Tương tự, Ngọc Huyền (25 tuổi, freelancer) cũng cắn rứt mỗi khi nhẩm tính về số tiền đã bỏ ra trong tháng.

“Mình không tốn quá nhiều vào chi phí ăn uống do gia đình mình ở Hà Nội. Nhưng thi thoảng, có những cuộc hẹn với bạn bè cũng tốn đến cả triệu bạc. Mình cũng là “con nghiện” mua sắm online nữa nên là vào những dịp sale, tiền của mình cứ không cánh mà bay”, Ngọc Huyền nói.

Nhiều người trẻ mắc nợ dù thu nhập ổn định
Là một "con nghiện" mua sắm, Ngọc Huyền bỏ ra gần như toàn bộ số lương của mình cho sở thích này

Cứ như vậy, những món đồ mỹ phẩm, quần áo và những phụ kiện nhỏ xinh khiến Ngọc Huyền thường xuyên tiêu khoảng trên 10 triệu đồng mỗi tháng hoặc thậm chí hơn so với mức thu nhập hiện tại của cô.

“Có tháng, mình để dành ra được một ít thì bạn rủ đi du lịch, thế là tiền tiết kiệm lại trở về con số 0. Nhiều khi nghĩ lại, mình thấy rõ ràng mục này, mục kia không đáng bỏ tiền ra nhưng không hiểu sao vẫn hành động ngược lại”, cô gái 25 tuổi bày tỏ.

Tiêu tiền đề giải tỏa căng thẳng

Thường xuyên gặp áp lực công việc, “tiêu tiền” là một trong những cách mà giới trẻ lựa chọn để giải tỏa, lấy lại cân bằng trong cuộc sống.

Tự nhận là người không biết quản lý tài chính, Nguyễn Long (25 tuổi, nhân viên sale) thường xuyên lao đao dù có mức lương ổn khoảng 15 triệu đồng mỗi tháng. Một tuần, chàng trai trẻ thường ăn ngoài 4 - 5 lần với mỗi lần từ 200.000 - 400.000 đồng/bữa, đặc biệt mỗi khi cảm thấy buồn phiền, mệt mỏi trong công việc, cuộc sống.

Ngoài những bữa ăn “xả stress”, Long có thói quen đến quán cà phê làm việc, uống nước khoảng 50.000 - 70.000 đồng mỗi lần. Có thời điểm trong một tuần, chàng trai trẻ ôm máy tính tới quán cả 7 ngày.

Long cho biết đã thử nhiều phương pháp tiết kiệm, từ gửi tiền online, cài ứng dụng kiểm soát chi tiêu song đều không thành công. Mỗi khi gặp vấn đề tâm lý, anh sẽ ưu tiên chiều chuộng bản thân trước rồi tính đến tiền bạc sau.

“Ban đầu, mình nghĩ mấy đồ như cà phê thì chẳng đáng bao nhiêu, có thể dễ dàng kiểm soát. Tuy nhiên khi đã thành thói quen thì thật sự rất khó bỏ, hôm nào không có thì chẳng còn tinh thần làm việc. Mà dùng hàng ngày thì quả thực khá tốn kém”, Long chia sẻ.

Nhiều người trẻ mắc nợ dù thu nhập ổn định
Công việc căng thẳng là một trong những lý do khiến Hà Linh tiêu tiền không kiểm soát

Chung nỗi niềm với Nguyễn Long, Hà Linh (24 tuổi, sống tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chọn cách mua quần áo, đi spa hoặc làm móng mỗi khi gặp căng thẳng. Với thu nhập 13 triệu đồng mỗi tháng và đang sống chung cùng gia đình, cô gái trẻ vẫn rơi vào cảnh “cháy túi” trước khi nhận lương.

“Có lẽ, do suy nghĩ rằng công việc của mình như vậy đã ổn định, lại có gia đình ở đằng sau nên mình cứ chi tiêu linh tinh. Bên cạnh đó, mình cũng thích tụ tập ăn uống với bạn bè, đồng nghiệp. Đi ăn món chính rồi lại đi cà phê, mỗi buổi đi chơi như vậy ngốn của mình khoảng 300.000 - 500.000 đồng. Đi làm gần 3 năm nay, từ khi mức lương khởi điểm 5 triệu mỗi tháng đến khi có thu nhập ổn định hơn như bây giờ, bài toán chi tiêu vẫn làm mình thực sự đau đầu”, Hà Linh bày tỏ.

Phạm Thành

Đọc thêm

Mỗi tình nguyện viên là một tấm gương về tác phong chuyên nghiệp Camera 360 trẻ

Mỗi tình nguyện viên là một tấm gương về tác phong chuyên nghiệp

TTTĐ - Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang đề nghị, 100% tình nguyện viên hoàn thành các khóa học trực tuyến về “Bình dân học vụ số” và “Thanh niên tình nguyện hỗ trợ chính quyền địa phương hai cấp”. Mỗi tình nguyện viên phải là một tấm gương về tác phong chuyên nghiệp: Nắm vững nguyên tắc, không làm thay nhiệm vụ chuyên môn, không vượt quyền, bảo mật thông tin, nhưng luôn sẵn sàng, tận tình hỗ trợ người dân.
"Cao điểm xanh" trên Dự án đường dây 500kV Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2025

