Tag

Những bữa trưa "đắt đỏ" của lao động gen Z

Nhịp sống trẻ 14/03/2025 05:08
aa
TTTĐ - Giá cả của các dịch vụ ăn uống leo thang trong khi thu nhập không mấy cải thiện, nhiều nhân viên gen Z phải tìm cách xoay xở để không mất cân bằng chi tiêu.
Gen Z làm gì để giảm stress trước áp lực công việc? Ca sĩ Gen Z tuổi trẻ tài năng Cùng Gen Z truyền cảm hứng về thông điệp sống xanh

Áp lực từ những bữa trưa

50.000 đồng là số tiền mà Đào Thùy Dung (24 tuổi, làm việc tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) phải bỏ ra khi ăn trưa tại một quán gần công ty. Những hôm đi ăn cùng đồng nghiệp, chi phí có thể lên tới 70.000 - 80.000 đồng, bao gồm một phần ăn trưa và ly nước.

Ra trường năm 2023, đi làm gần 2 năm nhưng lương tháng của Thùy Dung cho đến nay mới chỉ tăng thêm hơn 1 triệu đồng. Những bữa trưa đắt đỏ khiến cô gái trẻ ngày càng ngại ngần ăn ngoài với đồng nghiệp và hạn chế tụ tập bạn bè.

Những bữa trưa đắt đỏ của lao động gen Z
Thùy Dung ngày càng cảm thấy khó khăn trong việc cân đối khoản ăn trưa bên ngoài khi đi làm

"Thời gian gần đây khi đi làm, mình chỉ ăn ở ngoài 1 lần. Thậm chí có tuần, mình chỉ mang đồ ăn trưa từ nhà đến cơ quan để tiết kiệm", Thùy Dung nói.

Không chỉ riêng Thùy Dung, nhiều dân văn phòng tại Hà Nội ngày càng cảm thấy khó khăn trong việc cân đối khoản ăn trưa bên ngoài khi đi làm. Một số phải lựa chọn các phương án tiết kiệm hơn hoặc tự nấu nướng.

Thùy Dung hiện làm việc tại vị trí marketing với mức lương gần 10 triệu đồng/tháng. Khoảng 3 tháng trước, công ty cô chuyển văn phòng từ quận Hà Đông sang quận Hoàn Kiếm - nơi giá ăn trưa nhìn chung nhỉnh hơn.

Cô gái sinh năm 2001 cho biết, một bán bún hay một phần cơm bụi ở quận Hà Đông giá khoảng 35.000 - 40.000 đồng. Nhưng khi sang quận Hoàn Kiếm, giá các món tương tự cao hơn 10.000 - 15.000 đồng.

"Với những người mới ra trường như mình, lương cho vị trí marketing trung bình 9 - 11 triệu đồng/tháng. Nếu ngày nào cũng ăn trưa bên ngoài với giá khoảng 50.000 đồng, mỗi tháng cũng phải tốn 1,2 triệu đồng. Đó là chưa kể đến tiền ăn sáng, tiền ăn vặt các buổi chiều cùng đồng nghiệp", cô tính toán.

Tương tự Thùy Dung, Gia Bảo (23 tuổi, nhân viên bán hàng tại quận Đống Đa) nhận thấy chi phí ăn uống đang có sự thay đổi rõ rệt. Sau Tết, những quán ăn trưa Bảo thường ăn tăng giá 10 - 20% so với trước kia.

Những bữa trưa đắt đỏ của lao động gen Z
Giá cả của các dịch vụ ăn uống leo thang trong khi thu nhập không mấy cải thiện, nhiều nhân viên gen Z phải tìm cách xoay xở để không mất cân bằng chi tiêu

Với đặc thù của ngành sale, thu nhập của Gia Bảo chủ yếu phụ thuộc vào lương cố định và hoa hồng. Tuy nhiên, mức lương cố định gần như không có sự biến động so với năm ngoái, trong khi khoản hoa hồng có xu hướng giảm sút đáng kể.

Theo Gia Bảo, giá bữa trưa tăng cao một phần xuất phát từ tình hình kinh tế đang có dấu hiệu chậm lại. "Mình hy vọng trong thời gian tới, công ty sẽ làm ăn tốt hơn để chính sách tiền lương có sự điều chỉnh, phù hợp với mức độ tăng trưởng của chi phí sinh hoạt đang leo thang như hiện nay", chàng trai trẻ bày tỏ.

