Tag

Những câu chuyện rùng rợn về nhân quả, nghiệp báo - Kỳ 5: Kỹ nghệ giết mổ ngựa bạch thượng thừa

Phóng sự 14/12/2016 22:36
aa
(TTTĐ) - Các bậc cao niên trong làng ngồi uống trà với nhau rủ rỉ: “Cái nghề sát sinh là bạc phúc lắm. Ở cái làng này, phần lớn những gia đình làm nghề đồ tể đều có hậu vận không tốt, gặp họa đến nhiều đời sau, nhà Tr. mổ ngựa bạch thượng thừa cũng không ngoại lệ được đâu”.

Những câu chuyện rùng rợn về nhân quả, nghiệp báo - Kỳ 5: Kỹ nghệ giết mổ ngựa bạch thượng thừa

(TTTĐ) - Các bậc cao niên trong làng ngồi uống trà với nhau rủ rỉ: “Cái nghề sát sinh là bạc phúc lắm. Ở cái làng này, phần lớn những gia đình làm nghề đồ tể đều có hậu vận không tốt, gặp họa đến nhiều đời sau, nhà Tr. mổ ngựa bạch thượng thừa cũng không ngoại lệ được đâu”.

>> Những câu chuyện rùng rợn về nhân quả, nghiệp báo:
Kỳ 1: Nỗi oan nghiệt của gia đình hành nghề sát sinh
Kỳ 2: Lối thoát mập mờ
Kỳ 3: Sự vi diệu của Phật pháp nhiệm màu
Kỳ 4: Hậu vận bi thương của gia đình 3 đời làm nghề đồ tể

19 tuổi, Tr. đã đòi cưới vợ. Tr. bảo: “Nóng máy bỏ xừ. Nhịn thế nào được”. Vợ Tr., tên H., 18 tuổi, đảm đang, tháo vát, con ông chủtiệm thịt chónổi tiếng làng bên.

Lấy H., Tr. như hổ mọc thêm cánh. Kinh doanh càng phát đạt. Các quầy đại lý bán thịt mở rộng ra tận Hà Nội. Mỗi ngày thịt 5-6 con. Dịp áp Tết, mỗi ngày thịt cả chục con. Tr. kiếm tiền như nước.

Năm 2000, vợ chồng Tr. xây cất ngôi biệt thự 3 tầng lộng lẫy với lối kiến trúc nửa Tây nửa Tàu vênh vênh vươn khỏi lũy tre làng. Ở trên nóc tòa biệt thự, Tr. đắp hình 4 con chim đại bàng bằng xi măng vẽ màu sắc sặc sỡ đang giang rộng đôi cánh.

Tr. bảo: “Bốn thằng con giai tôi đó. Tôi muốn sau này chúng nó phải có sức mạnh, phải thành công, phải có danh với đời như vị chúa tể bầu trời kia chứ cứ như tôi, sống ở vùng ao tù nước đọng này, dẫu có là đại gia, cũng chỉ là đại gia xứ mù”.

Với một làng thuần nông như P.T, ngôi biệt thự đó hoành tráng, rực rỡ, xa xỉ như cung vua, phủ chúa. Ai đi qua cũng phải dừng chân ngắm nghía, trầm trồ. Có điều, trầm trồ với vẻ lạ mắt của ngôi biệt thự hoành tráng thế thôi chứ nói về gia đình Tr., người dân P.T vốn nổi tiếng về truyền thống hiếu học, trọng chữ nghĩa, nhiều người thành danh trong xã hội, vẫn có gì đó khinh miệt: “Ôi dào! Dân đồ tể ý mà. Nhiều tiền thật đấy nhưng thất học thì cũng chẳng vẻ vang gì”.

Các bậc cao niên trong làng thì ngồi uống trà với nhau rủ rỉ: “Cái nghề sát sinh là bạc phúc lắm. Tôi cứ ngấm ngầm theo dõi suốt mấy chục năm nay, ở cái làng này, phần lớn những gia đình làm nghề đồ tể đều có hậu vận không tốt, gặp họa đến nhiều đời sau.