"Cao điểm xanh" trên Dự án đường dây 500kV

TTTĐ - Những ngày tháng Bảy nắng rát, giữa núi rừng Tây Bắc, màu áo xanh tình nguyện lại rợp bóng trên các cung đường thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên. Đó không chỉ là hành trình hỗ trợ kỹ thuật, phát quang tuyến điện, mà còn là biểu hiện sống động của một đợt thi đua cao điểm - nơi thanh niên mang tinh thần xung kích, sáng tạo cùng hòa vào mạch chảy công trình trọng điểm quốc gia.
Cán bộ trẻ “chuyển mình” góp sức vận hành chính quyền 2 cấp Camera 360 trẻ

Cán bộ trẻ “chuyển mình” góp sức vận hành chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Sau khi cả nước thực hiện việc tinh gọn bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, nhiều người trẻ được giao đảm nhiệm công việc mới. Họ đã nhanh chóng thích ứng, tích cực “chuyển mình” để góp sức trẻ vào công cuộc lớn của đất nước.
Thanh niên xung kích “chia lửa” cùng chính quyền 2 cấp Camera 360 trẻ

Thanh niên xung kích “chia lửa” cùng chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Trong những ngày đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, tại các phường, xã mới của TP Hồ Chí Minh, hình ảnh những đoàn viên, thanh niên khoác áo xanh tình nguyện đồng hành cùng người dân thực hiện thủ tục hành chính đã trở nên quen thuộc và gần gũi.
Chạm vào thế giới khoa học diệu kỳ Tôi yêu Hà Nội

Chạm vào thế giới khoa học diệu kỳ

TTTĐ - Mùa hè không chỉ có tiếng ve và những chuyến du lịch, với hàng trăm em nhỏ Thủ đô, mùa hè còn là cơ hội để bước vào một thế giới mới, thế giới của những thí nghiệm kỳ thú, những khám phá không giới hạn và cả những tình bạn mới bắt đầu từ tình yêu với khoa học.
Tiếp sức chính quyền, gỡ khó cùng người dân Tôi yêu Hà Nội

Tiếp sức chính quyền, gỡ khó cùng người dân

TTTĐ - Từ đầu tháng 7/2025, tuổi trẻ xã Suối Hai (TP Hà Nội) đã nhanh chóng vào cuộc, thể hiện tinh thần xung kích đúng như khẩu hiệu của mình: “Vào việc ngay - không ngại khó!”, hỗ trợ người dân làm thủ tục hành chính.
Phục vụ Nhân dân bằng công nghệ và cả trái tim Tôi yêu Hà Nội

Phục vụ Nhân dân bằng công nghệ và cả trái tim

TTTĐ - Ngay từ những ngày đầu mô hình chính quyền địa phương hai cấp được triển khai tại xã Ô Diên (TP Hà Nội), hình ảnh những đoàn viên trong màu áo xanh tình nguyện cần mẫn hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến đã trở nên quen thuộc tại điểm phục vụ hành chính công của xã.
Nam sinh vô địch “Tin học văn phòng” chuẩn bị sang Mỹ tranh tài Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nam sinh vô địch “Tin học văn phòng” chuẩn bị sang Mỹ tranh tài

TTTĐ - Vượt qua hàng ngàn thí sinh xuất sắc, Nguyễn Minh Đức sinh viên ngành Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ Nhân tạo, Đại học Bách khoa Hà Nội đã trở thành một trong 6 Quán quân quốc gia cuộc thi Vô địch Tin học văn phòng thế giới – Viettel (MOS World Championship – Viettel) 2025. Đức cũng là đại diện của Việt Nam tranh tài tại chung kết Vô địch Tin học văn phòng thế giới diễn ra tại Mỹ từ ngày 27 đến 30/7 tới.
Cơ hội vàng cho Gen Z theo đuổi ước mơ kỹ sư chuẩn Nhật Nhịp sống trẻ

Cơ hội vàng cho Gen Z theo đuổi ước mơ kỹ sư chuẩn Nhật

TTTĐ - Trong dòng chảy đổi mới giáo dục đại học, ngày càng nhiều bạn trẻ Gen Z tìm đến những chương trình đào tạo có chiều sâu học thuật, ứng dụng thực tiễn cao và đặc biệt là khả năng hội nhập quốc tế. Một trong những điểm đến đang tạo ấn tượng mạnh với học sinh, sinh viên cả nước chính là ngành Kỹ thuật xây dựng - hệ kỹ sư (ECE) của Trường Đại học Việt Nhật (VJU), Đại học Quốc gia Hà Nội.
"Áo xanh" góp sức trẻ để vận hành hiệu quả chính quyền 2 cấp Tôi yêu Hà Nội

"Áo xanh" góp sức trẻ để vận hành hiệu quả chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Các đoàn viên, thanh niên phường Long Biên đã hăng hái tham gia phát số thứ tự, hướng dẫn người dân vào đúng các quầy để làm thủ tục, hướng dẫn hoặc hỗ trợ người dân nộp hộ hồ sơ, hỗ trợ đăng ký tài khoản VNeID… Đây là việc làm thiết thực phát huy sức trẻ trong bối cảnh chính quyền địa phương hai cấp chính thức vận hành.
Xem thêm