Tag

Nơi đảo tiền tiêu Lý Sơn

Muôn mặt cuộc sống 14/02/2024 08:00
aa
TTTĐ - Là một trong những đảo tiền tiêu của Tổ quốc, huyện đảo Lý Sơn có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh. Những năm qua, cùng với việc phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng cho phát triển kinh tế nhanh và bền vững, Huyện luôn quan tâm, chăm lo xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Quà tặng các em nhỏ đảo Lý Sơn Lý Sơn cung ứng tỏi chế biến nước mắm Nam Ngư ớt tỏi Lý Sơn

Bước chuyển mình

Trong chuyến đi thực tế của Hội Nhà báo TP Hà Nội mới đây, tôi được cô bạn ở báo An ninh Thủ đô kể về cuộc sống của đảo Lý Sơn cách đây khoảng chục năm về trước. Đó là một Lý Sơn với hệ thống giao thông vận chuyển ra đảo chỉ có một loại hình duy nhất là chiếc tàu thủy từ đất liền ra đảo, ngày chỉ có 1 chuyến, giờ tàu không cố định.

Những năm đó, hệ thống dịch vụ du lịch còn thiếu và yếu, trên đảo chỉ vỏn vẹn khoảng 70 buồng phòng phục vụ khách du lịch, không có cơ sở lưu trú du lịch nào đạt tiêu chuẩn sao để có thể đón khách du lịch có khả năng chi trả cao hoặc khách du lịch quốc tế.

Nơi đảo tiền tiêu Lý Sơn
Hội Nhà báo TP Hà Nội trao quà lưu niệm cho Bộ Chỉ huy BP tỉnh Quảng Ngãi

“Chưa nói tới việc thiếu những nhà hàng sang trọng, chế biến những món ăn ngon từ hải sản để phục vụ trực tiếp cho khách du lịch mà ngay cả dịch vụ vui chơi giải trí đơn giản để phục vụ khách cũng gần như không có. Ngay cả một số bãi tắm cũng không đạt yêu cầu…”, cô bạn tôi kể.

Từ một hòn đảo xa xôi, thiếu cơ sở vật chất với lượng khách trung bình mỗi năm chỉ khoảng từ 5.000-7.000 lượt thì những năm gần đây, con số này đã nhảy vọt lên hàng trăm ngàn lượt/năm. Những hình ảnh thiếu thốn điện nước, phương tiện, dịch vụ cũng chìm dần vào quá khứ.

Thay vào đó, những con đường rộng thênh thang tấp nập du khách, những con tàu cao tốc kéo còi, nhả khói trên nền biển xanh thẳm hối hả đưa đón du khách đến với huyện đảo Lý Sơn là hình ảnh trở nên quen thuộc đối với người dân nơi này.

Nơi đảo tiền tiêu Lý Sơn
Đoàn công tác báo chí TP Hà Nội chụp ảnh lưu niệm với chỉ huy Đồn BP Lý Sơn

Tiếp đoàn công tác của Hội Nhà báo thành phố Hà Nội, bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn phấn khởi cho biết: “Trong năm 2023, huyện Lý Sơn tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hạ tầng phát triển du lịch; tạo cảnh quan, môi trường; đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá về du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang mạng xã hội; tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao kích cầu du lịch năm 2023 với nhiều hoạt động phong phú, thu hút lượng khách du lịch đến với Lý Sơn.

Nơi đảo tiền tiêu Lý Sơn
Tuần tra đường ven biển

Một nét mới là huyện phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh xây dựng Đề án phát triển du lịch Lý Sơn thành trung tâm du lịch biển đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; thống nhất Công ty cổ phần đường chạy xanh GREENPATH,.JSC tổ chức chuỗi sự kiện thể thao hằng năm, 5 năm và tổ chức thường niên giải chạy bán Marathon đảo Lý Sơn; xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động giao lưu, hợp tác với tỉnh Jeju tại Quảng Ngãi trong năm 2024; xin chủ trương tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao kích cầu du lịch năm 2024.

Năm 2023, khách du lịch đến Lý Sơn ước khoảng 170.000 lượt khách, tăng 126% so với năm 2022 (35.000 lượt khách), đạt 85% kế hoạch năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 38.000 triệu đồng/người/năm”.