Như vợ chồng ông L. mổ lợn ở đầu thôn. Hai vợ chồng ở với nhau suốt mấy chục năm mà không có nổi mụn con. Về già, cả hai vợ chồng đều bị tai biến nằm liệt giường liệt chiếu, thối da thối thịt. Đến lúc chết, chính quyền xã phải đứng ra lo tổ chức ma chay.

Rồi anh Ch., chủ cửa hàng thịt chó gần chùa làng. 39 tuổi đã mắc bệnhung thư gan. Bụng trương to như cái trống. Nằm kêu rên ư ử suốt ngày đêm. Đau đớn vật vã đến tận lúc chết.

Mà nói đâu xa, ông nội tay Tr. kia, sáng sớm tinh mơ ngồi đun chảo nước sôi làm lợn. Chả biết trúng phong hay ngủ gật, ngã vật xuống đất, đầu vùi vào chảo lửa. Đến lúc vợ con phát hiện, nhấc dậy thì cả cái mặt bị lột da, trắng bệnh như thủ lợn vừa cạo lông. Cả nhà chết khiếp.

Ông bố Tr., khi đó mới ngoài 50 tuổi. Buổi trưa, ra đình làng uống nước với cụ thủ từ. Vừa rít điếu thuốc lào, ông kêu tức ngực, khó chịu trong người. Ông lững thững đi về nhà nằm nghỉ. Lát sau, đã nghe tiếng kêu cứu thất thanh của bà vợ: “Ối làng nước ơi! Ông nhà tôi bị làm sao thế này”.

Hàng xóm chạy đến, thấy ông nằm bất động trên giường, lay không cựa, gọi chẳng thưa. Khi bác sĩ đến kiểm tra mạch, đo huyết áp, bỗng dưng toàn thân ông co giật đùng đùng, rồi hộc ra một đống máu.

Ông chết một lúc rồi mà dòng máu tươi vẫn rỉ ra từ miệng. Nhìn cảnh ấy, ai cũng hãi. Cho nên, mọi thứ trên đời đều rất vô thường và đều có nhân, có quả. Sung túc như vợ chồng tay Tr. đấy nhưng chẳng biết hiểm họa ập đến lúc nào đâu”.

Những lời bình phẩm ấy nhiều lần đến tai vợ chồng Tr. Tr. cười khẩy: “Mẹ sư chúng nó. Nghèo, lười, không chịu lao động nên rỗi hơi ngồi săm soi, bàn tán chuyện nhà ông. Cứ ngồi đấy mà hóng chờ xem ngày bố mày chết. Có mà trăm tuổi bố mày mới chịu chết cho nhé”.

49 tuổi, người rừng rực cơ bắp, Tr. lao vào hết cuộc giăng gió này đến vụ mây mưa nọ. Quay cuồng trong nhịp sống phóng đãng, Tr. không biết đến mệt, ngưng nghỉ. Nghe thấy ở đâu có gái đẹp là Tr. mò đến. Tán tỉnh, vần vò chán chê, Tr. lại đá phốc.

Một lần, biết chồng xí xớn với cô chủ quán karaoke ngoài thị trấn, cô vợ tìm đến tận nơi. Móng vuốt chưa kịp cào cấu kẻ tình địch, thị đã bị ăn một cái tát nảy đom đóm mắt. “Cút về ngay, mày muốn chết phải không? Đồ con lợn”. Tr. rít lên qua kẽ răng.

Khổ thân cô vợ quê mùa, lủi thủi quay về, vừa đi vừa tấm tức khóc. Tr. tâm sự: “Nghĩ thương hại, tháng tao cũng vào ngủ với nó một đôi lần. Gái già, người gầy đét, sung sướng quái gì”. Thở dài, cúi mặt, Tr. chậm rãi nói như một nhà hiền triết: “Đời người ngắn lắm, phù du lắm! Tiền tài. Địa vị. Công danh... Phù du tất. Chỉ duy cóđàn bàlà cái khiến người ta đáng sống thôi”.