Xoay sở ứng phó

Với mức lương hơn 15 triệu đồng mỗi tháng, Thanh Hồng (nhân viên hành chính) từng chi tiêu khá thoải mái. Buổi trưa, Hồng thường gọi giao đồ ăn hoặc cùng đồng nghiệp đi ăn cơm suất, mỳ, phở... giá dao động 50.000 - 70.000 đồng.

Tuy nhiên, khoảng nửa năm trở lại đây, đặc biệt là sau Tết, vẫn món cũ, quán quen, Hồng thấy giá cả dần nhỉnh lên, trung bình 5.000 - 15.000 đồng/món. Trong khi đó, thu nhập lại không thay đổi.

"Tiền ăn trưa bên ngoài ngày càng chiếm một khoản lớn trong thu nhập của mình, ảnh hưởng đến việc tiết kiệm. Tuy nhiên, vì công việc bận rộn, mình gần như không thể nấu cơm đem đi làm", Thanh Hồng chia sẻ.

Không thể thay đổi quá nhiều quỹ ăn trưa, Thanh Hồng đành giảm dần tần suất mua sắm, cà phê cùng bạn bè.

Những bữa trưa đắt đỏ của lao động gen Z
Không thể thay đổi quá nhiều quỹ ăn trưa, Thanh Hồng đành giảm dần tần suất mua sắm, cà phê cùng bạn bè

Còn Lan Anh (24 tuổi, sống tại quận Đống Đa, Hà Nội), ngoài cố gắng tự mang cơm nhà đi ăn trưa, cô gái trẻ còn đổi sang mua các món ăn nhanh ở cửa hàng tiện lợi với giá khoảng 25.000 - 30.000 đồng cho tiết kiệm.

Khi làm việc vào buổi chiều, nếu buồn ngủ, cô gái trẻ cũng tận dụng gói cà phê tự pha có sẵn ở văn phòng thay vì đặt nước cùng đồng nghiệp.

"Mỗi sáng, mình với mẹ thay phiên nhau đi chợ, nấu cơm mang đi làm. Mặc dù vất vả, chi phí sẽ rẻ hơn so với mua ăn ở ngoài. Mình nghĩ đây là cách tiết kiệm trong bối cảnh giá cả leo thang mà thu nhập vẫn ì ạch không tăng", Lan Anh nói.

Trong khi đó, với người đang tìm việc như Hải Yến (26 tuổi, sống tại quận Cầu Giấy, Hà Nội), tiền phụ cấp ăn trưa sẽ là một trong những điều cô lưu ý khi lựa chọn chỗ làm mới trong bối cảnh giá cả leo thang.

Ở công ty cũ, ngoài mức lương cố định hàng tháng, Hải Yến được hỗ trợ tiền ăn trưa 40.000 đồng/ngày kèm chi phí xăng xe, điện thoại.

"Bữa ăn trưa tưởng đơn giản nhưng nếu không tính toán kỹ sẽ ảnh hưởng khá lớn đến việc chi tiêu hàng tháng, nhất là với người độc thân hay có thói quen ăn ngoài như tôi. Mình hy vọng có thể tìm được công ty mới có mức phụ cấp ăn trưa bằng hoặc cao hơn chỗ cũ để hỗ trợ phần nào", Hải Yến chia sẻ.

Đọc thêm

Ra mắt MV “Hoa thơm dâng Bác” mừng Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ Bản tin công tác Đội

Ra mắt MV “Hoa thơm dâng Bác” mừng Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ

TTTĐ - MV “Hoa thơm dâng Bác” được ra mắt như một món quà tinh thần ý nghĩa, chan chứa tình cảm kính yêu của các nghệ sĩ, các em thiếu nhi cả nước dâng lên Bác Hồ kính yêu.
Tháng 5 – mùa ký ức gọi tên Camera 360 trẻ

Tháng 5 – mùa ký ức gọi tên

TTTĐ - Những chuyến đi về nguồn không chỉ là hành trình tìm hiểu lịch sử, ký ức hào hùng, mà còn là dịp để thế hệ trẻ vun đắp lòng yêu nước, biết ơn quá khứ và có trách nhiệm hơn với tương lai của dân tộc.Với nhiều người, những chuyến đi ấy không chỉ là dịp học tập, trải nghiệm, mà còn là những kỷ niệm sâu sắc nuôi dưỡng lý tưởng sống đẹp, sống có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước.
Lan tỏa tinh thần Trường Sa, ý chí DK1 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan tỏa tinh thần Trường Sa, ý chí DK1