Nơi đảo tiền tiêu Lý Sơn
Cổng Tò Vò - nét đẹp tự nhiên của đảo Lý Sơn

Nói đến Lý Sơn, người ta thường liên tưởng tới Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải do Chúa Nguyễn Phúc Tần tổ chức từ đầu thế kỷ XVII, vừa đánh bắt hải sản vừa thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đã trở thành một lễ hội dân gian tiêu biểu của cư dân đảo để tưởng nhớ công ơn những người lính Hoàng Sa, Trường Sa.

Tiếp nối tinh thần của cha ông đi trước, ngày nay, ngư dân Lý Sơn nổi tiếng với sự can trường trong quá trình vươn khơi bám biển bảo vệ chủ quyền, giúp gia đình và quê hương phát triển kinh tế.

Theo phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2024 mà huyện đã đề ra, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế phấn đấu đạt 2.282 tỷ đồng (Thương mại dịch vụ đạt 1.073 tỷ đồng; nông nghiệp đạt 982 tỷ đồng; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 226 tỷ đồng).

Tăng cường công tác quốc phòng, an ninh

Theo lãnh đạo Huyện ủy Lý Sơn, địa phương thường xuyên nắm chắc tình hình, nhận định, đánh giá sát đúng các tình huống có thể xảy ra, đặc biệt là vùng trời, vùng biển, đảo, biên giới biển, không gian mạng. Tích cực chuẩn bị, tổ chức chu đáo, toàn diện về mọi mặt, thực hiện diễn tập chặt chẽ, bảo đảm an toàn theo kế hoạch diễn tập khu vực phòng thủ huyện hằng năm.

Nơi đảo tiền tiêu Lý Sơn
Cán bộ, chiến sỹ biên phòng tặng cờ ngư dân

Ban Thường vụ Huyện ủy Lý Sơn đã kịp thời quán triệt triển khai các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng liên quan đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh về các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Tổ chức các lớp giáo dục chính trị, tăng cường cung cấp thông tin thời sự trong nước và thế giới thông qua hoạt động của Câu lạc bộ Thông tin thời sự Lý Sơn. Tuyên truyền, khuyến khích Nhân dân kiên cường bám biển vừa đánh bắt phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo vệ chủ quyền biển, đảo, không xâm phạm vùng biển nước ngoài...

Nơi đảo tiền tiêu Lý Sơn
Chiến sỹ Đồn BP Dung Quất đọc báo Tuổi trẻ Thủ đô

Huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo 35 và thường xuyên định hướng và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, đặc biệt là công tác bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Theo dõi, kịp thời phát hiện, xử lý ngăn chặn những tin xấu, độc hại ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của địa phương...

Thực hiện Nghị quyết số 867/NQ-UBTVQH14, ngày 10/01/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Lý Sơn không còn chính quyền cấp xã, huyện đã chủ động rà soát, điều chỉnh các phương án, kế hoạch sẵn sàng chiến đấu trong khu vực phòng thủ.

Đồng thời, huyện tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác huấn luyện, diễn tập khu vực phòng thủ huyện, chuẩn bị đầy đủ và tổ chức luyện tập nghiêm túc các phương án ứng phó bão, phòng, chống, chữa cháy rừng, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, không để bị động. Qua đó, năng lực lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương, trình độ tổ chức chỉ huy của đội ngũ cán bộ, khả năng phối hợp hiệp đồng, bảo đảm của các cấp, ngành, lực lượng trong xử lý tình huống tác chiến được nâng cao.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với truyền thống yêu nước, sự năng động, sáng tạo và khát vọng phát triển, quân và dân Lý Sơn tiếp tục phấn đấu xây dựng Huyện mạnh về kinh tế, vững về quốc phòng, an ninh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Huyện đảo Lý Sơn có diện tích tự nhiên 10,390km2, dân số khoảng 22.174 người. Ngày 25/3/2020, huyện Lý Sơn giải thể các đơn vị hành chính 3 xã và là huyện duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi không có cấp xã. Toàn huyện có 6 di tích Quốc gia, 2 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và 19 di tích cấp tỉnh, bên cạnh đó còn nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật, cơ sở thờ tự, tôn giáo, tín ngưỡng đã được kiểm kê.