Đam mê nhục dục, Tr. không tiếc tiền cho việc bồi bổ sức khỏe. Kết thân với mấy tay lái buôn ngựa ở Bắc Giang, Sơn La, nghe họ quảng cáo về công dụng của cao ngựa bạch, Tr. đâm mê, chuyển sang sưu tầm loại cao này. Cứ chủ nhật cuối cùng của tháng, Tr. lại mua cả con về, giết mổ tại nhà. Thịt đem ra chợ bán. Xương nấu cao. Một phần để dùng. Một phần bán.

Những câu chuyện rùng rợn về nhân quả, nghiệp báo - Kỳ 5: Kỹ nghệ giết mổ ngựa bạch thượng thừa
Tay lái buôn từ Sơn La dắt xuống cho Tr. một con ngựa trắng mắt thau đồng, móng trắng, môi trắng hồng, không có đốm đen, hai mắt ngựa đỏ rực như than lửa

Một hôm, tay lái buôn từ Sơn La dắt xuống cho Tr. một con ngựa trắng. Mắt thau đồng, móng trắng, môi trắng hồng, không có đốm đen, buổi tối soi trước bóng đèn thì thấy hai mắt ngựa đỏ rực như than lửa. Bộ phận sinh dục, mũi, mõm có màu hồng đỏ, bốn chân có móng sừng, màu cước ánh bạc. Đây là giống ngựa rất quý hiếm.

Tr. sướng rơn như bắt được vàng. Tay lái buôn dặn: “Con này đang có chửa. Nếu bác sợ thì hãy chờ khi nó đẻ xong hãy thịt”. Ngót 30 năm làm nghề giết mổ, lại vốn vô thần, vô thánh, Tr. đâu biết sợ là gì.

Buổi tối hôm đó, vợ Tr. đi xuống nhà dưới, cạnh chuồng nhốt ngựa. Nghé qua ô cửa sổ, bỗng chị hét toáng lên. Tr. hớt hải chạy xuống, quát lớn: “Cái gì thế? Có sao không?”.

Chị vợ mặt cắt không còn giọt máu, nói hổn hển qua hơi thở đứt quãng: “Mình ơi! Tôi vừa nhìn xuống chuồng, thấy có người đàn bà đang nằm ôm con khóc. Rướn mắt nhìn kỹ lần nữa, tôi vẫn thấy họ. Người mẹ ấy nhìn tôi ánh mắt như van lơn. Trông tội nghiệp lắm. Sợ quá, tôi mới hét lên. Mình ơi! Tôi nghĩ đó làđiềm xấu. Mình đừng giết con ngựa bạch ấy nhé”.

Tr. ngửa cổ cười ha hả: “Bà xem phim ma cho lắm vào rồi nhìn người tưởng ngựa nhìn ngựa tưởng người. Chưa biết chừng, có ngày, bà nhìn tôi lại tưởng là chó, cho một nhát dao thì toi đời. Thôi! Lên giường đi ngủ. Bà bị điên đến nơi rồi”.

Tờ mờ sáng, mọi người đã tụ tập đông đủ sân nhà Tr. Dụng cụ giết mổ đã chuẩn bị xong. Chảo nước sôi reo ùng ục. Thằng K., con trai út của Tr. 16 tuổi, sức vóc lực lưỡng như bố, hăm hở vào chuồng dắt ngựa. Nó kéo mũi, rồi đánh, chửi, con ngựa vẫn nằm im, không chịu đứng lên.

Thấy vậy, Tr. và mấy người bạn huỳnh huỵch chạy vào. Vừa nhìn thấy Tr., con ngựa bỗng nhổm dậy, hai chân trước quỳ xuống như van xin. Từ trong đôi mắt màu thau đồng của nó, hai dòng nước mắt ứa ra.

