Những quốc gia “nghiện” đọc sách nhất thế giới
Thiết thực đẩy mạnh hoạt động đọc sách và nâng cao văn hóa đọc Tạo dựng thói quen, nếp đọc sách cho học sinh Phát triển văn hóa đọc trong thời kỳ chuyển đổi số Nỗ lực lan tỏa niềm đam mê đọc sách |
Israel
Đối với người dân Israel, việc đọc sách không chỉ là thói quen mà là nhu cầu tự nhiên như hơi thở. Đất nước Trung Đông này có hai chỉ số về sách cao nhất thế giới là số lượng sách xuất bản theo đầu người và số người trẻ đọc sách.
Tại Israel, để khuyến khích trẻ đọc sách, cha mẹ thường xuyên dẫn trẻ đi mua sách hoặc đến thư viện. Nhờ truyền thống này mà đọc sách đã trở thành thói quen thường nhật của người Do Thái. Ngoài ra, các bà mẹ Do Thái còn gieo cho con tiềm thức về sự “ngọt ngào” của sách bằng cách nhỏ vài giọt mật lên những trang sách và cho trẻ liếm. Thậm chí, họ còn đặt các cuốn sách ở nghĩa trang vì tin rằng các linh hồn sẽ tiếp tục đọc chúng.
Từ nhỏ, trẻ em Israel đã được khuyến khích đọc sách (Ảnh: Miriam Alster) |
Ở Israel cứ 4.500 người sẽ có một thư viện với các đầu sách cực kỳ quý giá, trong số đó khoảng hơn 1.000 là thư viện công cộng.
Quốc gia này còn có một ngày được đặt tên là Sabbath - ngày nghỉ ngơi. Trong ngày này, khi tất cả hoạt động kinh doanh giải trí đều dừng lại, thậm chí các hãng hàng không ngừng bay, phương tiện giao thông công cộng ngừng hoạt động… thì nhà sách được ưu tiên mở cửa.
Nhật Bản
Ước tính mỗi năm Nhật Bản xuất bản 43.000 đầu sách. Như vậy, bình quân mỗi năm một người dân đọc hơn 10 cuốn sách. Đặc biệt, người Nhật có thói quen tranh thủ đọc sách ở mọi không gian chờ: Đường phố, bến xe bus, trên tàu điện ngầm… thói quen này đã hình thành văn hóa đọc đứng - Tachiyomi.
Trên những chuyến tàu điện ngầm ở Nhật, mọi người sẽ đọc sách thay vì chúi mặt vào màn hình điện thoại (Ảnh: Shutterstock) |
Tại một nước yêu sách như Nhật Bản, những cửa hàng bán sách cũng hiện diện ở mọi nơi. Số lượng sách và tạp chí phát hành tại Nhật Bản vẫn gia tăng đều đặn, trên 7% mỗi năm. Đây là con số đáng mơ ước đối với nhiều quốc gia.
Ngoài ra, các quầy sách cũ cũng không mai một. Tại thủ đô Tokyo còn có cả một quảng trường rộng ở khu phố Kanda dành riêng để dựng các quầy sách cũ với đủ các loại sách báo khác nhau. Thậm chí, trong những quầy này còn có cả các loại sách báo chuyên ngành với mức giá cực rẻ.
Ấn Độ
Nhà nước Ấn Độ đã thành lập Quỹ Thư viện Raja Rammohun Roy. Quỹ đã được tạo ra như một cơ quan độc lập thuộc Cục Văn hóa, do Bộ Giáo dục quản lý. Trong vòng 10 năm (từ năm 1972 đến 1982), Quỹ Raja Rammohan Roy đã cung cấp 250 triệu rupee (trị giá 31,79 triệu USD) để hỗ trợ 15.000 thư viện nông thôn. Nhờ đó, đến năm 1989, Ấn Độ đã có 7.180 thư viện và 18.000 điểm phục vụ... Các bộ sưu tập của Thư viện Quốc gia Calcutta đã được tăng lên đáng kể.
