Những đặc biệt của mùa giải Nobel 2020
Tin tức thế giới ngày 13/10: Virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại 28 ngày trên điện thoại di động, tiền giấy Tin tức thế giới 10/10: Giải Nobel Hòa bình năm 2020 gọi tên Chương trình Lương thực Thế giới |
![]() |
Ảnh minh họa |
Thu hẹp quy mô
Cứ đến tháng 10 hàng năm, giải Nobel dành cho những cá nhân, tổ chức có đóng góp nổi bật trong hàng loạt lĩnh vực sẽ lần lượt được công bố.
Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp tại nhiều nơi trên thế giới, giải thưởng Nobel năm nay đã có nhiều điều khác biệt so với những năm trước.
Lễ trao các giải Nobel y học, vật lý, hóa học, văn học và kinh tế theo truyền thống ở Stockholm không thể diễn ra. Thay vào đó là một lễ trao giải qua mạng, với huân chương Nobel và chứng chỉ được chuyển cho đại sứ quán các nước có công dân đoạt giải.
Nếu tình hình cho phép, những người đoạt giải năm nay có thể được mời tới lễ trao giải năm 2021.
Riêng lễ trao giải Nobel Hòa bình ở Oslo (Na Uy) dự kiến diễn ra vào tháng 12 năm nay cũng sẽ thu hẹp quy mô, với số người tham dự hạn chế.
Bên cạnh đó, năm nay, mỗi giải thưởng Nobel sẽ được trao 10 triệu krona Thụy Điển (hơn 1.120.000 USD), tăng thêm 1 triệu krona so với năm ngoái. Quyết định này được đưa ra dựa trên thực tế nguồn ngân quỹ và các chi phí của Quỹ Nobel hiện đã ở mức ổn định so với những năm trước.
Nhóm nữ nhận giải Nobel đầu tiên trong lịch sử
Nobel hóa học 2020 đã thuộc về 2 nhà khoa học nữ nghiên cứu phát triển công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9, là tiến sĩ Emmanuelle Charpentier (Pháp) và tiến sĩ Jennifer A. Doudna (Mỹ).
![]() |
Hai nhà khoa học nhận giải Giải Nobel Hóa học năm 2020 (Ảnh: nobelprize.org) |
Hiện nay, công nghệ CRISPR đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực từ cây trồng, vật nuôi, nông nghiệp, y học.. Đặc biệt, công nghệ này đã tạo ra ảnh hưởng tiên phong trong các ngành khoa học nghiên cứu về cuộc sống, đóng góp cho các phương pháp điều trị ung thư mới và có thể biến giấc mơ chữa trị các căn bệnh di truyền thành hiện thực
Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển cho biết giải thưởng được xướng tên hai nhà khoa học nữ là một khoảnh khắc lịch sử và trở thành nguồn cảm hứng lớn cho những phụ nữ trẻ theo đuổi sự nghiệp khoa học.
Các trường đại học ở Mỹ chiếm ưu thế trong các giải Nobel khoa học
Theo dữ liệu của hãng tin AFP (Pháp) dựa vào thông tin trên trang web chính thức nobelprize.org, kể từ khi Giải Nobel Vật lý, Hóa học và Y học đầu tiên được trao năm 1901 và Giải Nobel Kinh tế đầu tiên năm 1969, đã có 710 nhà nghiên cứu nhận giải hoặc cùng được trao giải thưởng danh giá này. Với 35% (248 người) sinh ra tại Mỹ, người Mỹ chiếm số lượng nhiều nhất trong danh sách những người đoạt giải Nobel trong các lĩnh vực khoa học. Các trường đại học Mỹ cũng chiếm ưu thế vượt trội khi công trình của nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài nhưng có liên quan đến đại học Mỹ được vinh danh.
Khoảng 57% số giải Nobel trong các lĩnh vực khoa học đã được trao cho các nhà nghiên cứu có liên quan đến một trường đại học của Mỹ tại thời điểm công bố giải thưởng. Đại học California xếp ở vị trí đầu bảng với 38 người giành giải, trong đó có 13 người đoạt giải Nobel Hóa học và 12 người đoạt giải Nobel Vật lý.
Xếp thứ hai là Đại học Harvard với 33 người, trong đó có 11 người đoạt giải Nobel Y học và 8 người đoạt giải Nobel Vật lý. Xếp thứ ba là một trường ngoài Mỹ - Đại học Cambridge (Anh) - với 28 người giành giải. Có 9 trong số 12 trường đại học của Mỹ đã hơn 10 lần được xướng tên trong các mùa Nobel, trong đó có Stanford (23), MIT (20) và Chicago (19).
Giải thưởng truyền cảm hứng
Giải Nobel Hoà bình năm nay thuộc về Chương trình Lương thực Thế giới (WFP).
WFP đã làm tốt việc cứu trợ lương thực của họ trong nhiều năm nay, nhưng dưới tác động của COVID-19, những việc làm của họ càng trở nên ý nghĩa hơn. Đặc biệt, tại những quốc gia phải đối mặt với một số cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất thế giới bao gồm Cộng hòa Dân chủ Congo, Afghanistan, Venezuela, Ethiopia, Syria, Sudan, Nigeria và Haiti, số lương thực cứu trợ đến kịp lúc đã giúp người dân giảm bớt một phần khó khăn để yên tâm chống dịch Covid-19.
Phát ngôn viên WFP cho biết : “Một trong những nét đẹp của các hoạt động của WFP là chúng tôi không chỉ cung cấp lương thực cho hôm nay và ngày mai, chúng tôi còn trang bị cho mọi người kiến thức, phương tiện để nuôi sống bản thân cho mai sau”.
Các giải Nobel 2020: - Giải Nobel Y học: Nhà virus học và bác sĩ người Mỹ Harvey J. Alter, nhà khoa học người Anh Michael Houghton và nhà virus học người Mỹ Charles M. Rice với các công trình nghiên cứu về virus viêm gan C. - Giải Nobel Vật lý: 3 nhà khoa học Roger Penrose (người Anh), Reinhard Genzel (người Đức) và Andrea Ghez (người Mỹ) với những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực vật lý thiên văn, giúp giải mã những bí ẩn quan trọng trong vũ trụ. - Giải Nobel Hoá học: Hai nhà hóa học nữ, gồm Emmanuelle Charpentier (Pháp) và Jennifer Anne Doudna (Mỹ), nhờ phát minh công cụ chỉnh sửa gene di truyền CRISPR/Cas9. - Giải Nobel Văn học: Nữ thi sĩ người Mỹ, Louise Gluck. - Giải Nobel Hoà bình: Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) vì những nỗ lực chống lại nạn đói; những cống hiến cho hòa bình ở những khu vực tranh chấp và vì đã hành động để ngăn chặn việc sử dụng nạn đói như vũ khí của chiến tranh và xung đột. - Giải Nobel Kinh tế: Hai nhà kinh tế học người Mỹ gồm Paul R.Milgrom và Robert B.Winson với nghiên cứu về lý thuyết đấu giá và sáng tạo ra các hình thức đấu giá mới. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%