Những câu chuyện rùng rợn về nhân quả, nghiệp báo - Kỳ 5: Kỹ nghệ giết mổ ngựa bạch thượng thừa
Chứng kiến cảnh con ngựa ứa nước mắt, quỳ xuống van xin, cả vợ và bạn Tr. đều can ngăn anh đừng xuống tay nhưng Tr. bỏ ngoài tai, cho đó là chuyện nhảm nhí

Anh Ch., bạn của Tr. thấy vậy liền khuyên Tr. không nên thịt, nhưng Tr. phủi tay, không tin vào chuyện nhảm nhí. “Đốp”. Cánh tay lực sĩ cuồn cuộn cơ bắp của Tr. vung chiếc vồ thép nhanh như một tia chớp giáng thẳng xuống đầu ngựa. Con ngựa ngã khuỵu xuống nền gạch.

Nhanh như cắt, Tr. rút con dao nhỏ xíu, cỡ hai đầu ngón tay, xiên một nhát thật ngọt ở cổ. Máu ồng ộc chảy ra, ngập 2 chiếc chậu lớn, tràn cả ra nền sân. Cảnh tượng vô cùng rùng rợn. Cũng vẫn con dao nhỏ đó, Tr. rạch một đường ở cổ. Cứ một tay kéo da, một tay lướt con dao nhỏ rất điệu nghệ, bộ da ngựa rất lớn tuột khỏi thân, lồ lộ một đống thịt.

Những đường dao thoăn thoắt như múa, từng tảng thịt được lóc ra. Đầu, chân, xương lần lượt được tách rời. Tính ra, mất 15 phút, con ngựa to tướng chỉ còn lại đống bầy nhầy lòng phèo nằm giữa sân, thịt xương đã thành đống riêng biệt. Tội nghiệp chú ngựa con chưa thành hình. Tr. sai vợ đem rửa sạch với nước gừng rồi cho vào chiếc bình ngâm rượu.

Hoàng Anh Sướng

Tin liên quan

Đọc thêm

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên Phóng sự

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên

TTTĐ - 29 hộ dân làng chài miền Tây sống lênh đênh, trôi nổi như được “hồi sinh” giữa đại ngàn Tây Nguyên khi được Nhà nước cấp đất, hỗ trợ nơi ở ổn định trên đất liền.
Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu Phóng sự

Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu

TTTĐ - Tiếng chuông chùa ngân vang giữa sóng nước Trường Sa, càng giúp mỗi người cảm nhận sâu sắc hơn về chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Những ngôi chùa ở quần đảo này chính là điểm tựa tâm linh, góp phần khẳng định, mỗi tấc đất, ngọn sóng đều thấm đẫm khát vọng chinh phục thiên nhiên, khát vọng độc lập tự chủ của người dân đất Việt.
Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả Phóng sự

Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả

TTTĐ - Đến với Trường Sa, ngoài được chứng kiến, nghe nhiều câu chuyện can trường của người lính đảo, chúng tôi còn được ngắm nhìn những bông hoa bàng vuông, cây mù u, phong ba, bão táp, cây tra xanh rì, mạnh mẽ vươn mình giữa nắng gió biển cả. Những loài cây di sản này như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người lính đảo nơi đây.
Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt Phóng sự

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt

TTTĐ - Trong suốt hơn 30 năm nay, ngọn hải đăng đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn sừng sững giữa vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Không chỉ ngày đêm chiếu sáng, soi đường dẫn lối cho tàu thuyền qua lại an toàn mà hải đăng còn đánh dấu tọa độ, làm điểm tựa cho ngư dân khi ra biển Đông đánh bắt hải sản, là cột mốc khẳng định chủ quyền biển, đảo của đất nước Việt Nam.
Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Xem thêm