Tag

Những người gìn giữ mo Mường Hà Nội

Người Hà Nội 01/08/2023 08:00
aa
TTTĐ - Với sự hình thành và phát triển ngàn đời, mo Mường là di sản chứa đựng giá trị của nhiều loại hình văn hóa dân gian: Văn học, diễn xướng, âm nhạc, múa và sân khấu, tín ngưỡng, tri thức dân gian... Tại Hà Nội, cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, mo Mường đang được bảo vệ, gìn giữ để phát huy hơn nữa với cộng đồng dân tộc thiểu số sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính.
Đưa di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường vào danh sách các di sản cần được bảo vệ khẩn cấp Tập quán tín ngưỡng Mo Mường được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bài 1: Những giá trị đặc sắc

Chúng ta đều được biết, được học về áng sử thi đồ sộ hàng vạn câu “Đẻ đất, đẻ nước” nhưng ít ai biết rằng, đó chỉ là một phần mo kể chuyện trong kho tàng bao la của văn hóa người Mường. Chỉ lưu truyền từ đời này qua đời khác bằng hình thức truyền miệng, lời mo chính là những áng văn có dung lượng khổng lồ, chứa đựng những giá trị nhân văn, văn hóa, lịch sử, nhân sinh quan, vũ trụ quan… đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường.

Tấm gương phản chiếu tâm hồn người Mường

Dân tộc Mường tại Hà Nội chiếm 57,66% trong tổng số các dân tộc thiểu số trên địa bàn Hà Nội, sinh sống thành cộng đồng tại huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức.

Nói một chuyện đời xưa

Trên đồi ta nói với con bướm bạc

Dưới nước, ta nói với con chạng kha

Trên trời, ta nói với sông Ngân Hà

Trong cửa trong nhà

Người già truyền cho con cháu

(Phần mở đầu sử thi "Đẻ đất đẻ nước")

Theo nhạc sĩ Trần Hải Đăng - Phó Viện trưởng Viện Âm nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam: “Mo Mường là tấm gương phản chiếu, là bức tranh rộng lớn về tự nhiên, xã hội, lịch sử người Mường. Trong mo có những câu chuyện tái hiện lịch sử loài người, phản ánh nhận thức của con người về sự ra đời của trời đất trong vũ trụ, quá trình kiến tạo trái đất, sự phát triển của xã hội loài người.Vì thế, những bài mo có giá trị rất lớn đối với văn hóa người Mường nói riêng và cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam nói chung”.

Theo các chuyên gia, trước hết, cho dù đến nay dân tộc Mường vẫn chưa có chữ viết nhưng các bài mo vẫn chứa đựng một tinh thần nhân văn cao cả, góp phần xoa dịu nỗi đau thương của người sống khi có sự vĩnh biệt với người thân. Nó không phải là một bài ca bình thường có vần vè mà là một tác phẩm văn học, sử học, triết học, xã hội học, phong tục học… mang đầy tính bác học.

Mo Mường là một di sản văn hóa phi vật thể bao hàm nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, nghệ thuật, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của dân tộc Mường (Ảnh minh họa)
Mo Mường là một di sản văn hóa phi vật thể bao hàm nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, nghệ thuật, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của dân tộc Mường (Ảnh minh họa)

Có thể nói, đó là sự thể hiện trình độ tri thức và vai trò của ông mo trong việc xây dựng lễ nghi, phong tục… đưa dân tộc Mường tiến đến trình độ văn minh. Chỉ nguyên một việc bằng truyền miệng, bằng trí nhớ mà một tác phẩm dài hàng vạn câu thơ trải qua đời nọ sang đời kia vẫn được bảo lưu cho đến nay đã là một kỳ công của giới mo Mường. Lời mo được phân chia cú đoạn, có nhịp, có vần, có thanh điệu và tiết tấu về nhịp với nhiều giá trị về ngôn từ và các thủ pháp nghệ thuật.

GS. TS Kim Hyong-keun (Hàn Quốc) từng nhận xét, mo Mường có âm nhạc, lời hát, nghi lễ, công cụ và chức năng xã hội với nét độc đáo văn hóa và giá trị nhân văn.

