Tag

Những thay đổi mạnh mẽ của thị trường lao động trong đại dịch Covid-19

Nhìn ra thế giới 01/05/2021 23:12
aa
TTTĐ - Đại dịch Covid-19 bùng phát từ năm 2020 và đến nay lan rộng khắp toàn cầu. Nó ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, nhu cầu nhân sự các ngành nghề và thị trường lao động cũng vì thế mà thay đổi.
Các ca bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn tăng vọt Ấn Độ đối mặt với cuộc khủng hoảng Covid-19 chưa từng thấy Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, số ca tử vong nhóm trẻ tuổi tăng lên

Học cách thích ứng

Theo số liệu của mới nhất của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), thời giờ làm việc toàn cầu đã sụt giảm 8,8% trong năm vừa qua (so với quý IV năm 2019), tương đương với 255 triệu việc làm toàn thời gian. Những thiệt hại vô cùng lớn này khiến thu nhập từ lao động trên toàn cầu giảm 8,3% trước khi có các biện pháp hỗ trợ, tương đương với 3,7 nghìn tỷ đô la Mỹ hay 4,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.

Những gián đoạn thị trường lao động do đại dịch đã ảnh hưởng tới phụ nữ nặng nề hơn so với nam giới. Tỷ lệ mất việc làm của phụ nữ trên toàn cầu là 5% trong khi con số này ở nam giới là 3,9%. Đặc biệt so với nam giới, phụ nữ dễ rời bỏ thị trường lao động và rơi vào tình trạng không còn hoạt động kinh tế hơn.

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi mạnh mẽ của thị trường lao động (Ảnh: Best Colleges)
Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi mạnh mẽ của thị trường lao động (Ảnh: Best Colleges)

Lao động trẻ cũng bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng hoặc mất việc, rời bỏ thị trường lao động hay trì hoãn tham gia lực lượng lao động. Tỷ lệ mất việc của thanh niên (những người trong độ tuổi từ 15 - 24) là 8,7%, trong khi người trưởng thành là 3,7%.

Dịch vụ lưu trú và ăn uống là hai lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với số lượng việc làm giảm trung bình hơn 20%, tiếp đến là lĩnh vực bán lẻ và sản xuất. Ngược lại, việc làm trong lĩnh vực thông tin truyền thông, tài chính và bảo hiểm lại tăng trong quý II và quý III năm 2020. Việc làm trong các lĩnh vực khai thác mỏ, khai khoáng và dịch vụ tiện ích cũng tăng nhẹ.

Mặc dù vẫn còn nhiều bất ổn nhưng số liệu dự báo năm 2021 của Tổ chức Lao động thế giới (ILO) mới nhất cho thấy hầu hết các nước sẽ phục hồi tương đối mạnh trong nửa cuối năm khi các chương trình tiêm phòng vắc-xin bắt đầu được triển khai rộng rãi.

Năm 2021, thị trường lao động vẫn bị tác động, tuy nhiên học cách thích ứng hay lựa chọn ngành nghề phù hợp cũng là lối đi tiềm năng cho các bạn trẻ trong tương lai.

Dự báo, dịch Covid-19 khiến nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thương mại điện tử, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, y tế… tăng mạnh trong thời gian tới. Điều này cho thấy nếu người lao động, doanh nghiệp biết đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin thì có thể dễ dàng thích ứng với nhu cầu của xã hội cũng như tình hình dịch bệnh.

Những ngành nghề có triển vọng

Theo thống kê của Linkedin trên toàn cầu về tất cả các công việc tuyển dụng vào tháng 2 - 3 năm 2021, dược sĩ, y tá và nhà phát triển thương mại điện tử là 3 trong 10 công việc có nhu cầu tuyển dụng tăng.

Linkedin là mạng xã hội có số lượng người dùng lớn thứ 3 sau Facebook, Twitter hiện nay. Nó hướng tới đối tượng người dùng chuyên nghiệp, chủ yếu là cách doanh nghiệp, cá nhân chuyên nghiệp để kết nối tìm việc, tuyển dụng hay tìm kiếm cơ hội.

Những nhóm ngành liên quan đến sức khỏe luôn nhận được nhiều sự quan tâm (Ảnh: Best Colleges)
Những nhóm ngành liên quan đến sức khỏe luôn nhận được nhiều sự quan tâm (Ảnh: Best Colleges)

Sự xuất hiện, bùng phát của dịch bệnh Covid-19 cũng như việc biến thể diễn ra nhanh chóng, khó lường của chúng đã khiến các nhà nghiên cứu y sinh luôn phải liên tục theo dõi, nghiên cứu và điều chế các loại vắc-xin cũng như các loại thuốc đặc trị. Chính vì vậy, các ngành như nghiên cứu sinh học, khoa học, dược sĩ, bác sĩ, chuyên gia phân tích… được cho sẽ phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn dịch bệnh và cả khi Covid-19 đã bị đẩy lùi.