TTTĐ - Theo Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết, chương trình "Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương" năm 2025 khép lại với nhiều cảm xúc thiêng liêng, trọn vẹn. Mỗi thành viên của đoàn nguyện sẽ tiếp tục lan tỏa tinh thần Trường Sa, ý chí DK1, niềm tự hào về lực lượng Hải quân Việt Nam anh hùng.
Hoa khôi trường Công nghiệp và hành trình vượt qua giới hạn bản thân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hoa khôi trường Công nghiệp và hành trình vượt qua giới hạn bản thân

TTTĐ - Hoa khôi trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Đoàn Thị Hương cho rằng, chỉ khi có năng lực thực sự, người trẻ mới có thể vươn ra sân chơi toàn cầu. Vì thế, thế hệ trẻ ngày nay cần nghĩ sâu, làm lớn, biết vượt qua giới hạn, dám hành động và sống có trách nhiệm, có lý tưởng.
Học tủ, học vẹt, luyện đề: Những "lối mòn" ôn thi cần thay đổi Nhịp sống trẻ

Học tủ, học vẹt, luyện đề: Những "lối mòn" ôn thi cần thay đổi

TTTĐ - Trong mùa ôn thi căng thẳng, nhiều học sinh vẫn lựa chọn học tủ, học vẹt, luyện đề cấp tốc như lối đi tắt để đạt điểm cao. Tuy nhiên, những phương pháp này không chỉ thiếu bền vững mà còn tiềm ẩn rủi ro lớn khi đề thi thay đổi, đồng thời làm giảm khả năng tư duy và tiếp nhận kiến thức thực chất.
Thi tài tiếng Anh, cán bộ trẻ “rinh” nhiều phần thưởng hấp dẫn Camera 360 trẻ

Thi tài tiếng Anh, cán bộ trẻ “rinh” nhiều phần thưởng hấp dẫn

TTTĐ - Ban Bí thư Trung ương Đoàn vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ lần thứ VII, năm 2025 với chủ đề “Vietnamese Youth Officials stepping into the thriving era together with English” (Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc).
Phú Yên thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Phú Yên thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên

TTTĐ - Tỉnh đoàn và Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Phú Yên vừa phối hợp cùng Trường Đại học Phú Yên tổ chức Diễn đàn Sinh viên nghiên cứu khoa học tỉnh Phú Yên năm 2025. Diễn đàn, thu hút sự tham gia của đông đảo sinh viên và các chuyên gia.
Góp sức trẻ hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng Camera 360 trẻ

Góp sức trẻ hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng

TTTĐ - Đoàn viên, thanh niên phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa, TP Hà Nội) đã triển khai nhiều hoạt động như tuyên truyền, giám sát, phối hợp cùng chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng di dời, hỗ trợ người dân chuyển đến nơi ở mới nhằm phục vụ công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục.
Cơ hội và tương lai phát triển bền vững cho người trẻ Nhịp sống trẻ

Cơ hội và tương lai phát triển bền vững cho người trẻ

TTTĐ - Ngành Đường sắt tốc độ cao và Đường sắt đô thị không chỉ là ngành học mà còn là tương lai của giao thông Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược, sự đầu tư bài bản và triết lý giáo dục hiện đại, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (UTT) chính là lựa chọn hàng đầu cho các bạn trẻ đam mê công nghệ, yêu thích lĩnh vực hạ tầng và mong muốn đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Một tay lái, một tay điện thoại: Cái giá có thể là sinh mạng Nhịp sống trẻ

Một tay lái, một tay điện thoại: Cái giá có thể là sinh mạng

TTTĐ - Dù đã được cảnh báo và xử phạt rõ trong Nghị định 168/2021/NĐ-CP, hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe máy, ô tô vẫn diễn ra phổ biến trên nhiều tuyến phố Hà Nội. Thói quen một tay lái, một tay điện thoại của nhiều người không chỉ vi phạm pháp luật mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn thương tâm.
Xem thêm