Thời gian đọc sách trung bình mỗi tuần của một người Ấn Độ lên đến gần 11 giờ. Mặc dù là quốc gia có trình độ dân trí giữa các tầng lớp rất cách biệt, số người biết chữ chỉ chiếm 27,4% dân số nhưng có đến 25% người trẻ đọc sách thường xuyên và 49% số người được đi học đọc sách như một cách giải trí.
Cộng hòa Liên bang Đức
Là một trong những cái nôi của báo chí và văn học thế giới, nước Đức có nền văn hóa đọc vẫn giữ được mức ổn định ở thời đại công nghệ thông tin áp đảo hiện nay. Trong một khảo sát tháng 7/2015 với 25.000 người từ 14 tuổi trở lên có đến 7/10 người (68,7%) thích đọc sách và thường xuyên đọc; 3/10 (29.6%) đặc biệt đam mê sách. Trung bình, 44,6% người Đức đọc ít nhất một cuốn sách mỗi tuần.
Hàng năm, quốc gia này có hơn 90.000 cuốn sách mới được xuất bản. Đức cũng là quốc gia có mật độ cửa hàng sách trên đầu người cao nhất thế giới. Trung bình 17.000 người Đức thì có một cửa hàng sách.
Đọc sách là nhu cầu hằng ngày của người Đức (Ảnh:GHIL Library) |
Đối với giới trẻ Đức, việc đọc sách cũng được yêu thích như uống bia. Dù là đất nước phát triển về công nghệ, Đức luôn khuyến khích người dân đọc sách in. Thực tế, người Đức thích đọc sách giấy hơn là sử dụng thiết bị đọc sách điện tử. Những năm gần đây, người Đức quan tâm nhiều hơn đến thư viện.
Chính quyền nhiều thành phố trích từ ngân sách kinh phí lớn hơn để chi cho các thư viện. Ở Đức hiện có gần 11.000 thư viện. Điều đặc biệt là người dân Đức đến thư viện nhiều hơn cả rạp phim và sân vận động. Nnăm 2009 chỉ có 70 triệu lượt người Đức đến sân vận động, 146 triệu lượt người đi xem phim nhưng có đến 200 triệu lượt người đến thư viện đọc sách.
Đông Nam Á
Các quốc gia trong danh sách đọc sách nhiều nhất thế giới tại khu vực Đông Nam Á có thể kể đến là Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Ở Thái Lan, một khảo sát trên 55.000 người chỉ ra thời gian đọc trung bình ở các độ tuổi lần lượt là: 71 phút/tuần với trẻ em, 94 phút/tuần với thanh nhiên, 61 phút/tuần với người lao động... Thêm vào đó, 81,8% dân số Thái Lan từ 6 tuổi trở lên thường xuyên đọc sách. Đặc biệt, nhóm đọc nhiều nhất là trẻ em từ 6 - 12 tuổi.
Còn ở Malaysia, học sinh tiểu học luôn đọc sách 15 phút trước khi vào giờ học. Trung bình một người Malaysia đọc 17 cuốn sách một năm.
Nét văn hóa đọc đứng của người Nhật Bản TTTĐ - Hình ảnh người dân chăm chú đọc sách tại các cửa hàng tiện lợi, trong lúc đợi tàu xe, trong khi di ... |
Phát triển văn hóa đọc trong thời kỳ chuyển đổi số TTTĐ - Với tỉ lệ đọc sách thấp, các cơ quan chức năng cùng nhiều đơn vị đã và đang nỗ lực để người dân ... |
Nỗ lực lan tỏa niềm đam mê đọc sách TTTĐ - Nhóm bạn trẻ từ Câu lạc bộ Ams Advisor tổ chức hội chợ sách mang tên The Hidden Book lần thứ bảy. Với ... |