Đọc thêm

Xúc động chứng kiến phút truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Xúc động chứng kiến phút truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Đúng 13h ngày 26/7, Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu, nghi thức diễn ra tại Nhà Tang lễ Quốc gia (TP Hà Nội). Ở Hội trường Thống Nhất (TP HCM), nhiều người dân lặng người, bật khóc khi chứng kiến giây phút đưa tiễn đồng chí Tổng Bí thư.
Người dân tạc tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân tạc tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - 12h30, ngày 26/7, tuyến đường Lê Đức Thọ (Hà Nội) đã dường như chật kín người dân. Bức tượng tạc hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đặt trang nghiêm, kê cao trên bàn phủ vải đỏ. "Bức tượng y như thật, mang thần thái của vị Tổng Bí thư trong lòng dân" - nhiều người dân đứng vây quanh bức tượng cảm thán!
Biển người nghẹn ngào tiễn đưa Tổng Bí thư về với đất Mẹ Muôn mặt cuộc sống

Biển người nghẹn ngào tiễn đưa Tổng Bí thư về với đất Mẹ

TTTĐ - Dưới cái nắng nóng oi ả của Thủ đô Hà Nội, dòng người vẫn ùn ùn kéo về Nhà tang lễ Quốc gia (số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội) để viếng, tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không ai thấy mệt mỏi, hàng nghìn trái tim chung một niềm thổn thức, chỉ một lòng muốn được vào vĩnh biệt người lần cuối.
Gần 70.000 người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP HCM Nhịp sống phương Nam

Gần 70.000 người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP HCM

TTTĐ - Trải qua 2 ngày diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (25 - 26/7), tại Hội trường Thống Nhất (dinh Độc Lập, TP HCM) đã có gần 1.000 đoàn đến viếng, với gần 70.000 lượt người.
Kon Tum: Đồng bào Xơ Đăng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Kon Tum: Đồng bào Xơ Đăng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Trong sáng ngày 26/7, 86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng tại huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) đã tổ chức tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trái tim ấm áp  của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên Xã hội

Trái tim ấm áp của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên

TTTĐ - Trong ngõ chợ Khâm Thiên (Hà Nội) rất nhiều người ấn tượng với hình ảnh “cô gái bán trứng” Trịnh Thị Thủy cùng nụ cười luôn rạng rỡ trên môi. Mặc dù căn bệnh quái ác từ chất độc da cam khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng tinh thần lạc quan và mong muốn được lan tỏa yêu thương đã giúp chị Thuỷ vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
"Mây trắng Xứ Đoài" tiễn đưa "Bác Trọng" vân du Muôn mặt cuộc sống

"Mây trắng Xứ Đoài" tiễn đưa "Bác Trọng" vân du

TTTĐ - Đối với các huyện Thạch Thất, Ba Vì và Thị xã Sơn Tây (vẫn thường được gọi là Xứ Đoài xưa), hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn gần gũi, đáng kính. Sự ra đi của "Bác Trọng" để lại niềm tiếc thương khôn xiết cho Đảng viên, Nhân dân Xứ Đoài.
Dòng người như vô tận tiễn biệt Tổng Bí thư sáng 26/7 Muôn mặt cuộc sống

Dòng người như vô tận tiễn biệt Tổng Bí thư sáng 26/7

TTTĐ - Sáng 26/7, hàng nghìn người dân đã có mặt tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông và Nhà văn hoá thôn Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh) xếp hàng, nhiều người thậm chí đã thức trắng đêm kiên nhẫn chờ xếp hàng với chung một mong muốn sớm được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tiễn biệt Tổng Bí thư.
Siết chặt an ninh tại nơi an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Siết chặt an ninh tại nơi an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Ngay từ sớm, lực lượng Công an TP Hà Nội đã triển khai phương án chốt trực ở khu vực Nghĩa trang Mai Dịch (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) - nơi an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
TP HCM: Người dân kiên nhẫn chờ viếng Tổng Bí thư Nhịp sống phương Nam

TP HCM: Người dân kiên nhẫn chờ viếng Tổng Bí thư

TTTĐ - Ngày cuối cùng được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, rất đông người dân tại TP HCM đã tranh thủ sắp xếp công việc, xếp hàng từ sớm trước cổng Dinh Độc Lập, đợi đến lượt vào viếng cố Tổng Bí thư.
Xem thêm