Các bài mo cũng mang giá trị khoa học - nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan của người Mường: Chết là sự tắc thở, tim ngừng đập của thể xác, là hình hài không còn hiện diện ở thế giới của người sống, thi hài sau tang lễ rồi sẽ được đem đi chôn cất nhưng phần hồn của người đó lại tiếp tục hành trình sang sống bên Mường Ma.

"Mo Mường là một di sản văn hóa phi vật thể bao hàm nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, nghệ thuật, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của dân tộc Mường.

Các sinh hoạt của Mo Mường liên quan đến cả vòng đời một con người" - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhận định.

Vì vậy, người Mường tổ chức tang lễ để báo hiếu với cha mẹ, trả ân với người chết và chuẩn bị hành trang, đồ đạc con giống, tài sản… để hồn người chết mang theo về bên Mường Ma. Về mặt nhân sinh đó là bài thuốc tinh thần để giải toả lo lắng, trấn an người sống, động viên họ chấp nhận tai ương, vững lòng tin vào ngày mai để an tâm lao động, sản xuất, tiếp tục sống, làm ăn bình thường. Bên cạnh đó, mo Mường có giá trị giáo dục và cố kết cộng đồng rất cao thông qua việc thể hiện những quan điểm nhân sinh, ứng xử giữa con người với con người, với cộng đồng và với thiên nhiên.

Đó là những bài học được truyền tải hết sức nhẹ nhàng, nhân văn mà dễ đi vào lòng người.

Giá trị giáo dục thể hiện rõ ở phần mo kể công ơn sinh thành của cha mẹ và phần mo nhắn của linh hồn người chết với những người đang sống trước khi về với thế giới Mường Chạ. Nghe mo, những người tham dự được nhớ lại cội nguồn của dân tộc mình, quê hương mình, của dòng họ và gia đình, nguồn cội tổ tiên của mình.

Nghe mo, mọi người sống trên đời này tự thấy phải sống tốt đẹp hơn, thương yêu nhau hơn, quý mến nhau hơn, tương trợ, giúp đỡ nhau nhiều hơn, không bao giờ ăn ở thất đức với ông bà cha mẹ, sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng và xã hội không để oán hận về sau.

Mo Mường được sử dụng trong nhiều nghi lễ của người Mường nói chung như: Mo vía, mo mát nhà, mo cúng bái trừ tà ma, mo tang ma và cả chữa trài ếm cho người và phong thân khi đi mo…

Nét riêng của mo Mường Hà Nội

Theo kết quả kiểm kê năm 2022 của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, lễ thức mo gồm 4 nhóm: Nhóm nghi lễ cầu phúc được thực hiện trong nhà như lễ cơm mới, lễ cầu mùa, tạ mộ nhằm tưởng nhớ đến công ơn của các bậc tiền nhân và cầu phúc lộc đến với gia chủ; Nhóm nghi lễ gọi linh hồn con người được thực hiện tại gia đình như mụ đẻ, vía hộp, vía mạnh, vía khang, vía gầy, vía cho người; Nhóm nghi lễ trừ tà ma, cầu yên, cầu sức khỏe được thực hiện hầu hết ở gia đình; Nhóm nghi thức tang ma được thực hiện khi có người qua đời nhằm dẫn dắt linh hồn người quá cố tại gia đình, ngoài đồng và ngoài rừng nhằm giúp người chết đoạn tuyệt với thế giới người sống.

Muốn ăn cơm phải tìm giống gieo mạ

Muốn ăn cá phải tát suối, tát ao

Muốn biết vì sao có đất đỏ, đất nâu

Phải bảo nhau ngồi nghe kể chuyện

Ngày xưa ngày ấy

Trông trời, trời bao la rộng rãi

Trông đất, đất vắng vẻ trống không

(Phần "Đẻ đất" - sử thi "Đẻ đất đẻ nước"

Lời Mo gồm có 5 làn điệu là “Ò hoi”, “Dà dê”, “Hâm mo”, “Dà đôông” và “Hệu kệu”, chia thành 3 thể loại: Mo nghi lễ, Mo kể chuyện và Mo tả cảnh.