Theo báo cáo, hơn 80% lực lượng y tá trên thế giới đang phục vụ cho 50% dân số toàn cầu. Báo cáo nêu rõ, cứ 8 y tá thì có một người hiện làm việc tại quốc gia không phải là nơi họ sinh ra hoặc được đào tạo. Tuổi tác cũng đang đe dọa đến đội ngũ y tá. Cứ 6 y tá thì có một người sẽ nghỉ hưu trong vòng 10 năm tới.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng: “Y tá là bộ xương sống trong bất kỳ hệ thống y tế nào. Nhiều y tá hiện nay đang ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19”.

Theo dự đoán của các chuyên gia, sẽ có rất nhiều công việc truyền thống biến mất hoặc bị thay thế bởi máy móc. Song song với đó, cũng có rất nhiều công việc mới chưa từng có. Nhiều ngành nghề sẽ phổ biến hơn như chuyên gia phân tích đám mây, người sáng tạo nội dung trên YouTube, kĩ sư IA, lập tình ứng dụng, kĩ thuật viên điện thoại di động, phân tích web, thiết kế thực tế ảo, nhà khoa học dữ liệu, chuyên gia trải nghiệm người dùng...

Không có ngành nào là tốt nhất mà chỉ có ngành phù hợp

Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, tự động hóa và số hóa cũng sẽ rõ ràng hơn trong môi trường làm việc. Máy móc, robot, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin đang nhanh chóng thâm nhập nơi làm việc trên toàn thế giới.

Những ông lớn trong ngành thương mại điện tử vẫn đăng tin tuyển người để bổ sung vào lực lượng giao hàng nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân. Do thương mại điện tử có thể sống sót nên các lĩnh vực liên quan như sản xuất hàng tiêu dùng, vận chuyển hàng hóa hay quản trị hệ thống website cũng được hưởng lợi.

Công nghệ thông tin vẫn là nhóm ngành hot (Ảnh: RH)
Công nghệ thông tin vẫn là nhóm ngành hot (Ảnh: RH)

Theo báo cáo “Triển vọng việc làm và xã hội năm 2021” mới nhất của ILO, số lượng các nền tảng lao động số trên toàn thế giới đã tăng gấp năm lần trong thập kỷ vừa qua. Các nền tảng này đang tạo ra những cơ hội việc làm mới cho cả phụ nữ, người khuyết tật, thanh niên và những người yếu thế trong thị trường lao động truyền thống.

Hiện nay, với xu thế hội nhập hóa các nền kinh tế, logistics đang dần trở thành một ngành hot trên thế giới. Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh doanh, sự luân chuyển hàng hóa từ nước này sang nước khác hay trong nước đã khiến lĩnh vực logistics phát triển mạnh mẽ. Nó đã trở thành một ngành dịch vụ quan trọng trong giao thương quốc tế. Để đáp ứng khối lượng công việc ngày một lớn, nhu cầu về nhân sự ngành logistics ngày một tăng cao.

Bên cạnh đó, các ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, an ninh mạng… trong thời điểm vài năm tới vẫn “nóng” vì mọi người làm trong lĩnh vực này có thể làm việc từ xa.

Mỗi người chỉ có thể thành công nếu biết chọn ngành nghề phù hợp với năng lực và xã hội đang thực sự cần. Không có ngành nào là tốt nhất, chỉ có ngành phù hợp nhất. Khi chọn học một ngành nào đó, ngoài kiến thức, điều cần thiết hiện nay là sinh viên cần bổ sung kỹ năng mềm, đặc biệt là khả năng thích ứng với các tình huống tác động khách quan để có thể nhanh chóng chuyển đổi phương thức làm việc.

David Deming, Giáo sư về chính sách công tại Harvard Kennedy School đưa ra lời khuyên: “Không phải lúc nào bạn cũng có thể lựa chọn công việc đầu tiên theo ý muốn trong những thời điểm như thế này nhưng hãy chú ý tìm kiếm cơ hội để sớm leo lên nấc thang trong sự nghiệp. Làm việc chăm chỉ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, tìm kiếm cơ hội để thăng tiến và chuyển sang những ngành có thể phù hợp hơn với mình”.

Đọc thêm

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách Nhìn ra thế giới

Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách

TTTĐ - Mùa hè này, quốc đảo Singapore sẽ mang đến hàng loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Xem thêm