Mo nghi lễ là các bài Mo gắn với các nghi lễ trong đời sống tín ngưỡng dẫn dắt thần linh hay linh hồn, vía con người thực hiện một lễ thức nào đó.

Mo kể chuyện gồm những bài mo không cố định về mặt nội dung mà tùy theo không gian, thời gian, hoàn cảnh và sự sáng tạo của thầy Mo, thường thực hành trong nhóm lễ vía.

Mo nhòm là loại mo tả cảnh miêu tả về phong cảnh, đất nước, con người, không có nội dung cố định và được thực hành xen kẽ trong mo nghi lễ và mo kể chuyện.

Nghệ nhân thực hành mo Mường tại Hà Nội
Nghệ nhân thực hành mo Mường tại Hà Nội

Trong kí ức của anh Nguyễn Văn Hiện (người có uy tín ở thôn Đồng Rằng, Đồng Xuân, Quốc Oai, Hà Nội), những năm 70 - 80 của thế kỉ trước, mo Mường bị mai một, hầu như không được nhắc đến nhiều. Về sau này, đặc biệt là những năm gần đây, sau khi được mở rộng địa giới hành chính, cuộc sống ấm no, khá giả hơn lên, mo Mường ngày càng trở lại với đời sống nhiều hơn.

Tại Hà Nội ngày nay, mo chủ yếu sử dụng tại nghi lễ tang ma. Cộng đồng người dân tộc Mường tại các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai còn giữ tập quán mời thầy mo cúng mo khi nhà có người mất, các nghi lễ có sử dụng mo trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường vẫn đang được thực hành.

Ông Bùi Văn Thanh (Quốc Oai, Hà Nội) cho biết: "Với người Mường tổ chức tang lễ cho người chết là công việc lớn, trọng đại của gia đình, họ tộc. Đây là nghi lễ vòng đời cuối cùng của đời người mà không có mo thì coi như một vòng đời chưa được trọn vẹn".

(Còn nữa)

Đọc thêm

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị Người Hà Nội

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị

TTTĐ - Tại Phố đi bộ Hoàn Kiếm vừa diễn ra Triển lãm LIXIL ALP Pavilion. Triển lãm trưng bày kết quả của 5 đề tài nghiên cứu trong chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024, mang đến những giải pháp sáng tạo cho bài toán "Trẻ hóa đô thị" tại Việt Nam.
Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố Nhịp điệu cuộc sống

Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố

TTTĐ - Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm nay, các tài năng trẻ có mặt ở khắp các nhóm từ nghệ sĩ, kiến trúc sư, giám tuyển đến điều phối viên... đang ngày đêm miệt mài làm việc, cống hiến sức lực cho sự thành công của sự kiện. Thông qua đó, tinh thần sáng tạo trẻ được khơi dậy, lan tỏa, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển Người Hà Nội

Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển

TTTĐ - Chiều 16/11, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại liên khu dân cư xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội Người Hà Nội

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội

TTTĐ - Diễn ra trong 9 ngày (từ 9/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng

TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Song, hiện tại, để “giấc mơ” Công viên văn hóa đa chức năng ven sông Hồng thành hiện thực, rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng Người Hà Nội

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng

TTTĐ - Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực thi luật, giúp các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống.
Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người Người Hà Nội

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

TTTĐ - “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời của cha ông ta trong thời hiện đại càng được người Hà Nội phát huy, tỏa sáng, thể hiện tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người.
Thầy nêu gương, trò chuẩn mực Người Hà Nội

Thầy nêu gương, trò chuẩn mực

TTTĐ - Trong những mái trường tại Hà Nội, văn hóa ứng xử có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nhân lên những việc làm tốt, hành động đẹp, giáo dục nếp sống cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng hình ảnh con người Thủ đô đẹp và văn minh hơn.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại

TTTĐ - Tối 12/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cộng đồng dân cư Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và lãnh đạo huyện Thanh Trì.
Xem thêm